(Lichngaytot.com) Đã là người, khó tránh khỏi sai lầm. Người có trí tuệ thì biết cách để sửa chữa sai lầm đó, nhưng người vô minh mãi cứ đi sai đường. Vậy làm gì để hết tội, phải chăng trông chờ vào luật nhân quả?
1. Nên hiểu thế nào là tội?
Tội chính là hành động sai trái làm đau khổ cho mình và người khác. Xét về tội có hai phương diện:
Một là tội gây ra do trái với quy ước, luật pháp của quốc gia hay một tổ chức nào đó.
Hai là tội do làm trái với quy luật nhân quả, sai với chân lý. Đây là loại tội mà chúng ta thường ít nhận ra và không chấp nhận nó.
Tội do làm trái quy định pháp luật hay điều lệ của tổ chức là điều ai cũng hiểu và cũng biết cả. Nhưng nói về tội trái với luật nhân quả thì sao?
Chẳng hạn như sát sinh, đó là hành động không sai pháp luật ở thể gian, nhưng về nhân quả, chắc chắn là có tội vì đã gây đau khổ cho chúng sinh và cướp đi sinh mạng của chúng.
Cũng như việc nạo phá thai nếu đúng quy định của y tế thì không có tội. Nhưng xét về đạo đức, xét theo chân lý thì đó là tội lỗi lớn. Mà tội lỗi này không phải người phụ nữ gánh mà người tạo ra cũng phải gánh tội rất lớn. Có hay chăng do tạo hóa sinh ra người phụ nữ phải có thiên chức mang thai và sinh con nên khi phá bỏ, xã hội cho rằng họ gây ra tội.
Nhân quả luôn công bằng và đó là một chân lý. Nó không phụ thuộc vào ý nghĩ, phát xét của một ai đó cho rằng thế này, nghĩ rằng thế kia.
Chẳng hạn như bản chất của lửa là nóng. Nếu một người mắt sáng sờ vào lửa thì có cảm giác nóng, và người mù không thấy bốc vào cũng có cảm giác nóng như nhau. Không thể cho rằng do người mù không thấy nên lửa không nóng.
Cũng như thế, bản chất một sự việc khi đã trái với luật nhân quả thì đó là tội lỗi và phải chịu nghiệp quả. Cho dù chúng ta có theo Phật hay không theo Phật, cho dù chúng ta là ai đi chăng nữa. Đừng nghĩ rằng đạo Phật mới tạo ra nhân quả, đức Phật là người tạo ra tội phước để ban tặng hay giáng họa cho chúng ta!
Phải luôn nhớ rằng: Đức Phật thấy được sự vận động của luật nhân quả và chỉ cho chúng ta biết được. Còn tin hay không đó là chuyện của mỗi người.
Phải luôn nhớ rằng: Đức Phật thấy được sự vận động của luật nhân quả và chỉ cho chúng ta biết được. Còn tin hay không đó là chuyện của mỗi người.
2 Làm gì để hết tội?
Cùng theo dõi video về bài thuyết giảng "Làm gì để hết tội" của Thầy Thích Phước Tiến để hiểu hơn về vấn đề này cũng như luật nhân quả.