Tranh thạch lựu là vật phẩm phong thủy mang ý nghĩa để chúc nguyện cho con cháu đầy đàn, gia tộc hương vượng, phú quý cát tường mà gia đình nào cũng nên bài trí trong nhà.
1. Nguồn gốc và những hiểu biết cơ bản về cây Thạch Lựu
Tương truyền, Thạch lựu là loại cây do Trương Khiên thời Hán Vũ Đế đi sứ Tây Vực mang về từ An Thạch, nên gọi là An Thạch Lựu.
Tuy nhiên, việc khai quật mộ Hán Mã Vương Đôi có thể thấy, người Hoa đã có thạch lựu từ trước thời Tây Hán.
Thạch Lựu có tên khoa học là Punica granatum, là loài cây ăn quả thuộc loại cây thân gỗ lá rụng, cao từ 3 đến 4m.
Thân cây Thạch Lựu có màu nâu xám, các nhánh non nhẵn và màu xanh vàng. Những chiếc lá đơn thường mọc đối xứng với nhau thành chùm.
Hoa Thạch Lựu có màu sắc rực rỡ, thường mọc thành từng cụm. Thông thường, Thạch Lựu sẽ ra quả vào khoảng tháng 9 và tháng 10 hàng năm.
Thạch Lựu gồm 3 loại là lựu đỏ (hoa đỏ, quả chín có màu hồng), bạch lựu ( là loại có hoa màu trắng và quả chín có màu trắng vàng) và lựu bông hay lựu Trung Quốc là loại ra hoa nhiều cánh màu đỏ, nở đẹp mắt nhưng ít khi có trái.
Quả Thạch Lựu có hình tròn, vỏ quả màu vàng nâu, đỏ nâu hoặc trắng vàng. Phía trong vỏ có rất nhiều hạt, thường những hạt này có màu hồng, do lớp màng mỏng chia cách thành nhiều ngăn.
Trong văn thơ, thạch lựu thường được là đan nhược, đồ lâm bởi vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng của chúng.
Có thể bạn quan tâm: Phong thủy trái cây thu hút sự thịnh vượng và may mắn như thế nào?
2. Ý nghĩa của cây lựu trong phong thủy
2.1. Mang may mắn về đường con cái và tài lộc
Việc trồng cây Thạch lựu mang lại nhiều điều tốt đẹp cho gia chủ, đặc biệt là tài lộc, sự thịnh vượng và may mắn về đường con cái.
Cây lựu thường cho trái sum suê, đỏ mọng, nhiều nước, vì thế việc trồng lựu trong nhà cũng sẽ mang lại nhiều khí vượng, tài lộc. Đặc biệt hơn, người phụ nữ trồng cây lựu sẽ mang lại nhiều điều trẻ trung và sự duyên dáng cho mình.
Là một biểu tượng may mắn, Thạch lựu tượng trưng cho nhiều phúc nhiều con.
Điều này chủ yếu bắt nguồn từ đặc trưng của quả thạch lựu, trong quả thạch lựu có vô số hạt nhỏ, và có màng mỏng ngăn cách thành từng ngăn.
Người xưa gọi đó là “Thiên phòng đồng mạc, thiên tử như nhất” (nghìn phòng cùng phủ, nghìn con như một), đã khái quát chính xác và rõ ràng đối với các đặc điểm này của Thạch Lựu.
Từ thời Lục Triều, thạch lựu đã là vật phẩm phong thủy may mắn được dùng để chúc sinh nhiều con cái.
Theo ghi chép trong “Bắc Sử”, Bắc Tề Cao Diên Tông nhận con gái của Lý Tổ Phụ làm phi, sau này khi ông ta tới nhà họ Lý, mẫu thân của phi tử là Tống thị đã tặng ông hai trái lựu lớn.
Cao Diên Tông không hiểu ý, những người đi theo cũng không rõ, đại thần Ngụy Thụ nói: “Quả thạch lựu có nhiều hạt, đại vương mới lập phi, mẫu thân của phi tử mong hai người con cháu đầy đàn”.
Người đời sau đã hình thành tập tục lấy Thạch lựu làm quà tặng nhau để chúc phúc nhiều con cháu, gia đình phúc lộc dồi dào. Xem thêm: Vật phẩm phong thủy sớm sinh quý tử, con cái đầy nhà
Trong phong tục dân gian ở nhiều nơi, khi cưới hỏi, người ta thường đặt quả thạch lựu to, chín mọng trên bàn, hoặc những nơi khác trong phòng cô dâu chú rể, cũng là nơi dùng thạch lựu để tặng và chúc phúc cho nhau.
2.2. Xua đuổi tà ma và các vận hạn xui xẻo
Bên cạnh đó, cây lựu có thể xua đuổi tà ma, các vận hạn xui xẻo cho gia đình nên cũng được nhiều người mua về để trồng trong nhà. Cụ thể từng CÁCH TRỪ TÀ MA hiệu quả nhất là gì? Mời bạn tham khảo bài viết này:
Bạn có thể tham khảo từng cách trừ tà ma cụ thể trong từng trường hợp là bạn gặp loại ma nào vì có như thế bạn mới đủ bình tĩnh xử lý khi gặp tình huống bất
Ngoài xuất hiện dưới hình thức vật thật, thạch lựu còn xuất hiện nhiều hơn dưới dạng tranh vẽ, họa tiết, trong tranh cắt giấy, tranh tết dân gian, và còn hiện diện trong văn phòng phẩm, tranh vẽ, dụng cụ gia đình,…
Có rất nhiều tranh cát tường lấy thạch lựu làm đề tài, như “lựu khai bách tử”, “tam đa”,…Phần lớn khi muốn thể hiện ý nhiều con cháu đều dùng thạch lựu để biểu đạt.
3. Tranh Thạch Lựu phong thủy
3.1. Ý nghĩa
Dân gian thường mượn hình tượng quả thạch lựu nhiều hạt để chúc nguyện cho con cháu đầy đàn, gia tộc hương vượng vì người xưa thường nói "đông con tức là nhiều phúc", "đông con nhiều của"... Cây thạch lựu còn là tượng trưng cho phú quý, cát tường, phồn vinh.
Thạch lựu kết hợp với đào, phật thủ, hải đường gọi chung là Tứ quý. Thạch Lựu phong thủy, Đào phong thủy, Phật thủ phong thủy là 3 loại quả cát tường theo quan niệm của người Hồng Kông. Ba loại quả này kết hợp với nhau, có thể trở thành loài nguyện chúc “tam đa”, nhiều con, nhiều thọ, nhiều phúc.
Một bức tranh thạch lựu tách làm đôi, gọi là lựu khai bách tử (lựu nở trăm con) hoặc thạch lựu khai tiếu khẩu (thạch lựu mở miệng cười).
Chữ “thạch” trong thạch lựu gần âm với chữ “thế” cho nên thạch lựu cũng tượng trưng cho cuộc đời. Một bức tranh thạch lựu, mũ quan, đai lưng cát tường có thể dùng để chúc tụng gia tộc, quan chức truyền đời.
Trong phong thủy, với những cặp vợ chồng hiếm muộn, trái lựu được coi như là một loại “thuốc” có khả năng giúp vợ chồng mau chóng sinh con.
3.2. Cách sử dụng và bài trí
Những bức tranh về Thạch Lựu có thể dùng để trang trí cho không gian ngôi nhà thêm phần sinh động, hấp dẫn. Đồng thời, chúng cũng có thể làm lễ vật cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm sinh quý tử.
Khi bài trí những bức tranh này, gia chủ nên treo tại phương vị cát lợi trong phòng khách hoặc phòng riêng của vợ chồng.
Bên cạnh đó, Tranh về cây Thạch Lựu cũng có thể treo trong phòng ăn, giúp tăng thêm cảm giác ngon miệng.
Xem thêm các bài viết khác: