Đâu là con trâu, cái cày của Đức Phật?
Có một lần đức Phật đang đi khất thực, một bác nông dân chặn đường lại hỏi:
- Này ông thày. Tôi là một nông dân, mỗi ngày phải lam lũ bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có được hạt lúa để ăn. Ông ngày nào cũng đi hết xóm này, nhà nọ. Lo mà về đi cấy cày mà ăn.
Đức Phật mỉm cười:
- Thưa ông tôi đang là nông phu, tôi đang đi cày cấy đây.
Người nông dân hỏi. Ông là nông phu thế thì con trâu của ông đâu? Cái cày đâu? Phân bón của ông đâu?
- Tâm tôi là mảnh đất, trí tuệ của tôi là cái cày. Sự nỗ lực không mệt mỏi của tôi là con trâu và lòng từ bi là hạt giống. Mỗi ngày ông đi cày đi cấy, gặt lúa ông có được là để nuôi thân và nuôi gia đình.
Còn hạt giống tôi cày cấy đêm ngày là để xoa giải tình thương đến tất cả mọi loài, mọi chúng sinh, giúp mọi người được thương yêu nhau, dẹp bỏ những tham lam sân hận và ghen ghét. Gột rửa những uế tâm, những mê lầm có trong tâm thức để đem lại cuộc sống bình an thịnh vượng cho xã hội đầy phiền não này.
Khi nghe đức Phật nói như thế thì bác nông dân sững lại và xin làm đệ tử.
Nguyên tắc 1: Giữ tâm trong sáng
Việc làm ăn kinh doanh có vô số phương thức khác nhau và ai cũng có cách riêng để làm giàu ví dụ như có người chọn cách lọc lừa để giàu nhanh nhưng lại không vững bền. Ngược lại, ai chọn phương thức làm giàu chân chính bằng tâm trong sáng thì mọi việc đến chậm nhưng kết quả lại lâu dài, thậm chí trường tồn.
Không phải cứ lừa lọc mới có thể làm giàu, chỉ là bạn sẽ chọn kinh doanh chân chính hay không mà thôi. Con người ta thường dễ bị cám dỗ bởi cái lợi trước mắt mà quên đi cái lợi lâu dài. Họ thường tin rằng: Thà một chút huy hoàng rồi chợt tắt còn hơn le lói tới trăm năm.
Sẽ có phần phân vân rằng nếu nói tinh thần đạo Phật là giữ tâm trong sáng thì điều gì cũng phải nói ra hết thì làm sao kiếm lời đây. Thực ra cái gì cũng nói là ngốc nghếch, ở đây chỉ cần mục đích làm ăn không phải vì muốn hại người, có thể an tâm kê gối ngủ mỗi tối, miễn là lương tâm và cách thể hiện lời nói sao cho có hiệu quả lương thiện chứ không phải cứ nói thật mà lại có thâm ý hại người.
Bạn có thể nghe câu chuyện sau để hiểu thêm:
Một nhà sư đang ngồi thiền trong rừng thấy một con nai chạy ngang qua, sau đó có mấy người thợ săn đến hỏi nhà sư có thấy con nai chạy ngang qua đây không. Nhà sư đứng dậy và nói: “Đứng đây ta không thấy con nai nào cả”.
Lời nói có vẻ như dối nhưng lại thật vì khi ngồi thì thấy chứ khi đứng đâu có thấy!
Nói dối hay nói thật không quan trọng bằng việc lời nói hành động đó có xuất phát từ tâm sáng, thiện lương hay không.
Triết lý kinh doanh với tâm trong sáng của Phạm Nhật Vượng |
Nguyên tắc 2: Tự lợi và lợi tha
Đó chính là lý do nhiều người kinh doanh cùng ngành với nhau còn cùng hỗ trợ nhau cùng phát triển, đó mới là phương pháp bền vững tốt đẹp.
Thế nhưng tâm lý cạnh tranh, muốn hạ đối thủ bằng những trò hèn hạ ngày nay vẫn không thiếu. Thế nhưng đối thủ lớn nhỏ, nhiều như cỏ dại mọc ngoài kia, hết kẻ này tới kẻ khác thì liệu ta có thể đủ sức diệt được hết không?
Nếu biết cách biết kẻ thù thành bạn, biết hợp tác cùng có lợi thì đôi bên cùng tiến bộ sẽ còn tốt hơn là phí hoài công sức đi tìm cách diệt kẻ khác còn bản thân mình cứ thế mà lùi lại phía sau và tự huyễn hoặc rằng mình là nhất vì không có ai hơn.
Kinh doanh theo giáo lý nhà Phật là lấy hạnh phúc con người và hòa hợp với thiên nhiên làm mục tiêu chủ đạo.
Nguyên tắc 3: Phương tiện cứu cánh
Ta cũng chỉ đang kiếm tiền về để mua vật chất đem lại an vui, hạnh phúc cho mình và người thân, giúp đỡ nhiều người hơn phải không nào?
Vì thế, đừng xem tiền là mục tiêu mà quên đi hạnh phúc mới là đích đến cuối cùng. Ngoài việc kiếm tiền thì cũng cần biết tận hưởng được những hạnh phúc bên người thân yêu.
Bạn hãy nhớ rằng: "Có tiền ta có thể mua được nhà nhưng không mua được tổ ấm.
Có thể mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian.
Có thể mua được gường nhưng không mua được giấc ngủ.
Có thể mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe.
Có thể mua được địa vị nhưng không mua được sự trọng nể."
Vì thế, chỉ nên xem mục đích kinh doanh, kiếm tiền là phương tiện thôi, đừng để chúng cướp đi cả hạnh phúc vốn có của bạn đấy nhé.
Nguyên tắc 4: Tính vô thường
Sự thật là cuộc sống này thay đổi khó lường và ta chẳng thể nào nắm bắt, dự đoán được mọi tình hình có thể diễn ra. Hôm nay ta có đó nhưng ngày mai mất tất cả vẫn là điều có thể xảy ra. Do đó, thay vì cố gắng giành giật mọi thứ về mình bằng mọi giá mà nên biết thuận tự nhiên.
Nếu có làm ăn thuận lợi thì cũng phải biết chuẩn bị cho những ngày khó khăn có thể tới. Nếu có làm ăn thất bại thì tin rằng ngày mai sẽ khác, đừng vì đau khổ, tuyệt vọng quá đến nỗi tìm đến cái chết thì hết sức đáng tiếc.
Hiểu được nguyên tắc của Đức Phật trong kinh doanh này bạn sẽ cảm thấy vững tin hơn trong bất cứ cơ hội đầu tư nào để biết rằng, dù ta hi vọng kết quả triển vọng nhất có việc đầu tư của mình nhưng không quên biện pháp phòng ngừa rủi ro khi điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Như thế, ta sẽ chẳng bao giờ chủ quan hay tự mãn và tuyệt đối tránh được tâm lý: Được ăn cả, ngã về không, vì chỉ cần 1% rủi ro có thể xảy ra thì ta cũng có thể mất tất cả.
Nguyên tắc 5: Tính nhân quả
Thực ra, trong việc kinh doanh chúng ta càng phải ghi nhớ, khắc cốt ghi tâm điều này vì thực tế chỉ cần một việc làm tốt hay xấu khi làm ăn không chân chính thì chúng sẽ tạo ra vô số hệ quả khó lường cho hiện tại và cả về sau này mà không ai có thể tính toán hết được.