Thứ Hai, 07/01/2019 10:22 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu rõ được hết các phong tục tập quán của người xưa, nhân năm Hợi nói chuyện cúng đầu heo để được khai mở lượng kiến thức kha khá về vấn đề này.
Năm 2019 - năm Kỷ Hợi đã đến gần cũng là lúc chúng ta hay nhắc tới những đề tài liên quan tới con lợn dễ mến nhưng cũng là thức ăn thường nhất của con người. Thế nhưng tập tục cúng đầu heo cụ thể như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Năm Hợi nói chuyện cúng đầu heo
Cúng đầu heo ở Nam Bộ
Có thể việc cúng heo quay trở nên quen thuộc với mỗi chúng ta cho dù không rõ từ đâu mà điều này đã ăn sâu vào lòng tín ngưỡng của chúng ta bao đời nay.
Theo tín ngưỡng của người dân Nam Bộ, đầu heo là lễ vật không thể thiếu trong bất kể nghi thức nào và heo quay là một phần quan trọng nằm trong phương thức cúng bái ấy được duy trì cho đến ngày nay. Người ta hay dùng heo trong tiệc mặn để tế Thần.
Cúng heo quay xong người ta sẽ xẻ thịt heo và chia đều cho các nhà để lấy lộc may mắn của thần, phần đầu sẽ được gia chủ giữ lại dùng để ăn để mừng lễ và tạ ơn thần linh. Xem thêm: Năm Hợi bàn về Lợn:
Bạn sẽ "sốc" vì những bất ngờ nho nhỏ
Khi bày mâm cúng, người ta chùm miếng mỡ chài lên đầu, còn các phần chót đuôi, bốn móng heo, một phần gan, tim, lòng, … mỗi thứ một ít bày lên mâm. Tất cả đem về làm thật sạch, rồi luộc chín trong nồi cháo nấu bằng gạo trắng. Khi cháo đã chín nhừ, đầu heo cũng đủ chín tới, người ta vớt ra để đầu heo trên mâm rồi bắt đầu trang trí sao cho đẹp mắt.
Mâm cúng sau khi đã chuẩn bị tươm tất, được bày ra, cùng ba hay năm, bảy chén cháo, nhang đèn thắp sáng, người chủ bắt đầu ván vái để trả lễ cho “thần linh khuất mặt”.
Sau khi cúng xong, gia đình sẽ cùng nhau ăn đầu heo sau đó với niềm tin rằng mắt heo sẽ giúp bạn có đôi mắt sáng và rõ ràng, óc heo giúp suy nghĩ nhạy bén, tinh tế.
Cũng có tích xưa kể rằng, thực tình là người vái muốn trả lễ bằng cả con heo, nhưng nhà nghèo, làm heo thêm nợ nần, nên dân quê tự đơn giản hóa, đem đầu heo thay cho cả con heo.
Tục “chạy lợn” ở Hà Tây
Có đình Thượng làng Duyên Yết ở Hà Tây được gọi là “đình chạy lợn”, vì ở đây thường tổ chức lễ hội “chạy lợn” vào dịp sau Tết với chiêng trống rộn ràng, đông người cổ vũ. Từ “chạy” ở đây có ý nghĩa là “thật nhanh”.
Nguyên do có lễ hội này là từ đời vua Hùng Vương thứ 18, có một vị tướng tên húy là Nguyễn Hiển, hành quân qua đây để đánh đuổi giặc. Các vị bô lão trong làng đã xin được làm cỗ khao quân. Vị tướng bằng lòng, nhưng yêu cầu phải làm sao thật nhanh để binh sĩ kịp hành quân đuổi giặc. Và người dân đã cố hết sức để làm mọi thứ thật nhanh
Kể từ đó, ngày 7/1 âm lịch, nơi đây lại mở hội “chạy lợn” để nhớ về một truyền thống có ý nghĩa về tình quân dân cá nước thời xa xưa. Mỗi xóm cử ra 2 thanh niên cường tráng chưa vợ, đầu đội khăn đỏ, quấn thắt lưng đỏ, khiêng 5 con lợn của 5 xóm, quỳ trước sân đình chờ lệnh.
Khi tiếng trống lệnh nổi lên, lập tức khiêng lợn về vị trí giết mổ. Ở Người cầm con dao to và dài tì vào cổ con lợn, người khác cầm chiếc vồ to giáng mạnh vào sống dao, chiếc thủ lợn văng ra, 2 người cầm chiếc thủ lợn nhúng vào nồi nước sôi, và làm sạch lông chiếc thủ lợn trong nháy mắt, rồi lại tiếp tục luộc thủ lợn vào nồi nước đang sôi sùng sục.
Những người trong đội “chạy lợn” của mỗi xóm, được phân công mỗi người lấy một thứ trong con lợn và làm chín để bày vào mâm cỗ. Mâm cỗ khi mang lên tế thần phải có đủ: thủ, vĩ, tim, gan, bầu dục, thịt vai, thịt mông,... và nhất thiết phải có lá mỡ chài, phủ lên thủ lợn để trang trí cho mâm cỗ thật đẹp thì mới được chấm điểm.
Các vết mổ trên mình lợn phải nhỏ gọn, kín đáo, trông như con lợn còn nguyên vẹn, trừ cái đầu bị chặt để mang đi tế thần.
Từ lúc con lợn được khiêng về vị trí giết mổ, đến khi mâm cỗ tượng trưng được làm xong và đem vào tế thần chỉ hết từ 2 đến 3 phút, chậm hơn sẽ không được chấm điểm.
Bi hài chuyện mang đầu heo cúng trong chùa
Nhiều người thường cầu khấn thần Phật để xin đạt được điều nào đó và hứa cúng đầu heo hoặc một con heo quay để trả lễ mà họ quên việc sát sanh tội lỗi.
Nhân năm Hợi nói chuyện cúng đầu heo để chỉ cho các ban hiểu rằng cúng heo chỉ phù hợp để tế Thần linh, không đúng cho việc thờ Phật. Cúng đầu heo là cúng mặn bởi có thịt, khác với cúng chay toàn đồ ngũ cốc hương hoa phẩm oản. Ngoài ra, còn có
những hiểu lầm về đạo Phật không phải ai cũng biết.
Cách đây vài năm, ở Thái Lan, Phật tử được phen dở khóc dở cười khi một nữ tín chủ phải sử dụng đến 2 chiếc xe tải cỡ lớn để chở số đầu heo khổng lồ đến chùa. Vì sự thiếu hiểu biết, trong khi người đi lễ chùa thường dâng hương hoa, vàng mã, bánh kẹo để cầu sức khỏe, may mắn cho một năm nhưng người phụ nữ này mang theo 300 đầu heo lên chùa.
Lý do được người này đưa ra là vì cô buôn bán hoa quả cho các khách sạn lớn và một số địa phương phía Nam Thái Lan, trước đây làm ăn thua lỗ nhưng khi đến đây cầu thì vượt được qua khó khăn, làm ăn tân tới, sau vài năm tiền của dồi dào hơn cô muốn quay lại chùa dể tạ ơn.
Trước tiên, theo
Lichngaytot.com để tránh nhầm lẫn mang lại hậu họa khôn lường như người này thì bạn cần phân biệt chùa và đình, miếu.
Chùa là ngôi Tam Bảo tôn nghiêm, nơi tu hành – hoằng Pháp của những vị tu sĩ xuất gia chơn chánh, chỉ thờ Phật, Bồ Tát và chư Hộ Pháp mà thôi (không thờ Thánh, Thần…).
Đình là công trình kiến trúc cổ của làng quê Việt Nam, nơi sinh hoạt hội họp của dân làng, thờ Thành Hoàng là những vị lập làng dựng ấp có công với nước hay sáng lập nên một nghề (ông Tổ của nghề), như đình Bảng, đình Bát Tràng…
Miếu là di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian, nơi thờ các vị Thần, Thánh. Đối tượng được thờ thể hiện phiếm chỉ qua tên miếu như miếu Bà Chúa Xứ (chứ không phải chùa như mọi người lầm tưởng), miếu Sơn Thần, miếu Thủy Thần, miếu Thổ Thần…
Là Phật tử đã quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Thanh-tịnh Tăng) nương tựa tu hành thì không quy hướng, thờ lạy Thánh, Thần, Quỷ, Vật; đồng thời tịnh trì Ngũ Giới để trưởng dưỡng lòng Từ, tránh tạo nghiệp chướng.
Theo Phật giáo, con người phải tỉnh thức mới có được
cuộc sống hiền hòa. Chỉ khi đó chúng ta mới buông bỏ vật chất phù phiếm và tìm hiểu ý nghĩa thực sự của cuộc đời, không nên tới Chùa để xin điều gì. Sự thật là dù cho ăn ngon, mặc đẹp, giàu sang đến mấy thì con người cũng sẽ chết mà không mang theo được thứ gì.
Ngoài ra, phải hạn chế sát sinh (nhất là không nên sát sinh để cúng dường trong chùa chiền), hại vật, hại người,… chính là cách thức giúp con người sinh khởi lòng từ bi, sống chan hòa và có hiểu biết.
Đi chùa mà sát sanh, cúng mặn thì tội đọa Tam đồ ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Đi đình, miếu mà sát sanh, cúng mặn thì nghiệp tội cũng không thua kém bởi
Luật Nhân Quả cảm ứng chí công, tùy nghiệp nhân mà phải trả quả trọn phần, tuyệt không phân biệt ai theo Đạo nào.
Cúng đầu heo tạ ơn phù hộ cần biết rõ đình, đền, chùa, miếu
Nhiều gia đình vẫn quan niệm rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Nếu gia đình nào không cúng chay thì cúng mặn. Mà nếu cúng mặn thì không nên cúng thủ lợn.
Minh Minh (Tổng hợp)