Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

BỐC BÁT HƯƠNG CUỐI NĂM 2018: Hiểu hết ý nghĩa, quy trình, văn khấn và những điều kiêng kị

Thứ Hai, 21/01/2019 14:09 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bốc bát hương cuối năm 2018 đang là nhu cầu của rất nhiều hộ gia đình vào thời điểm này. Vậy bạn đã hiểu rõ tất cả ý nghĩa, cách sắm lễ, quy trình và những điều kiêng kị trong công việc này hay chưa? Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

>> Xem ngày tốt bốc bát hương cuối năm 2018 để không phạm kỵ

MỤC LỤC (Click vào từng mục để tới nội dung muốn xem nhanh nhất)

1. Có nên bốc bát hương cuối năm?
2. Xem ngày tốt bốc bát hương cuối năm 2018
3. Chọn người bốc bát hương cuối năm
4. Sắm lễ bốc bát hương cuối năm 2018
5. Quy trình bốc bát hương cuối năm 2018
6. Văn khấn bốc bát hương cuối năm 
7. Những điều cần chú ý khi bốc bát hương cuối năm 2018
8. Tỉa chân hương cuối năm 2018

1. Có nên bốc bát hương cuối năm

 
co nen boc bat huong cuoi nam 2018
 
Không ít người có quan niệm rằng, bát hương càng đầy chân hương, thậm chí càng um tùm thì càng linh thiêng, càng nhiều tài lộc.

Họ không có thói quen rút tỉa chân hương định kỳ mà để chúng um tùm, chân hương sau cắm lên chân hương trước thành tầng tầng lớp lớp, năm này qua năm khác. Tuy nhiên, quan niệm trên chỉ là suy đoán, không hề có căn cứ.

Tỉa chân nhang hay bốc bát hương là một trong những việc quan trọng nhất trong khâu dọn dẹp bàn thờ. Việc để bát hương quá đầy không chỉ khiến bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bẩn, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng. 

Theo Lịch Ngày Tốt, việc không tỉa chân hương, để bát hương quá đầy, khi thắp những nén hương tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước, như vậy việc thắp hương sẽ không còn ý nghĩa.

Hơn thế, bát hương mà có chân hương cao sẽ giống như cái cột “che mắt” thần linh, gia tiên, cũng giống như ta đang ngồi mà có vật gì chắn trước mặt sẽ cảm thấy rất khó chịu.
 

2. Xem ngày tốt bốc bát hương cuối năm 2018


Chọn ngày tốt để bốc bát hương cũng thường là những ngày Hoàng đạo để công việc thêm phần thuận lợi, mà sau này khi gia đình làm bất cứ việc gì cũng suôn sẻ hơn. Không nhất thiết phải đợi đến gần Tết mới tỉa chân hương trên ban thờ vì sợ phạm kỵ.

Nếu gia chủ bận rộn không tiến hành được vào ngày này thì cũng có thể chọn vào giờ Hoàng đạo. Tránh chọn ngày giờ bốc là ngày xung với tuổi của mình, bởi làm như vậy thì mai sau sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong công việc. 

Thường thì người ta hay chọn thời gian làm việc này là ngày giờ tốt trong tháng Chạp âm lịch, đa số trong khoảng từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp.
 

3. Chọn người bốc bát hương cuối năm


Mọi người thường nghĩ rằng, những ai phải cao minh như các bậc thầy hoặc pháp sư mới có thể bốc bát hương. Nhưng trên thực tế, ai cũng có thể thực hiện hành động này miễn là có tấm lòng chân thành. Tốt nhất là đích thân chủ nhân ngôi nhà bốc bát hương. 

Lưu ý, khi bốc bát hương cuối năm 2018 cần thành tâm, quần áo chỉnh tề và tay chân sạch sẽ.
 

4. Sắm lễ bốc bát hương cuối năm 2018


sam le de boc bat huong cuoi nam 2018
 
Gia chủ có thể sắm lễ tùy theo điều kiện gia đình hoặc phong tục của từng vùng miền, về cơ bản, lễ vật sẽ gồm:

- 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt
- 1 đĩa hoa quả theo mùa
- 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
- 3 chén rượu nhỏ
- 1 tách nước sôi để nguội
- 3 lễ tiền vàng
- 2 lọ hoa hai bên
 

5. Quy trình bốc bát hương cuối năm 2018


- Lau rửa bát hương sạch sẽ: Giã nhỏ gừng, cho rượu trắng vào, dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp rượu gừng này để lau bát hương, sau đó để khô tự nhiên.
 
- Chuẩn bị cốt: Cốt chính là tro bằng rơm nếp (hiện có bán sẵn tại các cửa hàng đồ thờ cúng, vàng mã). Bên cạnh đó, có thể cho thêm một trong các thất bảo của nhà Phật, ưu tiên đá quý, các loại ngọc như hổ phách, thạch anh, lưu ly... vì những vật phẩm này có trường khí cao.
 
Lưu ý: Không nên cho giấy trang kim, các loại hạt nhựa... bán sẵn ở các hàng mã. Tránh cho bùa chú, linh phù của đạo giáo, mật tông... vào bát hương, gây từ trường khí âm không tốt.
 
- Sau khi rửa tay sạch sẽ, tiến hành bốc bát hương lần lượt. Thông thường có 3 bát hương, một thờ thần linh, hai thờ gia tiên và ba thờ bà cô ông mãnh.
 
Cách làm cụ thể: Bốc lần lượt từng nắm. Nếu muốn yên tâm hơn, bên Phật gia thường khuyên đếm theo số lần lượt là “sinh, lão, bệnh, tử”. Khi đến số “sinh” thì dừng lại khi gần đầy bát hương.
 
Không được dốc, đổ cho đầy bát hương mà phải bốc từng nắm cẩn thận. Trước và trong khi bốc bát hương, trong đầu luôn phải nghĩ là “Con... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (gia tiên, bà cô ông mãnh).
 
Sau khi bốc xong các bát, để riêng từng vị trí, tránh bị nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, bạn có thể viết giấy dán bên ngoài. Nhưng sau khi đưa lên ban thờ thì phải bỏ tờ giấy đó đi ngay lập tức.
 
- Đặt bát hương lên ban thờ: Nhìn từ phía ngoài vào, đặt bát hương thờ thần linh ở giữa, bát thờ bà cô ông mãnh ở phía tay trái, bát thờ gia tiên bên tay phải. 
 
- Sắm và khấn lễ: Bày hoa tươi, quả tươi và nước sạch lên ban thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu, thắp mỗi bát hương 3 nén nhang, nhưng lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Trong trường hợp có chân nhang cũ, bạn có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.
 

6. Văn khấn bốc bát hương cuối năm


van khan cho boc bat huong cuoi nam 2018
 

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
 
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
 
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
 
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
 
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
 
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
 
Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
 

7. Những điều cần chú ý khi bốc bát hương cuối năm


Sau khi bốc bát hương cuối năm, đặt bát hương mới lên trên bàn thờ, gia chủ phải tiến hành lau dọn bàn thờ sạch sẽ, sau khi đặt bát hương vào đúng vị trí thì không được tùy ý di chuyển. Trong trường hợp muốn di chuyển cần phải khấn vái và xin phép. 

Phía sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không nên bày vàng mã, rượu... ở vị trí này. 

Còn các đồ thờ dâng lên như hoa tươi, quả tươi, đồ mặn, đồ chay... cần để ở phía trước hoặc bên cạnh bát hương.

Với bát hương cũ, không sử dụng nữa, ta tránh vứt chung cùng với rác thải ô uế, cũng không nên vứt hoặc thả trôi nổi xuống sông, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường. Cách xử lý thích hợp cho việc này là đập nhỏ bát hương thành mảnh vụn rồi tìm chỗ chôn xuống dưới đất.
 

8. Tỉa chân hương cuối năm 2018

tia chan nhang cuoi nam 2018
 

Nên tỉa chân hương cuối năm khi nào?


Các chuyên gia tâm linh cho rằng, nhiều nhà thắp hương hàng ngày nên bát hương nhanh đầy, việc tỉa chân hương có thể làm hàng tháng để giữ mỹ quan giúp bát hương, ban thờ sạch sẽ, sáng sủa.
 
Gia chủ hoàn toàn có thể chọn những ngày cát lành trong năm để tiến hành rút tỉa bớt chân hương, miễn sao thực hiện với cái tâm thành kính là được.
 
Vậy rút tỉa chân hương vào lúc nào cho phù hợp? Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, việc tỉa chân nhang không nhất thiết phải đợi đến dịp ông Công ông Táo hay gần Tết vì lo sợ phạm kỵ thần linh.
 
Việc tỉa chân hương cuối năm đón Tết thích hợp nhất là sau lễ Táo Quân chầu trời, bởi các cụ xưa cho rằng lúc đó các Táo đi vắng cần tranh thủ bao sái ban thờ, bát hương.
 

Cách tỉa chân hương đúng chuẩn


Sau khi thắp hương xin phép, sẽ tỉa từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất, thường để lại số lẻ: Bát Thổ Công để lại 5 chân (số sinh), hay bát hương gia tiên và bà tổ cô để lại 3 chân.
 
Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe hãy vùi, bởi các cây non rất dễ bị chết). 
 
Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu).

Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu.

Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến.

Đồng thời không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hỏa. Hiện tượng bát hương bốc cháy có điềm báo gì?
 
Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, dân gian cho rằng đó là “điềm” hoá âm khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh, thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng; còn hoá dương là cháy từ trên xuống, có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày.

Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn.
 
Nếu đang cầu cúng mà hương tắt thì ta nên châm nhang ở ngay trong bát, không nên nhổ lên đốt lại bởi khi làm vậy thì hương sẽ thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. 
 
Tối kỵ rút chân hương thành nắm to rồi cầm cả bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài. Bởi theo quan niệm dân gian như vậy sẽ tán tài. Chân nhang tỉa xong thường đốt rồi thu gọn tro thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, tuyệt đối không được vứt chân nhang và các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc những nơi ô uế.  
  

Tỉa chân hương trên bàn thờ thần tài


rut chan nhang ban tho than tai nam 2018
 
Thời điểm tốt nhất để tỉa chân nhang, theo tín ngưỡng dân gian là vào các ngày 23 tháng chạp, ngày vía thần tài, ngày rằm tháng 7.   

Tỉa chân nhang Thần Tài như thế nào mới là đúng cách? Tỉa chân nhang Thần Tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc thốc nắm 1 bó chân. Gia chủ lưu ý chọn để lại những chân hương đẹp nhất, để lại chân nhang theo số lẻ 3-5-7-9.

Số chân hương lược bớt mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.    
 
Trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ gia chủ thắp hương và đọc văn khấn xin phép như sau:
 
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
 
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
 
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
 
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
 
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
 
Hôm nay là ngày ... tháng ..., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.
 
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật.
 
Khấn xong thì có thể tiến hành lau dọn ngay, khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới (hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng), lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch…

Lichngaytot.com

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X