1. Ý nghĩa cúng Rằm Trung Thu
Tục xưa truyền lại rằng: Vào một đêm rằm tháng 8 trăng sáng như gương, bầu trời bao la huyền ảo, nhà Vua nhìn lên trời và nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng. Pháp sư đi theo nhà Vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung, chiếc gậy liền biến .thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà Vua cùng pháp sư lên Cung Trăng.
Vào đến ”Phủ thanh hư Quảng Hàn’ nhà Vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để nhà Vua xem. Sau khi về trần gian, đế tưởng nhớ ngày này, hàng năm vào Rằm tháng Tám, nhà Vua sai làm ”Bánh Tiên”- bánh có hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là ”Bánh Trăng’ và khi trăng Rằm toả sáng nhà Vua cùng quần thần ngắm trăng ăn bánh. Từ đó hình thành tục ăn Tết Trung Thu.
Tết Trung Thu là tết được cử hành vào đêm Rằm tháng 8, tết này còn gọi là ”Tết Trông Trăng’. Theo phong tục dân gian ngày Tết Trung Thu nhà nhà đều treo đèn kết loa rước đèn, ngắm trăng và làm “Bánh Trăng” – ngày nay là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên, có thể gọi là Tết Trung Thu trông trăng bái bồ tát.
2. Sắm lễ cúng Rằm Trung Thu
Mâm cỗ Trung Thu, mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những món truyền thống thì bao giờ cũng phải có: bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi,… và tất nhiên phảị có hương, hoa, đèn, nến.
Nhân dịp Tết Trung Thu mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng… để tỏ lòng biết ơn quí trọng.
3. Văn khấn cúng Rằm Trung Thu đúng chuẩn theo Văn khấn cổ truyền
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!