Bái Bồ Tát, học thành Phật

Thứ Năm, 09/06/2016 09:05 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Bồ Tát trong Phật giáo mang ý nghĩa bảo hộ bình an, tiêu tai giải nạn, là vị thánh cứu cánh cho bất cứ người nào tin vào sự mầu nhiệm của Phật pháp. Mỗi vị Bồ Tát đại diện cho một khía cạnh trong cuộc sống, phản ánh ước mơ của con người.


► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm

 
1. Di Lặc Bồ Tát: bao dung, vui mừng
 
Nhiều người thường thờ Di Lặc Bồ Tát như một vị Thần Tài vì ông có khuôn mặt vui vẻ, hình dáng đầy đặn.Di Lặc Bồ Tát thường được tạo hình là vị hòa thượng bụng phệ đang tươi cười, tay cầm một chiếc túi lớn. Thực chất, ngài là tượng trưng của sự bao dung, hòa ái, từ bi, lấy vui mừng để tiếp đãi tất thảy chúng sinh, lấy tâm thanh tĩnh để tươi cười với cuộc sống.
 
2. Đại Tạng Bồ Tát: hiếu thuận, cung kính
 
Địa Tạng Bồ Tát là hiếu thân tôn sư của Phật giáo, cho nên bộ thứ nhất trong “Địa Tạng kinh” chính là “Hiếu kinh”. Bất cứ thuộc tông phái nào, pháp môn nào thì đều coi hiếu thân tôn sư làm khởi đầu. Từ hiếu kính cha mẹ, mở rộng tới hiếu kính tất cả chúng sinh là điều mà vị Bồ Tát này muốn tất cả chúng Phật tử thấu hiểu.
 
 
Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, trợ giúp chúng sinh thoát khỏi phiền não và thống khổ. Từ bi hết thảy, thương hại hết thảy, cứu hộ hết thảy chúng sinh, chính là đại từ đại bi. Bái Bồ Tát, chính là lấy Bồ Tát làm tấm gương, tự dưỡng bi tâm, tạo phúc cho xã hội. Bởi, hại người chính là hại mình, giúp nhân chính là giúp mình, lợi người tự nhiên hữu ích chính mình, bảo vệ người khác, mới là thật yêu chính mình.
 
4. Văn Thù Bồ Tát: trí tuệ, thiện xảo 

 
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đại biểu cho trí tuệ lớn, sự viên mãn của trí tuệ, không bị mê hoặc hay xử trí theo cảm tính. Phật môn có câu: “Từ bi là gốc rễ, giàu có là cánh cửa”, nhưng cũng nói “từ bi nhiều tai họa, giàu có ra hạ lưu”. Bởi thế, nên cần có trí tuệ làm cơ sở thì từ bi, giàu có mới đi đúng hướng, mới có thể thiện xảo, tức là khéo léo một cách thiện tâm. Bái Bồ Tát, chính là học tập ngài để khai phá trí tuệ, thái độ đối nhân xử thế cho thích hợp.
 
5. Phổ Hiền Bồ Tát: ứng dụng, thực tiễn
 
Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho thực tiễn, đem hiếu kính, từ bi, trí tuệ ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chúng ta mặc quần áo, ăn cơm, học tập công tác, đối nhân xử thế, đều có thể đem hiếu kính, từ bi, trí tuệ ứng dụng vào. Bái Bồ Tát học thành Phật, chính là học tập cách ứng dụng tốt nhất, thích hợp nhất.
 
Trần Hồng