Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tự xem phong thủy âm trạch không khó

Thứ Hai, 08/06/2015 17:26 (GMT+07)

Phong thủy âm trạch là lĩnh vực rất khó, thường phải mời thầy để xác định. Dưới đây là một số nguyên tắc phong thủy âm trạch cơ bản để bạn có thể tự xác định xem mộ phần nhà mình có được đặt nơi đất tốt hay không.


Tu xem phong thuy am trach khong kho (phan 1) hinh anh
Tự xem phong thủy âm trạch không khó 

1. Rồng đến có thế, phát mạch từ xa


Việc lựa chọn âm trạch trước hết phải xem thế núi toàn cảnh. Núi xa là thế, núi gần là hình, hình do thế quyết định. Theo phong thủy, đất tốt, có long mạch là nơi núi non nhấp nhô, trùng điệp, liền một dải như sóng nước, như ngựa phi, thế đến như bay, như long loan đang trên cao sà xuống. Đó là thế lai long.
 
Lai long lớn, rồng đến khí thế, có “toàn khí” thì đất cao, nước sâu, cây cỏ tươi tốt, có sông có núi, hình thế phú quý.
 
Thế của rồng đến thường có quan hệ với phát mạch xa xôi . Phát mạch của rồng đều ở nơi những dãy núi hội tụ, cho nên mới gọi là "Lai long thiên lý”, ý nói là huyệt vị phong thuỷ thường có quan hệ với đầu nguồn của long mạch, chỉ có sơn mạch to lớn mới có thể hình thành chi long dài rộng . Như vậy rồng mới có khí thế, huyệt cũng mới có sinh khí.

2. Lớp lớp che chắn, từ xa đến gần


Như trên đã nói hình thế to lớn của rồng có quan hệ với phát mạch từ xa, nhưng phát mạch từ xa không phải từ đầu đến cuối là một đường thẳng , mà phải có lớp lớp che chắn , có tầng tầng lớp lớp hộ vệ chủ mạch.

Hình pháp gia cho rằng núi mà không có che chắn thì chủ long sẽ cô đơn , che chắn càng nhiều càng cát tường.

Bạn có biết:
Yếu tố gây động trong phong thủy âm trạch
Phong thủy âm trạch (tức mồ mả) của thế hệ trước có sự ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống của người hiện tại. Dưới đây là những yếu tố gây động trong phong thủy

3. Tứ cục phân minh, bát long hữu dị

Nhà phong thuỷ căn cứ ngũ tinh ở trên trời đối ứng với ngũ hành của núi sông, cho rằng hình núi trên đất, dốc thuộc Mộc, nhọn thuộc Hoả, vuông thuộc Thổ, tròn thuộc Kim, dài thuộc Thuỷ. Dựa vào lý luận tương sinh tương hợp của ngũ tinh để suy đoán tài quan ấn lộc, dùng 24 sơn hướng để chỉ rõ hướng táng khác nhau.
 
Hướng Đông thuộc Mộc long , hướng Nam thuộc Hoả long, hướng Tây thuộc Kim long, hướng Bắc thuộc Thuỷ long. Gọi là tứ cục. Theo phép tăng giảm của Âm Dương, bốn loại long cục đều có phân Âm Duơng, bắt đầu là Âm long, thịnh là Dương long.

4 . Huyệt trường phân minh , huyệt hình đa dạng

 
Môi trường âm trạch về mặt vĩ mô phải là nơi khí thế to lớn, về mặt vi mô phải có huyệt trường rõ ràng. Phạm vi của huyệt trong phong thuỷ rất nhỏ thường gọi là “Huyệt tám thước”, là một miếng đất tấc vuông “Thừa sinh khí , trú tử cốc”.

Vị trí rất khó tìm chuẩn, vì vậy trong ca dao cổ có câu:  “Nhìn thế tìm long dễ, muốn biết huyệt điểm khó”.
 
Huyệt hình của huyệt phong thuỷ thường có sự khác nhau do địa hình cục bộ, vì vậy chia ra làm oa huyệt, kiềm huyệt, nhũ huyệt, đột huyệt.
 
Oa huyệt hình giống như tổ chim yến, chôn ở nơi lõm xuống , thường gặp ở nơi núi cao.
 
Kiềm huyệt hình dáng giống như hai chân bắt chéo lên nhau như gọng kìm, còn gọi là khai cước huyệt, ở núi cao bình địa.
 
Nhũ huyệt thì huyệt tinh mở ra, ở giữa có nhũ, còn gọi là huyền vũ huyệt, hoặc cũng gọi là nhũ đầu huyệt, ở bình địa núi cao.
 
Đột huyệt, tinh huyệt bằng, ở giữa nổi lên, còn gọi là bào huyệt. Nó có hình nồi úp, đỉnh có nhiều kiểu, thường gặp ở bình địa.
 

5. Núi bao nước vòng , bốn mặt vây bọc

 
Môi trường âm trạch tốt hay xấu, ngoài long thế long cách, che chắn, huyệt trường còn phải có núi non bao bọc, sơn thủy hữu tình, tạo thành tiểu môi trường hài hòa
 
Nơi có chính huyệt núi phải trẻ, minh đường mở rộng, hình thế bốn bên chụm, kín gió,  nước tụ. Sơn minh thuỷ tú mưa thuận gió hoà , đất trời sáng sủa, thanh tịnh trong ồn ào, phồn hoa trong thanh tịnh, trông thấy là muốn nhìn, đến gần thấy lòng vui tươi, khí phải tích, tinh phải tụ. Đó là thế đất cực tốt để đặt huyệt.
 
Sa thuỷ đồng hành với nhau. Thanh Long, Bạch Hổ là hai sa sơn bên trái, bên phải. Ở gần phía trước huyệt là núi thấp gọi là án , ở xa phía trước huyệt là núi lớn gọi là triều (có nghĩa là triều bái).
 
Nơi nước uốn lượn chảy ra gọi là thuỷ khẩu, hai bên thuỷ khẩu phải có núi cao dựng đứng khép lại gọi là thuỷ khẩu sa. Núi của thuỷ khẩu phải cao và lớn, vòng mà khép lại. Nước chảy ra phải chậm rãi uốn lượn, không được chảy nhanh, nếu không sẽ tổn sinh khí.
Vì vậy tại thuỷ khẩu càng nhiều lớp núi càng tốt. 
 
Sự phân hợp của sơn thuỷ tạo thành môi trường lớn với núi bao nước vòng , kết hợp với sa, triều, án tạo thành môi trường nhỏ trấn giữ bốn mặt.

Tin cùng chuyên mục

X