Thần số học Numerology là gì mà nhiều cư dân mạng bàn tán nhiều đến vậy?

Thứ Ba, 29/09/2020 16:49 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cùng khám phá thần số học Numerology để chúng ta tránh đánh đồng khái niệm của nó khi cách dịch của chúng ta từ tiếng Anh sang tiếng Việt khá chung chung, dễ gây hiểu nhầm cho mọi người.


Thần số học Numerology


Bạn đã bao giờ nghe tới khái nghiệm Thần số học hay nếu bạn chưa biết về khái niệm này nhưng luôn tò mò rằng vì sao mình lại có sở thích đặc biệt một con số nào đó mà không hiểu lý do vì sao?

Từ Thần số học Numerology bắt nguồn từ từ “Numerus” trong tiếng La tinh nghĩa là con số, và từ “Logos” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngôn từ, tư tưởng và cảm xúc.

Theo góc nhìn của Thần số học, các con số tồn tại dưới các dạng sóng rung (vibrations) cũng giống như những suy nghĩ của chúng ta cũng luôn có mức sóng tương tự như vậy.

Cụ thể, mỗi con số đều có những dạng sóng rung khác nhau phụ thuộc vào số vòng xoay mỗi con số tạo ra trong một giây. Mỗi âm thanh, màu sắc, mùi hương, hay ý nghĩ đều là một sóng rung, mỗi sóng này sẽ rung động tương ứng với mỗi con số cụ thể, và mỗi con số này sẽ được kết nối vào cuộc sống này.

Đó là lý do cả phương Đông lẫn phương Tây đều đề cao con số phong thủy. Đó là lý do, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được rằng những con số gắn liền với cuộc sống con người bởi chúng đang phản ánh chính chúng ta trong đời sống này một cách rõ ràng chứ không hề kỳ bí hay ma mị giống như việc size giày của bạn là 37 chứ không phải như người có size 42 vậy.

Nhìn chung, Thần số học Numerology là một môn khoa học nghiên cứu về các con số gắn liền với một người bao gồm ngày tháng năm sinh, tên chính, tên phụ, nghệ danh,... qua đó để tự nhận thức về chính mình (Self-Discovery). 
 
Từ đó ta có thể chấp nhận những gì mà mình vốn có, tiếp đó tìm cách bổ sung những gì bản thân thiếu sót, giảm bớt đi những gì dư thừa... để tìm về sự cân bằng, an vui trong tâm hồn.  
 
Cùng dựa vào con số để tính toán nhưng cách tính của các loại thần số học khác nhau cũng có những điểm khác nhau. Việc đúng hay sai vẫn cần mỗi chúng ta cảm nhận vì nhìn chung chúng đều được tính toán một cách khoa học, điều quan trọng là mỗi chúng ta tìm hiểu sâu thêm để phân biệt xem loại nào là phù hợp với mình nhất.

Numerology có lịch sử hàng ngàn năm xuất hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau dưới sức ảnh hưởng của văn hóa. Sẽ có người cho rằng đó chỉ là một dạng mê tín dị đoan, thế nhưng chúng vẫn tồn tại theo thời gian nhờ sức ảnh hưởng không nhỏ với các nền văn hóa từ xưa đến nay.
 
Thần số học Numerology dù được xuất phát từ nền tảng khoa học nhưng cũng không thoát khỏi được sự lẫn lộn với và các dạng bói toán khác luôn đi giữa lằn ranh mỏng manh giữa mê tín dị đoan và nhu cầu tìm hiểu về chính bản thân mình. Do đó, chỉ có bạn mới tìm hiểu xem chúng có phù hợp hay không với mình mà thôi vì vẫn luôn có xác suất đúng - sai trong mọi hoàn cảnh.

Tự gieo quẻ sinh con TRAI hay GÁI dễ dàng và chuẩn xác
Con cái là lộc trời ban, sinh con trai hay con gái là do lẽ tự nhiên của tạo hóa. Tuy nhiên, “phú quý sinh lễ nghĩa”, khi cuộc sống phát triển, nhu cầu sinh
 
 

Các loại thần số học

 
Ban đầu Thần số học và bói số đã từng được các nhà toán học cổ xưa sử dụng rất nhiều, song hành cùng đời sống con người, nhưng càng về sau, Thần số học được tách ra khỏi toán học, và giờ các nhà khoa học hiện đại chỉ coi Thần số học là một dạng giả toán học.

Hiện nay, Thần số học được coi là một hình thức chiêm nghiệm giống như chiêm tinh học, tử vi hay bài tarot với rất nhiều cách tính khác nhau cùng những quan điểm không hoàn toàn giống nhau. Nhìn chung, có 4 dạng chính thức được nhiều người dùng nhất đó là:
 
+ Chaldean
 
+ Kabbalah
 
+ Pythagore
 
+ I ching (Kinh dịch)
 
Mỗi hệ thống Thần số học này đưa ra những công thức tính toán khác biệt như sau:
 

1. Hệ thống Numerology Chaldean

 
Theo hệ thống Chaldean chỉ tập trung con số từ 1 tới 8

Theo hệ thống thần số học này kết quả được tính bằng âm thanh và bao gồm các con số từ 1 tới 8 và phương pháp Chaldean bắt nguồn từ Babylon cổ đại. 

Theo đó, số 9 được tách biệt ra được xem là con số đặc biệt nên có giá trị thiêng liêng, và vì vậy chỉ được sử dụng nếu nó là tổng của các con số khác.

Ngoài ra, hệ thống thần số học Chaldean cũng sử dụng các con số kết hợp. Số một chữ số thể hiện những khía cạnh bên ngoài của một con người, còn số có hai chữ số thể hiện những ảnh hưởng bên trong.
 

2. Hệ thống Numerology Kabbalah
 

Hệ thống thần số học Kabbalah lại không cụ thể như các thần số học khác khi họ hướng tới những kiến thức đến từ linh hồn và tinh thần.

Bắt nguồn từ đạo thần bí Do Thái nên họ sử dụng bảng chữ cái Do Thái, sau đó được phát triển thích ứng với bảng chữ cái Hy lạp, rồi được thích ứng với bản chữ cái Roman.

Theo đó các con số được diễn giải theo tên của con người chứ không phụ thuộc vào ngày sinh. Hệ thống Kabbalah 
 

3. Hệ thống Numerology Pythagore
 

Pythagoras là một nhà triết học, thần học, toán học và thiên văn học sống vào thời kỳ 600 năm trước Công nguyên. Ông là cha đẻ của môn Hình học mà ngày nay chúng ta được dạy ở trong trường Cấp 2 trở lên. Ông cũng rất nổi tiếng với định lý Pythagore về ba cạnh của tam giác vuông.

Có thông tin cho rằng vì Pythagore nghiên cứu sâu về các con số và vận dụng chúng trong cuộc sống đã dẫn đến sự ra đời của Thần số học. Ông là người đầu tiên thấy được sự sức mạnh của các con số là nền tảng của vũ trụ cũng như số phận con người.
 
Pythagore tin tưởng rằng thế giới đều có thể biểu đạt được bằng quyền năng của những con số, tất cả đều có thể quy đổi thành số. Đây cũng là nguyên lý đầu tiên và xuyên suốt của hội thần số Pytagore.

Thần số học Numerology Pythagore sử dụng kết hợp cả ngày sinh và tên để tính các con số tượng trưng cho cuộc đời mỗi người. Các con số được sử dụng bao gồm từ 2 tới 9, cộng thêm hai con số đặc biệt là 11 và 22.
 
 
Vào khoảng năm 532 trước công nguyên, Pythagoras đã lập trường đại học của riêng mình, chiêu mộ cho tất cả những ai cam kết tập trung toàn tâm vào việc học tập, nghiên cứu, không phân biệt giới tính, màu da, chủng tộc hay tiền của.

Học trình Pythagoras giảng dạy chủ trương phát triển cá nhân,với nền tảng xuất phát từ toán học, thiên văn học, vật lý và triết học.
 
Tuy nhiên những gì ông giảng dạy không được ghi lại đầy đủ, tất cả chỉ qua lời kể của một học trò của ông Philolaus. Sau khi Pythagore mất, Philolaus tuyên bố Pythagore đã tìm ra một hệ thống Numerology và coi ông là cha đẻ của nền Numerology phương Tây.

Trong hơn 2500 sau lời tuyên bố này vẫn được chấp nhận vì không ai có bằng chứng hay nghiên cứu cụ thể nào để chống lại nó.

Gần đây, MC Quỳnh Hương là một trong những người có công rất lớn trong việc đưa Thần số học tiếp cận gần hơn tới mọi người ở Việt Nam thông qua việc dịch và hiểu sách  The Complete Book of Numerology cùng việc nghiên cứu, áp dụng vào thực tế những trường hợp mà cô biết đến ở đời thực.

Tuy nhiên, cô nhấn mạnh cách tính Thần số học của cô không hoàn toàn giống với các cách tính khác vì hiện nay có nhiều cách tính khác nhau. Sau này, cô Quỳnh Hương có sử dụng từ "Nhân số học" để thay thế cho "Thần số học". Theo cô thì sự thay đổi này để tránh đánh đồng với cụm từ "Thần số học" thông thường hướng tới mọi người nghĩ rằng chúng thần bí, mê tín, sai lệch bản chất của Numerology.
 

4. I Ching (Kinh Dịch)
 

Kinh Dịch được nhiều nhà thuật số phương Tây coi là Thần số học Numerology phương Đông. Nhưng khác với Numerology phương Tây chỉ tập trung vào đoán giải những bí ẩn của vận mệnh, Kinh Dịch bao quát nhiều hơn chỉ là nỗ lực vén tấm màn của tương lai.

Kinh Dịch là một trước tác vĩ đại kết hợp triết học cổ đại, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, xưa nay được tôn xưng là bách khoa toàn thư văn hóa Á Đông. Hàng ngàn năm nay, Kinh Dịch có ảnh hưởng rất lớn đến triết học, lịch sử, văn học, tôn giáo, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội các nước Á Đông.
 
Nói một cách nghiêm túc, Kinh Dịch và Truyện dịch cấu thành Chu dịch. Mà Chu dịch, Liên sơn, Quy tàng lại cấu thành Tam dịch. Liên sơn là dịch học đời Hạ, Quy tàng là dịch học đời Ân, Chu dịch là dịch học đời Chu. Đáng tiếc rằng Liên sơn và Quy tàng đã thất truyền.
 
Kinh Dịch còn được gọi là Bản kinh, gọi tắt là Dịch, thành sách vào đầu thời Tây Chu đến cuối thời Chu, cách ngày nay khoảng 3000 năm. Kinh Dịch do các quái từ (quẻ) và hào từ (hào) tổ hợp thành.

Tổng cộng có 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, tổng cộng 384 hào. Truyện dịch có 10 dực (cánh), tức: 10 thiên: thoán thượng, thoán hạ, tượng thượng, tượng hạ, văn ngôn, hệ từ (lời giải quẻ) thượng, hệ từ hạ, thuyết quái, tự quái, tạp quái. Truyện dịch thành sách vào thời kỳ Xuân Thu đến giữa Chiến Quốc, là chú thích và phát huy đối với Kinh Dịch.
 
Mới đầu Kinh Dịch chỉ là một sách bói, sau này nó trở thành sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan. Chỉ dựa trên thuyết âm dương, trên một vạch liền, tượng trưng cho dương và một vạch đứt, tượng trưng cho âm mà vẽ nên một xã hội “trung chính”, diễn được tất cả các quan niệm của dân tộc Trung Quốc về vũ trụ, nhân sinh, từ những quy luật thiên nhiên tới những quy luật trong đối nhân xử thế.

(Tổng hợp)
 
(Tham khảo: The Complete Book of Numerology – Cuốn sách Toàn diện về Khoa học Số)