Lịch Grigorian mà đa số các quốc gia trên thế giới đang dùng có một “người anh em sinh đôi” - đó là lịch Hồi giáo, được tính theo thời gian thực của mặt trăng.
Nhà thờ Hồi giáo |
Lịch Hồi giáo được Quốc vương Omar Đệ nhất trong thế kỷ VII sau CN áp dụng và được dùng rộng rãi tại các nước vùng Trung Cận Đông, nơi đạo Hồi là thứ tôn giáo chính. Lịch này mỗi năm đều bắt đầu bằng kỳ trăng non và có 12 tháng, kế tiếp nhau thứ tự bởi 29 và 30 ngày, hay trung bình là 29,5 ngày. Bây giờ, chúng ta đã biết thời gian thực của tháng âm là dài hơn chút ít, tức 29,5305 ngày.
Tuy sự khác biệt nhỏ nhoi này thoạt nhìn cũng không đáng kể, nhưng thời gian gần đây nó đã phá vỡ sự ràng buộc quan trọng liên quan tới các kỳ trăng non và đầu năm mới, điều này hiển nhiên là không được tín đồ Hồi giáo chấp nhận. Và như vậy lịch Hồi giáo vẫn được tính bất di bất dịch tương ứng với các kỳ trăng non.
(Theo CAND)