Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Sai sót dễ nhầm lẫn nhất khi cúng ông Công ông Táo ai cũng phải biết

Thứ Sáu, 02/02/2018 09:32 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Việc cúng ông Công ông Táo về trời dù được các gia đình thực hiện từ năm này đến năm khác nhưng trong từng cách tiến hành thờ cúng cho đến thả cá vẫn còn nhiều tranh cãi chưa hoàn toàn thống nhất.

Ngày lễ 23 tháng Chạp hàng năm được dân gian quan niệm là ngày Táo Quân về trời. Các thần về trời để tâu với Ngọc Hoàng một năm làm việc thiện, ác, tốt, xấu của gia đình mình để Ngọc Hoàng đề ra một chương trình làm việc trong năm mới.
 
Việc thờ cúng ông công ông Táo nhằm thể hiện sự mong muốn, Táo Quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn hạnh phúc và ấm áp. Tuy nhiên, hiện nay do phong tục mỗi nơi mỗi khác và có nhiều tranh luận khác nhau về vấn đề chuẩn bị lễ vật để tiễn các táo về trời. Vì thế mà có khá nhiều sai lầm khi cúng ông Công ông Táo.
 
Sai lam khi cung ong Cong ong Tao
 
 

Cúng ông Công ông Táo bằng cá chép giấy

 
Có nhiều người cho rằng chỉ nên dùng cá chép thật để cúng ông Công ông Táo nhưng trên thực tế dùng cá chép giấy đều được, quan trọng là lòng thành và sự thành tâm của gia chủ. Nhưng nếu có điều kiện thì dùng cá chép thật vẫn sẽ tốt hơn. Theo GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho rằng dùng cá chép thật còn có ý nghĩa thả phóng sinh nếu biết thả đúng cách.

"Cá chép thật sau khi làm lễ được thả phóng sinh mang rất nhiều ý nghĩa. Ngoài việc để đưa ông Táo bay về trời theo quan niệm của dân gian thì tục lệ phóng sinh này còn mang tư tưởng của Phật giáo liên quan đến vấn đề môi trường rất sâu sắc.

Tinh thần từ bi theo quan niệm của nhà Phật. Lòng từ bi của nhà Phật không chỉ với loài người mà nó mở rộng ra muôn loài, muôn vật. Triết lý nhà Phật là coi tất cả muôn loài, kể cả con người cùng chung một bản thể, cội nguồn. 

Hơn nữa việc nuôi cá chép phục vụ cho ngày 23 tháng Chạp thu về nguồn lợi rất lớn, tạo nhiều công ăn, việc làm nên việc dùng cá chép thật cũng mang ý nghĩa xã hội lớn.

Ngoài ra, phóng sinh để bảo vệ môi trường nên không được vứt rác bừa bãi, nhớ bỏ các túi đựng, rác vào đúng nơi quy định, đúng chỗ. Hãy để ngày lễ phóng sinh mang đúng ý nghĩa của nó.


Phải cúng trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp?

 
Theo quan niệm dân gian, chúng ta thường phải sắp xếp mọi công việc để chuẩn bị cho việc cúng lễ vào trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuỳ theo điều kiện thời gian mà có thể cúng ông vào trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp, cùng lắm là cúng ngày 23 tháng Chạp.
 
Nhưng thực tế là giờ đây nhiều gia đình ai cũng phải đi làm, không thể nghỉ ở nhà để chuẩn bị lễ vào trước giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì thế, chúng ta vẫn có thể cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, thậm chí, do điều kiện thời gian, hoàn cảnh có thể cúng vào chiều, tối cũng không sao.
 
Nhưng dù sao,  thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp, hoặc nếu cố gắng được thì nên chọn thời điểm tốt nhất để cúng lễ, đó là thời gian từ 11 giờ - 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.
 
Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Yêu cầu là loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Tham khảo: Cúng ông công ông táo giờ nào là chuẩn nhất?
 
Co phai cung truoc 12 gio ngay 23 thang Chap
 

Cúng trong bếp

 
Cúng ông Công ông Táo ở đâu cũng có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng vì ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời. Họ cho rằng, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
 
Theo phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay, chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Văn Dương cho rằng, việc đưa ra ý kiến hướng dẫn cúng ông Táo như vậy là không đúng.
 
Thực tế là đúng ông Công là thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nhưng tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình.

Trên bàn thờ các gia đình luôn có 3 bát hương và bát hương chính giữa bao giờ cũng đều dành để thờ các vị thờ thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn. Cùng với đó, hai bát hai bên mới là thờ các vị trong gia tiên, tiền tổ. Vì thế, không có ai đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo cả.
 
Nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Văn Dương cho biết thêm: "Phải khẳng định thêm rằng, bếp không phải là chỗ để thờ cúng, bởi nơi đó là nơi đun nấu có nhiều uế tạp còn chỗ thờ cúng phải sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Mọi người nên giữ đúng truyền thống và nét đẹp trong cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp của cha ông ta đã truyền lại từ nhiều đời".
 
Còn chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên cũng cho hay, nếu nói nên cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng thì cũng nên chuyển bàn thờ thần tài ở góc nhà xuống bếp để thờ. Bởi, theo truyền thuyết, thì ông thần tài là một người chết ở xó bếp sau đó gia đình đó, thờ cúng gặp nhiều may mắn nên thờ và lâu dần thành thần tài.
 

Kate Nguyễn


Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X