(Lichngaytot.com) Chỉ khi biết Thần số học Pythagoras là gì thì chúng ta mới có đủ niềm tin để tính toán và thực hiện theo những lời khuyên đi kèm theo đó nhằm mục đích cải thiện tương lai của mình cho rực rỡ, tươi sáng hơn.
Thần số học Pythagoras là gì?
Thần số học Numerology còn được gọi là hệ thống Numerology Châu Âu, trong đó có Thần số học Pythagoras được tin rằng do Pythagoras - người nổi tiếng với những nghiên cứu về các con số, được xem là người phát minh ra.
Pythagoras - triết gia Hy Lạp cổ đại sống cách chúng ta khoảng 2500 năm nổi tiếng đến tận ngày nay chủ yếu đến từ Định lý Pytago, một định lý toán học vẫn được sử dụng rộng rãi cho tới bây giờ.
Khoảng năm 525 trước Công nguyên, Pythagoras khởi đầu trường phái triết học chính thống của chính mình ở Croton, Ý. Ông tin rằng thế giới được hình thành dựa trên quyền năng của các con số, mọi thứ hữu hình hay vô hình đều có thể được rút gọn thành các chữ số.
Ông tin rằng sự rung động hay “âm” của vũ trụ ở đúng khoảnh khắc ra đời của một người có tác động lên cả tính cách lẫn vận mệnh của người đó.
Trường phái Pythagoras có niềm tin vô cùng lớn vào các con số, họ tin rằng tất cả những gì tồn tại trên đời đều phụ thuộc vào các con số, kể cả sự luân hồi! Chính chúng tạo ra vật chất, con người, thế giới, vì vậy qua đó, có thể tiên đoán trước phần nào tương lai. Mục đích lớn nhất của ông là cho cả thế giới thấy các con số có quyền năng đưa toàn bộ cuộc sống vào thống nhất và hoà hợp.
Trường phái Pythagoras có niềm tin vô cùng lớn vào các con số, họ tin rằng tất cả những gì tồn tại trên đời đều phụ thuộc vào các con số, kể cả sự luân hồi! Chính chúng tạo ra vật chất, con người, thế giới, vì vậy qua đó, có thể tiên đoán trước phần nào tương lai. Mục đích lớn nhất của ông là cho cả thế giới thấy các con số có quyền năng đưa toàn bộ cuộc sống vào thống nhất và hoà hợp.
Theo đó, hệ thống Thần số học Pythagoras sử dụng kết hợp cả ngày sinh và tên để tính các con số tượng trưng cho cuộc đời mỗi người. Các con số được sử dụng bao gồm từ 2 tới 9, cộng thêm hai con số đặc biệt là 11 và 22.
Thần số học Pythagoras khác với các thần số học khác với việc lấy từ 5 số chủ yếu: hai số rút ra từ ngày sinh, và ba số từ tên. Năm số này kết hợp với số thứ 6 gọi là số Thái độ, cho ta biết mình là ai, và làm thế nào có thể cải thiện được cuộc sống của mình. Chỉ cần phân tích 6 con số này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về cuộc đời của một người.
1. Số Ngày sinh: Mô tả cách những người khác nhìn nhận bạn.
2. Số Nhân cách: Mô tả mọi người cảm nhận về bạn như thế nào.
3. Số Tên riêng: Mô tả sức mạnh tên của bạn.
4. Số Linh hồn: Mô tả điều bạn cảm nhận thực sự trong con người bạn.
5. Số Đường đời: Mô tả đường đời bạn phải trải qua để có hạnh phúc, đây là con số quan trọng nhất trong biểu đồ của bạn.
6. Số Thái độ: Mô tả thái độ chung của bạn đối với cuộc sống.
Tuy nhiên chúng ta biết tới hệ thống thần số học Numerology Pythagoras theo lời kể của một học trò của ông Philolaus vì những gì ông giảng dạy không lưu trữ lại được.
Sau khi Pythagoras mất, Philolaus tuyên bố Pythagoras đã tìm ra một hệ thống Numerology và coi ông là cha đẻ của nền Numerology phương Tây. Trong hơn 2500 năm sau lời tuyên bố này vẫn được chấp nhận vì không ai phát hiện ra bằng chứng gì để chống lại nó.
Sau khi Pythagoras mất, Philolaus tuyên bố Pythagoras đã tìm ra một hệ thống Numerology và coi ông là cha đẻ của nền Numerology phương Tây. Trong hơn 2500 năm sau lời tuyên bố này vẫn được chấp nhận vì không ai phát hiện ra bằng chứng gì để chống lại nó.
Pythagoras - Không chỉ là nhà toán học vĩ đại
Sau khi biết Thần số học Pythagoras là gì chắc chắn ai cũng tò mò về Pythagoras là ai?
Pythagoras trở nên quen thuộc hơn với chúng ta với hình ảnh là nhà toán học khi ông là người đầu tiên tin và chứng minh được rằng tổng 3 góc trong 1 tam giác luôn bằng 180 độ.
Pythagoras trở nên quen thuộc hơn với chúng ta với hình ảnh là nhà toán học khi ông là người đầu tiên tin và chứng minh được rằng tổng 3 góc trong 1 tam giác luôn bằng 180 độ.
Theo định lý Pythagoras: "Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bao giờ cũng bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại".
Cái danh nhà toán học đã làm lu mờ đi những hào quang của ông liên quan tới triết học hay tôn giáo, thần học, thiên văn học,...
Pythagoras đi khắp nơi để học hỏi mọi thứ
Pythagoras sinh ra vào khoảng năm 580-570 TCN và mất vào 500-490 TCN tại hòn đảo Samos thuộc bờ biển phía Tây Hy Lạp.
Ông bộc lộ khả năng thông minh xuất chúng của mình khi đang tuổi thanh niên.
Pythagoras đã dừng chân ở Croton (thành phố Crotone ngày nay), tại thời điểm đó là một thành phố Hy Lạp ở miền Nam nước Ý, và được giao nhiệm vụ dạy học cho trẻ em và phụ nữ tại thành phố này. Pythagoras đã trở thành một người có ảnh hưởng trong vùng, và thậm chí đã tạo dựng được một nhóm những môn đồ ở Croton.
Thời gian này, nhiều người khuyên nên tới Memphis, Ai Cập để học hỏi những người tế lễ tài giỏi ở đó. Chính trong khoảng thời gian này, Pythagoras đã ghé thăm Ai Cập và Babylon (một số còn cho rằng ông đã đến Ấn Độ), và dần làm quen với những tôn giáo và phong tục của các nền văn hoá nơi đây.
Sau này, ông theo đuổi nền khoa học ở các dân tộc khác nhau, điều này khiến ông từng dành nhiều năm nghiên cứu tại Ấn Độ, Ai Cập, Babylon và đương nhiên Pythagoras trở nên uyên bác ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng như: Số học, hình học, y học, triết học, thiên văn học....
Đam mê theo đuổi và nghiên cứu học thuật, mãi đến những năm 50 tuổi, Pythagoras mới trở lại quê nhà. Vào khoảng năm 532 trước công nguyên, Pythagoras đã lập hẳn một trường đại học, chiêu mộ cho tất cả những ai cam kết tập trung toàn tâm vào việc học tập, nghiên cứu, không phân biệt giới tính, màu da, chủng tộc hay tiền của. Đặc biệt là ngôi trường này chấp nhận cho cả phụ nữ theo học.
Nơi đó, họ theo đuổi sự hoàn hảo về đạo đức. Những người thuộc đó sẽ sống trong trường, không được có sở hữu chung cũng như bắt buộc phải ăn chay.
Ở đó, Pythagoras đưa ra chương trình 5 năm học gồm 4 bộ môn chính là: Hình học, toán học, thiên văn và âm nhạc, nhưng chỉ có những môn sinh từ năm 3 trở lên mới được ông trực tiếp giảng dạy.
Học trình Pythagoras giảng dạy chủ trương phát triển cá nhân, bao gồm ba phần:
Học trình Pythagoras giảng dạy chủ trương phát triển cá nhân, bao gồm ba phần:
Phần 1 được được gọi là "Chuẩn bị" tập trung mười nguyên tắc toán học then chốt, để cung cấp cho sinh viên kiến thức cần thiết để phát triển cá nhân một cách rực rỡ nhất.
Phần 2 được gọi là "Thanh lọc" tập trung dạy học cách thấu hiểu cuộc sống, mục đích sống và cách sống sao cho hòa hợp với mục đích sống này. Những giá trị này được giảng dạy thông qua "khoa học về những con số", mà ngày hôm nay được biết đến rộng rãi bằng cái tên Numerology.
Học phần cuối cùng, sinh viên được dạy về khái niệm "Hoàn thiện hóa", tích hợp và diễn dịch các yếu tố về thân, tâm và thức (physical, mental and spiritual) của mỗi con người.
Các phần giảng của ông tựu trung vào ý tứ của câu ngạn ngữ cổ: “Know thyself, then thou shalt know the universe and God” – “Hãy nhận thức về bản thân mình, rồi người sẽ biết về vũ trụ này, và về Thượng Đế”.
Các phần giảng của ông tựu trung vào ý tứ của câu ngạn ngữ cổ: “Know thyself, then thou shalt know the universe and God” – “Hãy nhận thức về bản thân mình, rồi người sẽ biết về vũ trụ này, và về Thượng Đế”.
Pythagoras - Người khơi gợi về lĩnh vực huyền bí
Tuy rằng tư tưởng Pythagoras đa phần tiếp nhận ảnh hưởng từ toán học, nhưng các môn đồ của ông còn tham gia vào lĩnh vực huyền bí.
Ví dụ như ông người đầu tiên giới thiệu cho người Hy Lạp ý tưởng về sự bất diệt của linh hồn con người và sự luân hồi. Đây là một thách thức căn bản đối với tín ngưỡng truyền thống ở Olympia, vì việc đề cao linh hồn con người lên tầm bất tử đã hạ thấp giá trị của các vị thần trên đỉnh Olympus cũng như sự tôn thờ của người dân đối với họ, đồng thời nâng cao tầm quan trọng của việc chăm sóc (thờ cúng, làm lễ, …) cho linh hồn người chết.
Ví dụ như ông người đầu tiên giới thiệu cho người Hy Lạp ý tưởng về sự bất diệt của linh hồn con người và sự luân hồi. Đây là một thách thức căn bản đối với tín ngưỡng truyền thống ở Olympia, vì việc đề cao linh hồn con người lên tầm bất tử đã hạ thấp giá trị của các vị thần trên đỉnh Olympus cũng như sự tôn thờ của người dân đối với họ, đồng thời nâng cao tầm quan trọng của việc chăm sóc (thờ cúng, làm lễ, …) cho linh hồn người chết.
Không những thế, những môn sinh của trường phái Pythagoras cũng luôn được chú trọng tới âm nhạc, họ coi đó là nhân tố then chốt cấu thành cuộc sống và thường cùng nhau hát vang ca ngợi thần Apollo, dùng đàn lyre để chữa bệnh cho cả tâm hồn lẫn thể xác, hay đặc biệt là tăng cường trí nhớ bằng cách... ngâm thơ.
Người ta cho rằng ông có một số quan niệm kỳ lạ và đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết của Pythagoras. Quy định không được động chạm vào hạt đậu dưới mọi hình thức. Chế độ ăn uống kiêng khem nổi tiếng nhất của Pythagoras có lẽ là việc cấm ăn các loại đậu.
Do đó, khi ông bị truy sát, ông mải miết chạy cho tới khi gặp cánh đồng trồng đậu chắn ngang. Ông thà chết chứ không chịu chạy ngang qua cánh đồng đậu thoát thân.
Do đó, khi ông bị truy sát, ông mải miết chạy cho tới khi gặp cánh đồng trồng đậu chắn ngang. Ông thà chết chứ không chịu chạy ngang qua cánh đồng đậu thoát thân.
Những lý do được giải thích cho việc tránh chạm, ăn đậu đó là: Đậu gây đầy hơi, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự thanh thản trong tâm trí. Hơn nữa, nó có hình dáng của đậu giống với tinh hoàn. Niềm tin tôn giáo của ông cho rằng nếu hạt đậu bị vùi lấp trong phân, chúng sẽ biến thành hình người.
Tuy có những điều không ai giải thích để biết rằng những quan điểm của ông có lý hay vô lý nhưng không ai phủ nhận được rằng, các phát hiện, định lý của ông như đánh dấu những bước tiến khổng lồ trong sự phát triển của lịch sử loài người.
(Tổng hợp)