(Lichngaytot.com) Đây là những việc làm giúp hóa giải tội lỗi rất đơn giản mà ai cũng làm được, nó xua tan bớt những nghiệp chướng còn tồn đọng trong cuộc đời mỗi người.
1. Thấy người gặp nạn thì ra tay cứu giúp
Cứu người là việc thiện lớn nhất |
Khi người khác gặp nạn, chúng ta phải kịp thời giúp đỡ, giống như cứu con cá đang bị mắc cạn vậy, đây chính là việc làm giúp hóa giải tội lỗi.
Cứu một mạng người hơn xây 7 tòa tháp. Trên thế gian không có gì quý giá hơn sinh mạng của con người. Cổ nhân nói sinh mệnh có mối quan hệ mật thiết với Trời bởi vì sinh mệnh của con người là do Trời ban cho và định sẵn từ trước. Vì thế từ xưa đến nay, giết người là tội ác lớn nhất, còn cứu người là việc thiện lớn nhất!
Ngày nay nhiều người không còn quý trọng mạng sống của người khác, thậm chí không coi trọng mạng sống của bản thân.
Hậu quả là những chuyện sát nhân, thuê giết mướn, phá thai, tự tử… xảy ra ngày càng phổ biến hơn. Những việc làm đó đều sẽ phải gánh chịu quả báo cực kỳ nặng nề.
2. Kính trọng người già và thương xót người nghèo
Khi nhìn thấy người già, chúng ta nên kính trọng và thương xót, nhưng cũng không nên ghét bỏ.
Con người chúng ta được sinh ra, lớn lên và sẽ đến một ngày già đi, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên không thể thay đổi được, sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ già đi như họ.
Khi thấy người nghèo cũng đừng vội chê bai, cười nhạo người ta. Thương thay cho những người nghèo khó!
Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, mà riêng họ phải thường chịu cảnh đói thiếu, rét lạnh. Người ta ai cũng muốn được vừa lòng thích ý, mà riêng họ phải thườngchịu cảnh khốn khổ.
Tuy rằng nguyên nhân của sự nghèo đói phần lớn cũng do nghiệp báo đời trước của người ấy tự tạo, nhưng nếu như ta có khả năng cứu giúp mà lại không ra tay cứu giúp, chẳng phải là dạy cho con cháu sau này không biết thương yêu nhau đó sao?
3. Nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi
Đối với những trẻ mồ côi, góa bụa, nghèo khó, chúng ta phải thông cảm với họ, nếu như không thể nhận nuôi thì nên cố gắng hết sức để quan tâm, chăm sóc họ.
Nhiều người bây giờ làm từ thiện bằng cách đến thăm các trại trẻ mồ côi, nấu ăn, quyên góp hiện vật, tiền bạc để nuôi trẻ, làm như vậy thì phước báu cực kỳ lớn.
Người mà nhận nuôi trẻ mồ côi, bị bỏ rơi có tấm lòng vô cùng lương thiện, nhân ái, giải trừ được nghiệp chướng, tăng thêm phúc lộc cho gia đình.
Rõ ràng, phước đức không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình đầu tư của mỗi cá thể trong việc thực thi đời sống tu tập tự thân hướng nội, sống đúng Chánh pháp và làm các việc hữu ích cho đời.
4. Giúp đỡ cho người vô gia cư
Những người xa quê, một khi hết tiền, hết của ăn, không có người thân còn bơ vơ hơn cả những người nghèo ở địa phương.
Nếu chúng ta giúp đỡ họ vào lúc này, tuy số tiền có thể không nhiều nhưng đối với họ, nó sẽ giúp họ giải quyết được những vấn đề lớn.
Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no, khi đã khá giả, tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ (dù chỉ là tài sản nhỏ xíu). Nếu làm được điều trên, bạn chính là 1 trong 3 kiểu người được Phật Bồ Tát quý nhất.
5. Thuyết phục người khác làm điều tốt
Thuyết phục người khác làm nhiều việc thiện cũng chính là tích phúc cho bản thân, nếu thuyết phục được một người làm bớt một việc sai trái thì không những đối phương được lợi mà mình cũng được phước báo.
Làm việc thiện, quan trong nhất không phải là làm việc lớn hay việc nhỏ mà cốt ở cái tâm của người. Cái đáng quý của người làm việc thiện là có lòng thương yêu đồng loại, quan tâm san sẻ khó nhọc với những người xung quanh.
Giúp đỡ người khác tức là đang giúp chính mình. Chúng ta nên nhớ rằng,chúng ta không sống một mình, chúng ta sống với mọi người xung quanh.
6. Giúp đỡ bà con làng xóm
Khi gia đình giàu có, đừng hưởng thụ một mình mà hãy giúp đỡ những người cần giúp đỡ như bà con nghèo xung quanh nơi mình đang ở.
Khi thấy họ gặp khó khăn, nếu có khả năng thì giúp đỡ bạn bè bà con lối xóm xung quanh, còn không thì tìm mọi cách giúp đỡ mọi người cùng vượt qua khó khăn bằng sức lực cũng được.
Nhiều nhà sống vô tâm, suốt ngày chỉ biết soi mói hàng xóm láng giềng, sân si từng chút một thì còn lâu mới có phước, nên nhớ tu miệng trước khi tu thân để đời đời hưởng phúc.
Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau chứ không phải hàng xóm thấy nhà người ta gặp nạn thì cười hả hê, chê bai là không tốt.
Đừng chỉ nghĩ cho bản thân khi thấy người khác gặp chuyện, hãy đặt mình vào vị trí của người khác và nghĩ nhiều hơn về luật nhân quả.
Người ích kỷ đi đâu cũng thích sống một mình thì không ai muốn kết giao với mình, không ai sẵn lòng giúp đỡ mình, chỉ những người không màng lợi ích cá nhân, cống hiến quên mình mới giành được sự tôn trọng và tín nhiệm của người khác.
7. Làm ăn sòng phẳng, không làm việc trái pháp luật
Bạn làm bất cứ công việc gì cũng được, lao động là vinh quang, không có nghề nào sang và nghề nào hèn cả, chỉ có những nghề đi trái với pháp luật mới đáng bị xem thường.
Nhiều người đi làm cũng phải khiêm tốn, không nên so bì hay ức hiếp, chơi đểu đồng nghiệp, lừa gạt khách hàng, làm như vậy nghiệp chướng cực kỳ lớn.
Khi kinh doanh, bạn phải công bằng và trong sạch, nhiều người bán sản phẩm kém chất lượng làm hại khách hàng, giở nhiều chiêu trò để kiếm tiền lời mà không nghĩ đến hậu quả về sau thì rất khó để tồn tại về lâu về dài.
8. Tặng thuốc cho người ốm, mua nước cho người đang khát
Khi một người nghèo đau ốm, không có tiền chữa trị là lúc đau đớn và khó chịu nhất, lúc này điều cần thiết nhất là đơn thuốc và dược liệu, đưa đơn thuốc hay dược liệu cho người ấy mà bạn không quan tâm về lợi ích của bản thân thì công đức cực kỳ lớn.
Thời xưa, người ta đi đường dài chủ yếu là đi bộ, người xưa nhân hậu thường pha trà cho người qua đường trước rồi để cửa nhà hoặc dưới bóng cây hai bên đường để giải tỏa cơn khát, việc làm này là việc làm tốt mang lại phước báu lớn lao.
9. Tặng kinh sách cho mọi người
Tất cả kinh sách của các bậc hiền triết và đại đức đều nhằm thuyết phục mọi người làm việc thiện và giúp chúng sinh phá bỏ vọng tưởng và trở nên giác ngộ, vì vậy in ấn kinh sách hoặc tặng kinh sách là việc làm tốt, phát nguyện, hướng thiện cho mọi người xung quanh mình.
10. Thắp đèn, dọi đèn soi đường cho người đi đường
Mặc dù ở thành phố, nông thôn bây giờ đa số các nơi đều đã có đèn đường nhưng nhiều nơi vẫn chưa có đèn đường nên bạn có thể đặt đèn sáng ở những nơi khó đi vào ban đêm để dẫn đường cho người đi đường.
Đừng chỉ nghĩ đến tiền điện, công đức của việc làm này rất lớn lao, thắp đèn để cho người khác đỡ ngã xe hoặc bớt sợ hãi, tránh được nhiều mối nguy hiểm trong đêm tối. Tiền tài cho đi thì lòng người sẽ đến, tham lam của cải càng nhiều thì phúc càng ít.
11. Tu dưỡng tâm trí và thể chất
Để tích phước, ngoài việc làm việc thiện, bạn cũng có thể chọn cách sửa đổi tính cách để ít phạm lỗi, đây thực sự là tích phước, nếu bạn làm ít nghiệp xấu thì bạn sẽ tăng phước cho mình.
Sinh ra là con người, nên cống hiến sức lực có hạn để trau dồi đạo đức, đóng góp nhiều hơn cho đất nước và xã hội, chỉ có như vậy cuộc sống mới có giá trị và ý nghĩa.
Người kiêu căng, ngạo mạn, ngay cả trẻ em cũng phải coi thường, người như thế sẽ luôn gặp tai họa khôn lường. Chỉ những người khiêm tốn, khiêm tốn mới được người khác kính trọng, ngày càng có nhiều phúc khí.
Mời bạn tham khảo thêm tin cùng chuyên mục: