Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Những khái niệm cơ bản của phong thủy Loan Đầu và ứng dụng thực tế

Thứ Sáu, 14/08/2015 14:31 (GMT+07)
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Dưới đây là những khái niệm cơ bản của phong thủy Loan Đầu, bởi nó là nền tảng cho quá trình phân tích yếu tố Loan Đầu trong phong thủy Huyền Không với quang cảnh môi trường cuộc sống hiện đại ngày nay đang thay đổi hàng ngày hàng giờ.       


► Lichngaytot.com cung cấp công cụ xem thước lỗ ban online chuẩn xác

1. Phong thủy Loan Đầu là gì?

 
Phong thủy Loan Đầu là một trường phái phong thủy kinh điển, xuất hiện từ rất sớm, không ai nắm chắc hoặc có bằng chứng rõ ràng từ bao giờ.

Thuở đó, để đảm bảo nhu cầu sinh tồn, người ta cần thu thập kinh nghiệm sống để biết cách chọn vị trí tốt đẹp để cư trú. Chính từ nơi đây phái Loan Đầu dần dần hình thành và phát triển. 
 
Phong thuy Loan Dau la gi
 
Thời nhà Đường, nhà phong thủy nổi tiếng Dương Quân Tùng là người xướng lên thuyết Loan Đầu. Ông nói: “Sơn và Thủy đã ăn ý với nhau, tức là thiên nhiên đã chọn sẵn cho ta một cuộc đất lành, chỉ cần phối hợp nhịp nhàng giữa Sơn và Thủy qua sự dàn dựng của con người”.

Loan Đầu căn cứ trên sự cấu tạo hình thế núi đồi, sông nước ảnh hướng ra sao tới khu vực cần xét đoán mà không luận đến phương hướng hay lý khí. 
 
Và cho đến ngày nay thì trường phái phong thủy Loan Đầu vẫn được ưa chuộng sử dụng vì tính chính xác khi luận đoán và còn nguyên giá trị nghiên cứu.

Khởi đầu phái này áp dụng cho phong thủy Dương trạch, tức đất nhà sử dụng cho mục đích ở, làm việc… sau đó tiếp tục được áp dụng cho Âm trạch tức đất dùng cho mồ mả, mộ phần.
 
Trường phái phong thủy này ngày càng phát huy tác dụng và phát triển rất thịnh hành trong lĩnh vực Âm trạch là bởi khi xã hội dần dần hình thành và phát triển, người ta có xu hướng ăn ở và sinh sống tại khu vực thành thị, mà tại những nơi này thì thường sẽ khó khăn trong việc tận dụng các lợi thế của phong thủy điều kiện tự nhiên như hình sông, thế núi.

Tuy nhiên những khu vực được xét làm mộ phần, lăng tẩm thì vẫn được ưu tiên ở khu vực nông thôn hoặc đồi núi, nơi có nhiều phong cảnh thiên nhiên hơn nên phái Loan Đầu cũng được ứng dụng triệt để hơn.
 

2. Những khái niệm cơ bản của phong thủy Loan Đầu

 
Loan Đầu là phương pháp đoán định nơi cư trú dựa trên hình và thế của đất. Đánh giá rồi kết luận tốt xấu hoặc những điều cấm kỵ.
 
Long, Huyệt, Sơn, Sa, Thủy là năm yếu tố quan trọng trong Địa Lý Loan Đầu phái.
 
Khai niem co ban cua phong thuy Loan Dau
 

2.1 Long

 
Đồi núi nhấp nhô cao thấp thay đổi không ngừng được gọi là Sơn Long hay gọi tắt là Long.
 
Hình thế đất đai quanh co, hình thành các Khí và Tượng khác nhau, quyết định sự chọn lựa nơi cư trú. Đặc trưng của địa hình phù hợp với đặc trưng của rồng, nên dùng Long để tượng trưng. Mạch núi trong tự nhiên gọi là Long mạch. Long mạch có thể đi cao như những dãy đồi núi trùng điệp và cũng có thể đi rất thấp trên mặt ruộng.
 
Hình thế núi trong phong thủy Loan Đầu chia ra năm đặc trưng. Hình núi đỉnh tròn chân rộng là Kim Sơn. Núi đỉnh tròn thân gần như thẳng là Mộc Sơn. Núi đỉnh bằng là Thủy Sơn. Núi đỉnh nhọn chân rộng là Hỏa Sơn. Núi đỉnh bằng phẳng thanh tú là Thổ Sơn.
  • Long sinh: là Long mạch sống động, ta quan sát và cảm nhận được nó bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi như con lươn con rắn sống đang bò.
  • Long tử: Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như con lươn con cá chết.
  • Long cường: Long mạch nổi lên to lớn, hùng vĩ uy nghi.      
  • Long nhược: Long mạch nhỏ nhắn, dài, sắc thái thư thả ung dung.

2.2 Huyệt

 
Huyệt là nơi trọng yếu của Long mạch. Huyệt là nơi dựa vào núi đối diện với nước. Dựa vào hình thế núi non và sông nước khác nhau mà Huyệt phân ra cát hung.
 
Chọn Huyệt là điểm Huyệt. Muốn điểm Huyệt cần phải nhận rõ Long mạch, không thể tự lập được Huyệt. 
 
Huyệt còn được gọi là Minh Đường trong Tầm Long Điểm Huyệt. Huyệt bao hàm cả Sơn và Thủy. Sơn và Thủy xem Khí là quan trọng nhất. Khí được phân ra hai trạng thái: chỉ (dừng lại) và tụ (tụ lại). Khi bị gió thổi thì tản ra, khi gặp nước thì dừng lại (giới thủy tắc chỉ). 
 
Xác định Huyệt phải dựa trên Giới thủy. Khí có dừng lại thì mới tụ được. Muốn có tụ thì trước tiên phải ngăn được gió thổi (tàng phong).
 
Khí của Long huyệt phải có hai điểm: Một là: Khí cần phải liên tục không đứt đoạn; Hai là: Khí cần phải tụ.

Huyệt có hình như cái ô là Oa huyệt, là nơi có thể phát. Huyệt hình cong như cây cung là Tiện huyệt (Huyệt bần hàn). Oa huyệt vì có hình ô nên tụ khí là tốt. Cung hình huyệt không tụ khí được nên xấu.
 

2.3 Sơn

 
Sơn mạch là tên gọi chung núi non, tức là hình thế đất đai núi non. Hướng của núi chính là hướng của Long mạch. 
 
Những ngọn núi chủ thể cấu tạo thành Sơn mạch gọi là Chủ mạch. Từ Chủ mạch sinh ra các núi khác gọi là Chi mạch. Chủ mạch như hình dạng cây và cành, nên chia Long mạch thành Đại can, Tiểu can, Tiểu chi (cành lớn, cành nhỏ, nhánh nhỏ). 
 
Nơi khởi nguồn của Chủ mạch được gọi là Tổ sơn, từ Tổ sơn chạy theo hướng đi của Long mạch có Thiếu tổ sơn. Hình thế đất đai núi non đều có thứ tự. Do vậy, đất đai đã đối ứng với xã hội. Hình thế đất đai liên hệ với nhau giống như bố cục bài vị trong nhà thờ tổ tiên. 
 
Vị trí và tác dụng của Thiếu tổ sơn trong Long mạch rất được chú trọng trong Loan Đầu phái. 
 
Tầm Long Tróc Mạch
 
Tầm Long tức là tìm ra được Tổ sơn, Tróc Mạch tức là nhận định được thứ tự mạch trong thế núi tự nhiên. Do thế núi đa dạng nên phải Tầm và Tróc mới biết được thứ tự mạch lạc của Long mạch.
 
Tầm Long Tróc Mạch trong phong thủy coi Sơn mạch là chủ đạo với nhà ở, môi trường. Sơn mạch gần nhất là Long sơn hoặc Chi sơn, Trấn sơn. Chủ sơn là người chủ của căn nhà, là bản vị. Còn Trấn sơn chỉ uy lực của Long. Trấn sơn chỉ ra sự tốt xấu của Âm trạch hay Dương trạch. 
 
Ngoài việc có Long sơn tại nơi cư trú, còn phải xét đến Thủy. Núi và Nước kết lại thành huyệt. 
 

2.4 Sa

 
Sa là cát, đá, là chỉ cái cấu tạo thành Long. Long là mạch thể địa thế, Sa là một ngọn núi hay một địa thế cá biệt. Không phải ngọn núi hay địa thế nào cũng gọi là Sa. Sa phải có mối liên hệ với huyệt mới được gọi là Sa. Nó là các gò đống nổi lên, hiện ra xung quanh Huyệt cả trước lẫn sau.
 
Long mạch, Tổ Sơn, Thiếu tổ sơn đều là chỉ núi phía sau Dương trạch hay Âm trạch. Sau lưng nhà là Lai xứ (chỗ đến). Các núi tổ tông đều là Lai xứ.

Tất cả núi hoặc gò đất ở hai bên phải trái hoặc trước mặt huyệt là Sa. Núi bên cạnh trái Huyệt gọi là Thanh Long sa, gọi tắt là Thanh Long hay Tả Phụ, Tả Kiên, Tả Tý (Kiên: vai, Tý: tay). Núi bên cạnh phải Huyệt gọi là Bạch Hổ sa hay Bạch Hổ, Hữu Bật, Hữu Kiên, Hữu Tý. 
 
Nếu hướng chính gần Huyệt có gò đất nhỏ thì gọi là Án sơn (Án là cái bàn làm việc). Án với Huyệt như bàn làm việc trước mặt người ngồi. Cách xa hơn một chút có núi gọi là Triều sơn (núi chầu). Cách cục của một nơi cư trú (hay nơi chôn cất) tốt là phải ở điểm trung tâm. Đó là Minh Đường.
 

2.5 Thủy
 

Phong thủy Loan Đầu còn có Thủy pháp. Thủy pháp trong phong thủy là phép chiêm đoán theo hình thế nước chảy. Sông nước có vị trí khá quan trọng trong Phong Thủy. Huyệt kết được là do sơn và thủy tụ hợp mà thành. 
 
Tam thoa là chỉ nơi ba con sông hợp lại. Nhất định phải nhận rõ tụ hay tán. Nơi gọi là Long thủ cũng tức là Long sơn. Xác định được vị trí Long sơn mới xác định được huyệt. Huyệt có khí tụ mới có sự sống. Trước mặt Long Sơn cần phải có thủy. 
 
Khí gặp nơi có sông nước thì dừng lại. Gió thổi làm tán khí, có Long sơn ngăn chặn mà chứa lại. Trước mặt Long sơn cần có sự giao hội của hai dòng nước chảy từ trái và phải. Như vậy, khí được sinh ra và được tụ lại. 
 
Huyệt nơi nước đến gọi là Thiên môn, nơi nước đi gọi là Địa hộ. Đây cũng là tên gọi trên la bàn. 
 

3. Những hướng phong thủy Loan Đầu tốt

 
The phong thuy Loan Dau tot
 
Bốn phía nhà nhô cao là tốt. Phúc lộc dồi dào, làm ăn phát đạt, con cái tài giỏi.
  • Phía trước nhà có gò cao, phía sau có núi đồi, phía Đông có dòng nước, phía Tây có đường là đại cát. Con cháu đời đời làm quan, hưởng lộc may mắn.
  • Phía Đông cao, Tây thấp, phía Bắc có núi nhiều là đại cát. Tiền của như núi, trên dưới vui vẻ, thuận hòa.
  • Tây ngắn, Đông dài, chủ nhà may mắn, của cải dồi dào, con cháu thịnh vượng.
  • Phía Nam có gò đất, phía Bắc có đồi, phía Tây có dòng nước chảy về phía Nam, địa thế thấp dần về phía Đông, kéo dài hơn 1 dặm là tốt.
  • Hai bên Đông, Tây có dòng sông chảy qua là tốt. Gia chủ luôn gặp may, hậu thế đời đời hưởng phúc.
  • Phía Tây Nam có hồ nước, Đông Bắc có đồi núi là tốt. Gia chủ giàu sang, con cháu hưởng lộc trời.
  • Hướng Tây Nam có gò đất cao, là cát. Càng ở lâu, con cháu càng vinh hiển, đời đời thịnh vượng.
  • Hướng chính Bắc cò gò mộ là cát. Ở chốn này, người quân tử làm quan hưởng lộc, bình dân thì gia đạo êm ấm.
  • Phía Tây Bắc có gò đồi, tốt. Gia đình ngày càng thịnh vượng. Con cháu thành đạt làm rạng rỡ tổ tông.
  • Phía Nam và phía Bắc có núi cao, phía Đông và phía Tây có bãi cát, ao hồ, chủ nhà phú quý, trường thọ.
  • Phía Đông Bắc có gò đồi là cát. Của cải dồi dào, con cháu hưng thịnh.
  • Phía Bắc nhà ở có gò đồi, phía Nam gần ao hồ, địa thế cao dần về phía Tây Bắc là tốt. Con cháu vinh danh rạng rỡ tổ tông.
  • Phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc có đồi cao, phía Tây Nam có núi đồi, phía Nam thoai thoải là tốt. Dựng nhà nơi đây, lắm của nhiều con. Con cháu tài ba, vinh hiển.
  • Phía Tây Bắc có núi dài hơn vạn dặm, hướng Đông Nam lại có núi cao trùng trùng điệp điệp, địa thế Tây Nam, Đông Bắc bằng phẳng thì giàu sang.
  • Phía Bắc có núi, phía Đông có dòng nước trong xanh, hướng Tây có đường đi là tốt. Con cháu làm vinh hiển.

4. Thế phong thủy Loan Đầu xấu

 
The phong thuy Loan Dau xau
 
  • Nếu xung quanh nhà là rãnh nước – nơi chứa nhiều chất uế tạp sẽ ảnh hưởng rất xấu tới gia chủ. Nếu cư trú lâu ngày, người sống trong nhà có thể sẽ mang mệnh tật, tiền tài bị hao tổn.
  • Nếu cư trú lâu ngày trong ngôi nhà mà hai bên nhà là đường giao thông thì gia chủ sẽ dễ mắc bệnh thần kinh, thậm chí có thể gặp tai họa bất ngờ.
  • Nếu nhà nằm ở giữa hai ngôi nhà cao tầng khác thì gia chủ dễ mắc bệnh tật, tài vận kém.
  • Giữa hai nhà cao tầng có ngõ nhỏ ngăn cách gọi là thiên trảm sát (lưỡi dao từ trên trời rơi xuống). Nếu ngõ này chiếu thẳng vào nhà bạn thì sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, dễ bị phá sản.
  • Hai nhà đối diện mở cửa đối xứng nhau, phong thủy gọi là đấu môn sát. Nhà ở vào trường hợp này sẽ có một nhà bị suy kiệt, nhà nào có cửa to thì đỡ bị hại hơn.
  • Nhà xây cao vọt hơn các nhà khác, phong thủy gọi là lộ phong sát. Gia chủ dễ bị cô đơn, dễ mắc bệnh tật, bị mọi người xa lánh.
  • Phía trước nhà có một ngôi nhà hoang phế thì của cải khó tích lũy, gia đình bất hòa, sức khỏe suy yếu.
  • Trước nhà có tảng đá hay vật nhọn chiếu vào thì gia chủ dễ bị thương tổn. Nếu ở hướng Nam của nhà có vật nhọn chiếu vào thì nhà dễ bị hỏa hoạn.
  • Trước cửa nhà là một hố nước hoặc một ao nhỏ là rất hung (xấu), gia đình không hòa thuận, gặp nhiều chuyện thị phi.
  • Nhà ở gần bãi rác (càng lớn càng hung) thì dễ xảy ra tiêu cực, sức khỏe kém, con cái ngỗ nghịch.
  • Trước cửa nhà hoặc trong sân có hai cây bắt chéo nhau sẽ khiến gia đình không hòa thuận, vợ chồng dễ có chuyện tình cảm bất chính.
  • Nhà ở đối diện với khu vui chơi giải trí thì ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
  • Nhà ở hoặc cửa hàng có đoạn đường cong trước mặt thì gia chủ rất dễ gặp nguy hiểm như tai nạn, phá sản; con cái ngỗ ngược…
  • Trước cửa có cây to sẽ ngăn cản dương khí vào nhà, âm khí sinh sôi. Người sống trong nhà này dễ sinh bệnh tật, dễ bị sét đánh vào nhà.
  • Nhà ở hoặc cửa hàng không nên ở chính giữa ngã ba đường. Nếu là phố rộng thì gọi là lộ xung, nếu là phố hẹp thì gọi là lộ sát. Hai trường hợp này gọi là lộ không vong, đều khiến gia chủ dễ lâm vào cảnh bị phá sản hoặc bị kiện tụng.
Muốn xem thế nhà trong phong thủy Loan Đầu phải có hiểu biết về địa lý, địa hình và tầm nhìn bao quát. Nếu không nhìn nhận được thế cục hoặc còn đang phân vân về thế nhà mình thì nên nhờ cậy tới người có kiến thức và kĩ năng xem giúp, tránh trường hợp xem sai sẽ gây nhiều tai họa.
 

5. Thế phong thủy Loan Đầu sân vườn

 
Nếu nhà được xem như kho chứa tài lộc của một gia đình thì vườn chính là con đường dẫn tài lộc ấy đi vào đúng nơi đúng chỗ. Áp dụng phong thủy Loan Đầu trong thiết kế sân vườn cũng góp phần cải thiện vận trình cho gia chủ. Cụ thể cần phải lưu ý những điểm sau:
 
 
Phong thuy Loan Dau san vuon
 
  • Vườn nhỏ mà trồng cây quá lớn lấy bóng râm thì nhà dễ gặp vận suy.
  • Trồng liễu dễ xào xáo tình cảm gia đình nên những ai chuộng sự bình yên nên tránh trồng.
  • Trồng trúc mang may mắn, nhưng nên trồng trong bồn hay chậu cứng để rễ cây mọc tập trung bên trong, không phá đất.
  • Giữa sân nên trồng các loại hoa nhỏ có nhiều màu vì chúng sẽ giúp người trong nhà sống thoải mái, dễ chịu.
  • Không nên trồng những loại cây phát triển thành dáng kỳ quái vì chúng bị cho là tướng hung.
  • Trong vườn, những nơi có thảm cỏ nên thiết kế thêm đá, có thể là đá tảng hoặc đá cuội vì chúng đại diện cho sức mạnh, sẽ hài hòa với nét mềm mại của thảm cỏ để gia đạo và gia phong được hài hòa, vừa cứng rắn lại vừa mềm mỏng.
  • Nước là năng lượng cho vườn nên tốt nhất là vừa có khoảng nước lặng để thu khí trời đất, vừa có khoảng nước lưu chuyển để mang tài lộc vào nhà. Cá thả trong hồ nên có màu vàng và màu trắng vì chúng tượng trưng cho vàng, bạc.
  • Chuông gió phong thủy: là vật bổ sung cho tiếng nước róc rách khiến “phong” và “thủy” thêm hòa quyện. Không nên treo một chiếc chuông gió quá lớn ở phía Đông khu vườn.
  • Đèn vườn: Thay thế ánh sáng mặt trời vào ban đêm, đèn mang vào khu vườn yếu tố “hỏa”, tạo cảm giác hưng phấn tràn đầy năng lượng cho vườn. Cần bố trí sao cho tất cả các vị trí trong vườn đều đủ ánh sáng.
  • Tượng điêu khắc: Những bức tượng điêu khắc to, nhỏ như thiên thần, trẻ em, chim muông, chó, ngựa… sẽ làm cho khu vườn của bạn tràn đầy sinh khí. 
Xem các bài viết khác: 

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X