1. Một ngày 30 Tết đặc biệt, một đêm Giao thừa khó bỏ lỡ
Ca dao có câu nói nhằm nhấn mạnh về ngày 30 Tết: Dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì vào ngày này, nhà nào cũng cố gắng để chuẩn bị mọi thứ đủ đầy, cùng nhau chờ thời khắc đón Giao thừa đến để "tiễn cũ đón mới". Cao dao có câu: "Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà".
Thế nhưng, theo cách tính về âm lịch, không phải năm nào cũng có ngày 30 Tết. Cụ thể như 8 năm liền kề kể từ năm Giáp Thìn 2024 tới đây. Vậy mới nói ngày 30 Tết năm Quý Mão này vô cùng đặc biệt, các gia đình cũng sẽ đón một đêm Giao thừa khó quên.
2. Gần 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết?
Những ngày qua, mọi người không chỉ xôn xao về việc còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết mà với cả thông tin rằng sau gần 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết, vì sau năm 2024 thì những năm tới,chúng ta đón đêm giao thừa đúng vào ngày 29/12 âm lịch.
Nói về điều này anh Phạm Vũ Lộc, nghiên cứu viên tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết những thông tin này là hoàn toàn chính xác.
Thực ra, từ lâu chúng ta thường có khái niệm "năm thiếu" và "năm đủ", theo đó Giao thừa sẽ rơi vào ngày 30 Tết vì là năm đủ. Còn những năm thiếu thì khoảnh khắc này đến ngày 29 Tết là kết thúc.
Tuy nhiên, phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp, còn từ năm 2025 - 2032 tháng Chạp chỉ có 29 ngày. Điều đó có nghĩa là sau ngày 30 Tết năm nay, phải gần 10 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết.
3. Đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
- Lịch dương: dựa vào chu kỳ chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời để tính ra có 365 ngày, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày.
- Lịch âm: được tính toán dựa trên chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Số ngày trong tháng được tính dựa trên con số thiên văn vận hành của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời. Nhiều người còn gọi lịch âm là lịch Mặt Trăng vì tuân theo quan sát chu kỳ trăng tròn.
Độ chính xác của các thông số với máy móc hiện đại như ngày này có thể vượt qua hàng giây. Việc độ dài tuần Trăng và điểm Sóc thay đổi từng tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên không thể định ra quy luật mà phải tính toán chính xác theo thực tế mỗi tháng. Thế nên không chỉ tháng Chạp mà cũng có nhiều tháng âm lịch cũng có thể thiếu hoặc đủ.
Việc này tuy được ít người quan tâm nhưng trước đây cũng xảy ra trường hợp tương tự từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020), liên tiếp 5 năm có tháng Chạp đủ.