Nếu đã có lúc trong cuộc đời bạn thấy toàn điều xui xẻo ập đến với mình khiến bản thân yếu đuối, mệt mỏi. Bạn luôn nghĩ mình là nạn nhân nhưng không biết cách nào thoát ra được. Điều đó có nghĩa là bạn cần thay đổi, dù là một bước rất nhỏ nếu không muốn cuộc sống của mình đi lại vết xe cũ này nữa.
1. Ám ảnh bởi quá khứ
Quá khứ của bạn có vẻ như thật và bạn hoàn toàn có thể tái hiện nó thật sống động nhưng nên nhớ rằng nó chẳng qua chỉ là một ý tưởng.
Ý tưởng đưa con người lên Mặt trăng và ý tưởng cũng có thể trói bạn lại. Do đó, hãy nhận diện ra vấn đề và dừng ngay việc cho phép quá khứ tiếp tục bóp nghẹt niềm vui hiện tại của bạn; bạn phải tìm cách tách ra khỏi quá khứ.
Hãy khoan dung với chính mình và nhớ rằng không ai hoản hảo cả, vết thương trong quá khứ đáng để tôn trọng để gói ghém nó lại chứ không nên là vấn đề của bạn ở hiện tại.
2. Bạn nghĩ mình cần "sửa chữa"
Nói theo cách đó không khác gì phủ định con người trong quá khứ của bạn cả. Bạn không cần sửa chữa. Ai cũng đều tồn tại mặt xấu và mặt tốt, bạn cũng chẳng thể trở thành người khác vậy nên quan trọng là nhận diện bản thân mình là ai, ưu điểm gì, khuyết điểm gì.
Bạn chỉ cần phát triển và học hỏi để cải thiện bản thân từng chút một, tránh bị quá sức, nhanh chán nản khi đuổi theo một hình mẫu hoàn toàn khác biệt nào đó. Việc dành thời gian lo lắng về sự “không đủ tốt” như người ta sẽ chỉ khiến bạn thụt lùi một cách không cần thiết.
Bạn có mọi thứ bạn cần để định hướng cuộc sống bằng trí thông minh và nét riêng không lẫn với bất cứ ai khác.
3. Bạn nghĩ bố mẹ mình "cổ hủ"
Nhưng sự thật là quá trình tiến hóa là một quá trình diễn ra chậm chạp. Có rất ít thay đổi lớn như người ta nghĩ ra bóng điện, máy bay, sáng chế ra ô tô,... Thế nên vẫn còn rất nhiều quan điểm của thế hệ đi trước vẫn còn đúng ở hiện tại. Vậy nên bố mẹ lo lắng khi bạn yêu sớm, mặc váy quá ngắn, đi về quá muộn,... không có nghĩa là họ lỗi thời mà họ đã có kinh nghiệm để hiểu rằng việc đó đang khiến bạn thu hút rủi ro về mình mà thôi.
Có thể bạn ngay lúc này không đủ hiểu nhưng đó cũng là một trong những lý do cuộc sống của bạn không như ý, chúng khiến bạn dễ gặp xui hơn vì đi về muộn, thất tình sớm làm những việc ảnh hưởng tới tương lai sự nghiệp, mặc váy ngắn nên hay gặp kẻ xấu,... Vậy nên cho đến khi ta gặp rắc rối thì đừng kêu rằng mình quá đen, đơn giản là ta không nghe lời bố mẹ mình mà thôi.
4. Bạn tin vào mọi suy nghĩ của mình
Nhớ rằng suy nghĩ là công cụ nhưng không phải là sự thật. Khi chúng ta tin vào một lời nói dối bịa đặt trong đầu mình, chúng ta đã đánh mất trí tuệ của mình.
Hãy ngừng cho phép những ước tính tinh thần của bạn về cuộc sống quyết định điều gì là đúng. Bạn sẽ lãng phí thời gian và làm những điều đáng tiếc. Hãy sử dụng suy nghĩ như công cụ chứ không phải như thầy bói của bạn.
5. Bạn nghĩ lo lắng là thông minh
Những người hay lo lắng thường bám vào niềm tin rằng việc nghiền ngẫm những hình ảnh trong đầu là hữu ích.
Thực tế thì chúng chẳng có tác dụng gì ngoại trừ việc làm bạn suy yếu về mặt thể chất và khiến bạn có những suy nghĩ thậm chí còn tồi tệ hơn.
Hơn nữa, nghĩ mà không làm chỉ gây ra bệnh tật. Thế nên hãy suy nghĩ vừa phải và kết hợp với hành động rồi tiếp tục tư duy, hành động,... đó là chuỗi thử và sửa đổi suốt hành trình của mình trên con đường thành công.
6. Thiếu tôn trọng với cơ thể mình
Khi ta thường xuyên đổ chất độc vào người mà mong nó luôn khỏe mạnh là điều quá vô lý. Trong khi đó, hầu hết chúng ta đều không biết rằng đâu mới thực sự là đồ ăn tốt cho cơ thể của mình, mặc cho nó liên tục có những báo động đỏ nhưng vẫn lờ đi.
7. Luôn xem trọng đánh giá của người khác
Nhất là những cá nhân muốn nổi tiếng thì phải chấp nhận những tiêu chuẩn của số đông để thu hút sự quan tâm chú ý của người hâm mộ.
Đó là lý do nhiều người bất chấp các vấn đề đạo đức chỉ để tăng lượng views, lượng người theo dõi mình. Thế nhưng họ càng chú ý tới bạn thì một việc bạn làm cũng sẽ bị phóng đại tới mức độ không ngờ tới, đến khi bạn sa chân, phạm lỗi thì những bình luận độc hại ập đến như cơn bão khiến bạn không thể nào chống đỡ nổi.
Bạn không đạt được điều mình muốn vì bạn sợ người khác nghĩ và đánh giá mình. Hãy sớm nhận ra rằng những đánh giá của người khác không thể tác động gì đến cảm giác ảo tưởng về giá trị của bản thân bạn.
8. Bạn quá tin vào truyền thông
Nhớ rằng truyền thông cũng chỉ là một quan điểm, họ không phải là "thánh chỉ" để bạn nhất nhất tin và làm theo. Bạn cần có lối tư duy khác biệt của riêng mình, đừng để truyền thông dẫn dắt như một kẻ khờ không lý trí.
Khi bạn còn vật lộn trong đống thông tin không biết đâu đúng, đâu sai thì làm sao bạn có thể có được những quyết định đúng về đầu tư, kinh doanh? Vậy nên muốn giàu có, đổi đời thì cũng phải rèn luyện cả cho mình một tư duy sắc bén, biết chọn lọc thông tin một cách khôn ngoan trước đã.