Lễ cúng giao thừa (còn gọi là lễ Trừ tịch) là một nghi thức quan trọng không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Lễ vật, mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời không giống nhau. Đặc biệt là mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời không thể thiếu muối gạo.
1. Cúng muối gạo đêm giao thừa 2020 - Ý nghĩa linh thiêng
- Gạo muối gắn liền với đời sống:
- Gạo muối để cúng thí thực chúng sinh
- Cúng gạo muối để tỏ lòng biết ơn:
2. Năm Chuột cúng gạo, cả năm như "Chuột sa chĩnh gạo"
Ai cũng biết năm 2020 là năm Canh Tý, là năm Chuột, con vật đứng đầu trong bộ 12 con giáp, là biểu tượng của sự nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, chuột còn thể hiện sự sung túc, đủ đầy.
Thóc gạo chính là thực phẩm yêu thích của loài chuột. Vậy nên dân gian mới có câu "Chuột sa chĩnh gạo", mang ý nghĩa sự no đủ, không bao giờ bị thiếu thốn, đói rách.
Chính vì thế, việc cúng muối gạo vào đêm giao thừa năm Canh Tý không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng, mà còn rất tốt về mặt phong thủy tài lộc.
Thị trường đồ phong thủy ngày Tết cũng đang sôi động với biểu tượng "Chuột sa chĩnh gạo" được dát vàng để cầu may mắn về tiền bạc, hướng tới 1 năm no đủ.
Tượng phong thủy "chuột sa chĩnh gạo" được tạo hình chuột mẹ và hai chú chuột con vây xung quanh chĩnh gạo bằng vàng, phía dưới đắp chữ "Phúc", đang là "hàng hot" được nhiều người dân săn lùng để mua trưng bày dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý.
3. Một vài lưu ý quan trọng về việc cúng gạo muối
Ngoài cúng gạo muối đêm giao thừa 2020, hai lễ phẩm này cũng xuất hiện trên bàn thờ gia tiên ngày Tết, tùy vào phong tục tập quán của từng vùng miền.
Nhiều gia đình thường cúng gia tiên, chúng sinh bằng gạo và muối vào dịp cuối năm và đầu năm mới để thể hiện sự biết ơn với tổ tiên, "vong linh" được no đủ.
Để gạo, muối trong hũ hay bày ra đĩa?
Hũ muối nói lên ước nguyện mong muốn cuộc sống sạch sẽ, luôn đủ mạnh mẽ và ngày càng hưng thịnh. Còn hũ gạo là một cách thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, biết ơn những vị Thần Phật đã ban cho chúng ta một nền văn minh lúa nước.
Việc rải gạo muối sau khi cúng như thế nào?
Sau khi cúng giao thừa, gia tiên:
Như đã nêu phía trên, việc rải gạo muối có 2 cách hiểu, 1 là cho cô hồn, 2 là động tác gieo mùa truyền thống.
Tùy từng phong tục tập quán vùng miền mà việc rắc rải gạo, muối sau khi cúng giao thừa hay cúng gia tiên ngày Tết có sự khác biệt. Có nơi lưu giữ lại gạo muối đã cúng trong suốt 1 năm (trừ khi bị mốc hỏng). Cũng có nơi rắc muối ra phần đất đang sinh sống nhằm mục đích trừ tà, còn giữ lại phần gạo.
Sau khi cúng thí thực cô hồn:
Sau khi cúng thí thực chúng sinh xong, muối và gạo cần được rải ra khắp nơi, bốn phương tám hướng xung quanh để chúng sinh đói khát có đồ ăn, không quấy nhiễu, cho gia chủ một năm mới yên bình, hanh thông.
Có quan điểm cho rằng, gạo và muối cúng chúng sinh cũng cần phải chia theo tỷ lệ 3 - 1 (ba phần gạo, một phần muối). Điều này xuất phát từ việc, gạo là thức ăn căn bản, con người hay chúng sinh ăn gạo nhiều hơn ăn muối. Hay muối ở đây đóng vai trò như gia vị trong thức ăn.