Xem ngày tốt bốc bát hương cuối năm 2018 để không phạm kỵ

Thứ Năm, 24/01/2019 09:54 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cuối năm 2018 ngày nào tốt để bốc bát hương, có nhất thiết phải bốc mới bát hương cuối năm, quy trình bốc bát hương cuối năm thế nào… Những thắc mắc này được Lịch Ngày Tốt giải đáp chi tiết phía dưới.

>> Xem ngày tốt KHAI TRƯƠNG, MỞ HÀNG, XUẤT HÀNH, hướng tốt xuất hành đầu năm 2019
TẾT 2019 nên mặc đồ màu gì để cả năm vận đỏ như son
 


1. Xem ngày tốt bốc lại bát hương cuối năm 2018

 

- Những loại bát hương trên bàn thờ

 
Trong quan niệm Phật giáo, bát hương (bát nhang) được coi là vật linh thiêng, dùng để thờ cúng trong gia đình.
 
Đây cũng chính là nơi để con cháu hướng về tổ tiên, nguồn cội, các vị thần linh để bày tỏ lòng hiếu thuận cũng như cầu mong sự bình an, thanh thản tâm hồn. 
 
Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương mới là đúng, thông thường gồm các loại bát hương trên bàn thờ gia tiên:
 
+ Bát hương thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.
 
+ Bát hương thờ Thần: Thờ Thổ công, long mạch, Thần Tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
 
+ Bát hương thờ gia tiên: Thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ.

 

- Xem ngày tốt bốc bát hương cuối năm 2018

 
Theo Lịch vạn niên, tại thời điểm cuối năm năm Mậu Tuất 2018, các ngày phù hợp để tiến hành bốc bát hương gồm:
 
- Ngày 26/1/2019 dương lịch (tức 21 tháng Chạp năm Mậu Tuất)
- Ngày 29/1/2019 dương lịch (tức 24 tháng Chạp năm Mậu Tuất)
- Ngày 30/1/2019 dương lịch (tức 25 tháng Chạp năm Mậu Tuất)
- Ngày 2/2/2019 dương lịch (tức 28 tháng Chạp năm Mậu Tuất)
- Ngày 3/2/2019 dương lịch (tức 29 tháng Chạp năm Mậu Tuất)
 
Vào những ngày trên có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên, tỉa chân nhang, bốc lại bát hương. 

Lưu ý: Để cẩn thận hơn nữa, các gia đình nên nhờ thầy chọn ngày giờ đẹp, hợp tuổi hợp mệnh gia chủ để tiến hành bốc lại bát hương.
 
 

2. Có nhất thiết phải bốc mới bát hương cuối năm?

 
Mỗi dịp năm hết Tết đến, các gia đình thường tiến hành việc lau dọn bàn thờ, sửa sang bát hương. 
 
Tuy nhiên, không ít người băn khoăn là khi dọn dẹp bàn thờ đón Tết có nhất thiết phải bốc mới bát hương hay không.
 
Theo các chuyên gia phong thủy hàng đầu, khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết không nhất thiết phải bốc lại bát hương mới sau mỗi năm. 
 
Theo Lịch Ngày Tốt, việc bốc lại bát hương chỉ cần thực hiện khi về nhà mới hoặc nếu gia đình có nhiều bát hương muốn gộp lại hoặc cần tách ra…
 
Những bát hương đã được sư thầy hay các vị thầy pháp, chuyên gia phong thủy bốc mà gia đình yên ấm, không xảy ra nhiều chuyện phiền phức thì không nhất thiết phải bốc lại.
 

Tỉa chân hương và bốc lại bát hương là 2 việc hoàn toàn khác nhau
 

Hiện nay không ít gia đình nghĩ rằng việc thay, tỉa chân hương với bốc lại bát hương là một. Nhưng đây là hai việc khác nhau. 
 
Bốc lại bát hương là tro cốt của bát hương đổ hết ra rồi rửa sạch bát hương hoặc mua mới để bốc lại. 
 
Còn thay chân hương là trong năm thắp hương hàng ngày làm bát hương đầy, tàn hương rơi xuống làm bụi bẩn bàn thờ. Lúc này sẽ tiến hành tỉa bớt chân hương, bỏ đi phần tro đầy và cho thêm tro mới còn cốt vẫn giữ.
 
Trong khi lau dọn bàn thờ, tỉa chân hương tối kỵ cầm cả bát hương đổ dốc tro, cốt ra rồi nhặt lại cốt thay tro mới.
 

Nên hay không lau dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo?

 
Không ít người cho rằng, chỉ sau khi tiễn ông Công ông Táo chầu trời (tức sau ngày 23 tháng Chạp) mới được phép lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang, còn trước đó tuyệt đối không được động vào bát hương, bài vị thờ cúng vì sợ động, khiến gia đạo bất hòa, việc làm ăn khó khăn.
 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, việc bao sái bàn thờ không chỉ thực hiện ở dịp Tết mà cần sạch sẽ quanh năm. Bất cứ lúc nào thấy bàn thờ chưa sạch cần khởi tâm xin phép lau dọn ngay hoặc thực hiện bao sái định kỳ.

 
Có những gia đình vì sợ “mất lộc” mà không tỉa chân hương, cứ để cho hương đầy đặn hết năm này qua năm khác. Họ nghĩ rằng, bát hương càng đầy chân và tàn hương rủ càng đẹp sẽ càng linh và có lộc.
 
Điều này là rất sai lầm. Việc để như vậy, bàn thờ sẽ không được sạch sẽ. Thậm chí, bát hương quá đầy mà vẫn cắm thêm đôi khi vô tình lại làm đổ bát hương, cháy bát hương, điều này không tốt hơn nhiều cho gia chủ.
 
Nếu có điều kiện, các gia đình cần thực hiện mỗi ngày đều phải lau dọn bàn thờ, giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ, thanh tịnh trang nghiêm.
 
Khi bao sái bàn thờ nên chú ý tỉa chân nhang để bàn thờ trông thoáng đãng, sạch sẽ, bát hương thanh tịnh.
 
Hết sức lưu ý, trong việc thờ cúng Phật và gia tiên, quan trọng là sự thanh sạch của lễ phẩm và tâm thành kính của gia chủ mới tạo nên giao cảm thiêng liêng và được ơn trên gia hộ.
 
BỐC BÁT HƯƠNG CUỐI NĂM 2018: Hiểu hết ý nghĩa, quy trình, văn khấn và những điều kiêng kị
Bốc bát hương cuối năm 2018 đang là nhu cầu của rất nhiều hộ gia đình vào thời điểm này. Vậy bạn đã hiểu rõ tất cả ý nghĩa, cách sắm lễ, quy trình và những
 

3. Quy trình bốc bát hương cuối năm chi tiết

 
1. Lau rửa sạch: Giã gừng cho vào rượu trắng, dùng khăn sạch nhúng rượu gừng và lau bát hương, để khô.
 
2. Chuẩn bị cốt: Cốt (tro đốt bằng rơm nếp, có bán tại các hàng mã) và một trong các thất bảo của nhà Phật (ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh... vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý).
 
Lưu ý, không nên cho giấy trang kim, hạt nhựa... bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù... của đạo gia, mật tông... vào bát hương vì sẽ gây ra trường khí âm bất lợi.

 
3. Bốc bát hương: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành bốc bát hương. Thông thường có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.
 
Bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Để cho yên tâm, Phật gia thường khuyên đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh, tử". Lần lượt đếm và bốc cho đến khi gần đầy miệng bát. Đặc biệt lưu ý, nắm cuối cùng dừng lại ở số "sinh".
 
Không dốc, đổ cho đầy bát hương, mà nên bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào thì trong đầu cũng phải nghĩ là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)".
 
Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.
 
4. Đặt bát hương lên ban thờ theo vị trí: Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
 
5. Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần một nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.
 
6. Sắp xếp: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã... ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi...) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.
 
Về văn khấn bốc bát hương hay lau dọn ban thờ ngày Tết, xem chi tiết TẠI ĐÂY!
 
Lưu ý:
 
- Khi thực hiện bao sái bàn thờ, các gia đình cần chuẩn bị chổi, khăn lau ban thờ chuyên dùng hoặc dùng khăn mới, chổi mới để làm.
 
- Người thực hiện (tốt nhất là nam giới trong nhà) cần tắm rửa sạch sẽ, sau đó thắp mỗi bát hương một nén xin phép được làm. Trình tự lau dọn từ trên cao xuống thấp. Số chân hương rút nên còn khoảng 3, 5, 7, 9 nén thì dừng lại. Sau khi bao sái xong cần thắp hương cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.
 
- Những đồ thờ cúng hay chân hương được tỉa sau bao sái cần lưu ý không vứt vào thùng rách hay ở những nơi ô uế. Những thức có thể đốt được thì nên đốt thành tro rồi đem thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây chứ không đem vứt lung tung.
 
T.H

Ngoài nội dung Xem ngày tốt bốc bát hương cuối năm 2018, đừng bỏ lỡ nội dung hữu ích về ngày tốt xấu các tháng năm Kỷ Hợi 2019!