Câu chuyện có tài cũng khổ bất tài cũng khổ
- Cái cây này quả là to, tại sao ông lại không chặt để dùng nhỉ?
- Cây này trông thế nhưng gỗ xấu không dùng được cho việc gì cả: Nếu để đóng thuyền thì thuyền chìm; để đóng quan tài thì quan tài mau nát; để làm cánh cửa thì cánh cửa thấm nước; để làm đồ dùng thì đồ dùng mau hư; để làm cột nhà thì cột nhà mau bị mối, mọt.
- Cây này vì vô dụng, chẳng giúp ích được gì nên nó mới ở đây lâu năm đến vậy mà không bị đốn đi.
- Hiện trong nhà có hai con chim, một con gáy được, một con không gáy, vậy thì nên làm thịt con nào ạ?
- Con cứ làm thịt con không gáy ấy vì chim nhạn không gáy thì chẳng ích gì.
- Thưa thầy, cái cây ở núi vì chẳng hữu ích gì nên được sống lâu. Con nhạn ở nhà chủ vì bất tài mà bị giết chết. Nếu là thầy thì chọn cách nào?
- Ta sẽ chọn ở vào cái khoảng giữa có tài và bất tài. Như vậy thì tránh được tai nạn, nhưng cũng chưa phải là kế vẹn toàn. Chỉ những bậc đạo đức cao xa, không quản khen chê, lúc như rồng, lúc như rắn, lúc lên lúc xuống, nhìn vào không biết là có tài hay bất tài; chỉ lấy đạo đức làm chuẩn mực, siêu việt cả muôn vật, tuy là người mà lại khác người… những bậc như thế thì còn gì mà lụy đến thân được!
Sống đạo đức sẽ không còn buồn khổ
Một số người vì không hiểu chuyện nên thấy mình hơn người một chút đã vội tự mãn, họ không biết rằng việc đó không mang lại lợi ích gì mà thậm chí còn là mầm tai họa. Ví dụ bạn là một ca sĩ tài năng, ai cũng khen ngợi bạn hát hay, nhảy đẹp nhưng không có nghĩa là bạn sẽ đứng đầu tất cả các cuộc thi như The Voice hay Rap Việt, Vietnam Idol,... vì mỗi cuộc thi họ có những tiêu chí nhất định, không đơn giản chỉ là giọng hát như bạn nghĩ. Vì thế, bạn rớt khỏi cuộc thi cũng không có nghĩ là bạn không có tài, đơn giản là bạn không phù hợp mà thôi.
Vì thế, những người may mắn được ông Trời ban cho tài năng nào đó thì chớ vội xem mình hơn người. Những người này sẽ thường bị ghen ghét đố kỵ, dễ gặp cảnh tai ương bất thường.
Vậy có phải làm người ngốc nghếch một chút lại là điều hay, mới được hưởng lợi? Thực ra giả ngốc mới không khổ còn kém cỏi và là kẻ bất tài thì vất vả mưu sinh, sống trong cảnh bần hàn, luôn thiếu thốn thì thường bị người đời khinh rẻ.
Và may mắn chúng ta đã có Trang Tử chỉ lối cho mình qua câu chuyện kể trên, ông đã khẳng định chỉ người đạo đức mới có thể an nhiên tự tại.
Qua câu chuyện, Trang Tử đã cho chúng ta biết rằng, chỉ người đạo đức thì mới có thể thanh tịnh, biết tiến biết lùi, khi đó dù có tài hay không cũng không quá quan trọng vì họ đều biết tùy cơ ứng biến, không cao ngạo mà cũng không tự ti, họ sống ung dung tự tại với đạo đức mà mình đã đề ra.
Mà thực ra, những người chọn lối sống đạo đức thì họ cũng không quá quan tâm về những đánh giá của người khác về mình, ai khen ai chê cũng đều bỏ ngoài tai, họ có lối đi riêng để đảm bảo thân và tâm mình luôn bình an.
Trạng thái buồn khổ không do ngoại cảnh mà do chính tâm ta điều khiển mà thôi, nếu ta cố chấp vào đó thì chuyện gì cũng có thể làm cho mình buồn, thay vì tập trung vào điều tiêu cực hãy tập trung thực hành những điều tích cực, giúp đỡ nhiều người hơn, lan tỏa hạnh phúc ta sẽ càng hạnh phúc.
Đạo đức là một nếp sống và là nếp sống thiện, bỏ ác làm lành, được thể hiện qua các thái độ sống, cung cách ứng xử và tiếp xúc hằng ngày của con người, từ đấy ta gặt hái được hạnh phúc. Do đó, đạo đức có thể được xem là đồng nghĩa với hạnh phúc và cần được nuôi dưỡng như chính hạnh phúc vậy. Quả thực, người biết nuôi dưỡng đạo đức là người biết nắm bắt hạnh phúc vậy.
Nếu vì bảo vệ các giá trị đạo đức mà ta có bị thiệt thòi một chút thì cũng là việc rất đáng, hãy vui vẻ đón nhận, quan trọng nhất vẫn là tâm ta được thanh thản, bình yên, chẳng có lý do gì có thể làm ta buồn khổ nữa cả.
Khi hành động đúng với giá trị đạo đức mà mình đã đề ra, bạn sẽ không quá quan tâm tới chuyện có tài cũng khổ bất tài cũng khổ nữa, miễn là việc mình là trên không thẹn với Trời, dưới không lỗi với người, nên lòng mới an nhiên tự tại, chuyện gì đến cũng đón nhận một cách đơn giản, nhẹ nhàng, không quá ưu tư hay vướng bận.