1. Tình đẹp của Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại
Nam Phương Hoàng Hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan (14/12/1914), tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình giàu có vào bậc nhất Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Cô gái mang quốc tịch Pháp với tên Pháp là Mariette Jeanne, sống và học tại Sài Gòn cho tới năm 12 tuổi, Thị Lan được gửi sang Pháp học trường nữ sinh danh tiếng tại Paris. Tháng 9/1932, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, cô về nước.
Chuyện tình Hoàng hậu Nam Phương và Bảo Đại bắt đầu sau 1 năm cô về nước, với sự bố trí của Toàn quyền Pháp Pasquier và Đốc lý Đà Lạt, Nguyễn Hữu Thị Lan gặp Vua Bảo Đại tại Đà Lạt. Cuộc gặp với Nguyễn Hữu Thị Lan đã để lại cho Bảo Đại một ấn tượng rất sâu sắc.
Sau này Bảo Đại đã nhớ lại: "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê". Đúng là vì quá say mê nên ông bỏ qua những khác biệt rất lớn giữa hai người, bất chấp cả việc Nguyễn Hữu Thị Lan theo Công giáo, gặp nhiều phản đối của Hoàng tộc Triều Nguyễn.
Chưa kể tính cách của hai người cũng hoàn toàn trái ngược khi Bảo Đại nông cạn, ngây thơ, thích ăn chơi. Trái lại Nam Phương là người kín đáo, trầm tĩnh, sâu sắc, suy tư, thích đọc sách, nghiên cứu hơn là ăn chơi, thích uy quyền và có nhiều tham vọng chính trị…
Dường như đã "say tình" nên vị vua ấy đã làm hết mọi thứ theo yêu cầu của người mình yêu bao gồm: tấn phong Nguyễn Hữu Thị Lan lên Hoàng hậu Chánh cung sau ngày cưới; Được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau: Bà giữ nguyên đạo Công giáo và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo; Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
Khi bị phản đối, vua Bảo Đại nói: "Trẫm cưới vợ cho Trẫm chứ không phải cưới vợ cho Triều đình" nên hôn lễ đã được tổ chức tại Huế ngày 20 tháng 3 năm 1934, khi đó Vua Bảo Đại 21 tuổi, Nguyễn Hữu Thị Lan 20 tuổi...
Ai có thể chối từ người đàn ông tài hoa, đam mê thể thao với tài cưỡi ngựa điêu luyện như kỵ sỹ. Được biết, ông cũng yêu thích như golf, tennis (quần vợt), bơi thuyền.
2. Sao không thể bên nhau suốt kiếp?
Yêu xa khó lắm ai ơi
Bà Lý Lệ Hà và vua Bảo Đại |
Vua Bảo Đại - Người đàn ông tâm lý không cân bằng
Tìm hiểu về cuộc đời của Nam Phương Hoàng Hậu hầu hết chúng ta chỉ thấy vua Bảo Đại bị mang tiếng là người chồng không chung thủy, thích ong bướm bên ngoài để lại nỗi sầu muộn cho vợ con. Người đời cũng vì thế mà chê trách ông hết lời, quên luôn việc tìm hiểu về con người của Bảo Đại.
Sự thật đàn ông không tự nhiên mà lăng nhăng, riêng đối với vua Bảo Đại, ông là người có tâm lý không cân bằng, cứ như một kẻ say đang lần mò trong bóng tối để tìm lối ra. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì vốn ông là một vị vua bị thoái vị.
Cuộc đời ông chếnh choáng, vô định và điều đó giải thích cho lý do vì sao ông đã lao vào các cuộc tình để nhằm khỏa lấp nỗi trống trải thẳm sâu trong lòng mình.
Thế nên không phải vì ông không yêu vợ hay vợ ông không tốt hay ông muốn làm kẻ phụ bạc vợ con mà đơn giản chỉ là ông yếu đuối, không đủ mạnh mẽ để vượt qua cú sốc tâm lý của cuộc đời mình: Từ vua trở thành thường dân.
Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói nổi tiếng “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ“.
Lời nói có vẻ oai phong lẫm liệt là thế nhưng hành động của ông lại cho thấy sự bất an trong cách xử trí. Và vô tình ông đã gieo thêm bao nhiêu sầu muộn cho những cô gái xinh đẹp, nức tiếng thời đó vì đã lỡ đem lòng yêu người đàn ông hào hoa: Bảo Đại.
Hãy khoan vội đánh giá, chê bai vị vua ấy, thử nhìn về điều ông đã và có thể làm để cho thấy con người đức cao vọng trọng, có lối tư duy hiện đại nhưng chưa được trọng dụng hay có thời gian thể hiện.
Trong thời gian trị vì, Bảo Đại đã ban hành nhiều chính sách mới, ông bãi bỏ một số tập tục mà các vua nhà Nguyễn trước đã đề ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy. Ông cũng cho thành lập Viện Dân Biểu để dân có thể trình bày nguyện vọng lên nhà vua.
Thế mới thấy, ông không thể chung sống một đời bên Nam Phương Hoàng Hậu vì chính ông cũng cảm thấy mình không ổn, không tốt. Một người đàn ông như thế thì làm thế nào mà có thể mang tới hạnh phúc cho người ông yêu? Chính ông còn chưa biết mình là ai trong cuộc đời này, ông đang lang thang tự đi tìm nó, điều này có khi còn tốt hơn là trở về bên vợ để lại thấy mình là một kẻ yếu đuối, kém cỏi.
Vị vua ấy bỗng một ngày trở thành thường dân ấy không khác gì con chim Đại Bàng bị nhốt trong lồng kính. Có thể nói, những gì diễn ra với Bảo Đại là vô cùng bản năng, dễ hiểu, nên đừng vội trách cứ. Hãy nhìn lại chính chúng ta, việc thực hành tự tu tâm còn khó có thể vượt qua được những cám dỗ đời thường thì đâu có thể đòi hỏi điều gì quá cao xa ở một ông vua thất thế?
Điều này giải thích cho hành động vì sao sau khi thoái vị được mời làm “cố vấn tối cao của Chính phủ lâm thời Việt Nam” và được là đại biểu Quốc hội đầu tiên năm 1946 nhưng tháng 3 năm 1946, Bảo Đại tham gia phái đoàn của Chính phủ Việt Nam DCCH sang Trung Hoa, sau đó đã không trở về mà sống tại Hồng Kông và cũng từ chức “Cố vấn tối cao trong Chính phủ.
Chia ly theo góc nhìn của Phật giáo
Người ta đồn đoán rằng cuộc chuyện tình Hoàng hậu Nam Phương và Bảo Đại chỉ là cuộc trao đổi để thỏa mãn tham vọng của Nam Phương là khi có con trai sẽ phong làm Thái tử để nối ngôi và quyền bính sẽ do bà Thái hậu Nam Phương nắm giữ.
Nhưng sự thật thì chỉ người trong cuộc mới hiểu, sau này có người hỏi bà Nam Phương tại sao bà lại lấy một ông vua không có đạo, lại ăn chơi trác táng, rồi sau đó còn năm thê bảy thiếp… Bà trả lời “Việc này do Chúa định, tôi biết nói làm sao được”.
Cách bà nói "Chúa định" theo cách hiểu của những người theo Đạo Phật nghĩa là duyên nghiệp đã se duyên cho tình cảm của họ, để họ nên vợ thành chồng. Xem thêm: Lời Phật dạy về tình yêu đích thực nhất định phải khắc cốt ghi tâm.
Và cũng theo góc nhìn của Phật giáo, một cặp đôi tan hay hợp là do duyên vì thế Hoa hậu Nam Phương và vua Bảo Đại không thể cùng nhau suốt kiếp cũng là chỉ theo kết cục chung của cuộc sống vô thường này khi không có gì là mãi mãi.
Cứ yêu là ta sẽ khổ nhưng mấy ai tránh được việc sẽ yêu một người nào đó. Điều quan trọng là ta hiểu rõ rằng sẽ có lúc ta phải chịu khổ nên chuẩn bị tâm lý cho bất cứ điều gì có thể xảy ra. Việc ta tài giỏi, xinh đẹp hay xuất sắc thì cũng chẳng thể thoát được sự vô thường này của cuộc đời.
Vì thế, nếu đã hiểu sự vô thường này ta mới có thể tự buông bỏ được những suy nghĩ nặng nề trong tâm, chỉ là người không hiểu nên cứ giữ tâm cố chấp khiến một đời buồn khổ mà thôi.
(Tổng hợp)