Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tháp Văn Xương: Vật phẩm mang tới sự may mắn, hanh thông và thành đạt trong thi cử

Thứ Hai, 14/10/2019 11:08 (GMT+07)

 

1. Nguồn gốc của Tháp Văn Xương


nguon goc cua thap van xuong
 

Tháp Văn Xương còn được gọi là tháp Văn Phong, tháp Hành Văn, được coi là biểu tượng của danh lợi, học vấn và đỗ đạt. Văn Xương là ngôi bảo tháp có thật, thuộc địa phận phía nam Quảng Tây, Trung Quốc.

Tháp gồm 7 tầng với mái hiên bằng gạch chồng lên nhau và thu nhỏ dần theo hướng từ dưới lên. Đỉnh tháp là một khối hình hồ lô. Thân tháp có hình bát giác.

Tương truyền rằng, ở vùng Bình Sơn, Nguyên Lãng - HongKong, người ta đã xây tháp này để cầu thi cử đỗ đạt. Nhờ đó, làng này thường sinh ra những người tài giỏi đỗ đạt, có vị thế cao trong xã hội.

Chính vì vậy, không chỉ riêng HongKong mà rất nhiều nơi tại Trung Quốc cho xây dựng Tháp Văn Phong với mong muốn cầu tài, thông minh đỗ đạt.

Tháp thường xây vóc dáng 7 tầng hoặc 9 tầng. Khi xây dựng tháp Văn Xương trong nhà nếu đặt đúng huyệt vị, người trong gia đình sẽ trở nên tỉnh táo nhanh nhẹn, sang suốt hơn.

Hình tượng Tháp Văn Phong ban đầu là một tòa tháp thật, được xây dựng như một công trình kiến trúc biểu tượng ở các đình, đền, chùa. Sau này, người ta mới dựng mô hình tháp Văn Xương thu nhỏ như một vật phẩm phong thủy để bày trong nhà.

Mô hình phong thuỷ Tháp Văn Phong được chế tác từ nhiều vật liệu khác nhau với giá trị khác nhau về kinh tế nhưng cùng mang ý nghĩa phong thủy như nhau: đồng, đá, thạch anh, thủy tinh, pha lê.

Văn Phong tháp có nhiều loại, loại bảy tầng, chín tầng và nhiều nhất là mười ba tầng. Tháp càng nhiều tầng, càng lớn thì càng cao, tỉ mỉ và đắt tiền.

Đọc ngay: Tháp Văn Xương bao nhiêu tầng là tốt nhất?

 

2. Tác dụng của Tháp Văn Phong dưới góc độ phong thủy


tac-dung-cua-thap-van-xuong
 
Theo quan niệm dân gian, chùa tháp tượng trưng cho pháp lực vô biên và trí tuệ của nhà Phật việc sử dụng Văn Xương Tháp sẽ có tác dụng đem lại sự may mắn, bảo vệ và thuận lợi trong học hành thi cử.

Nó rất có ích cho những ai chuẩn bị bước vào các kỳ thi quan trọng hoặc những người muốn tăng tiến về công danh.

Nếu gia đình đang có con cái đi học, mong muốn sớm đạt được công danh,  gia chủ nên bài trí một tháp này trong nhà bởi nó biểu tượng của sự đỗ đạt, thăng tiến trong công danh, trí tuệ, sự nghiệp.

Những ai muốn công danh hiển hách, thăng tiến hơn trong sự nghiệp cũng có thể bài trí tháp này trên bàn làm việc của mình.

Những ai sắp phải trải qua kỳ thi quan trọng, sở hữu một chiếc Tháp văn Phong sẽ giúp mơ ước công danh đỗ đạt. Năng lượng phong thủy sẽ giúp đỡ cho việc thi cử, công danh, học tập, trí lực được gia tăng và làm mọi sự được thuận lợi hơn.

3. Cách lựa chọn màu Văn Xương Tháp theo tuổi


chon mau va vi tri dat
 

  • Văn Xương Tháp màu trắng: Hợp tuổi Tý, Thân, Dậu, Hợi.
  • Tháp Văn Phong màu xanh dương: Hợp tuổi Sửu, Tỵ, Ngọ, Thìn, Mùi, Tuất.
  • Văn Xương Tháp màu vàng: Hợp tuổi Sửu, Thìn, Tuất, Dậu.
  • Tháp Văn Phong Thủy màu hồng: Hợp người tuổi Sửu, Thìn, Mùi, Tuất, Tỵ, Ngọ.
  • Tháp Hành Văn màu xanh lục: Hợp với tuổi Dần, Mão, Tỵ, Ngọ

4. Vị trí đặt Tháp Văn Xương theo tuổi


Vị trí đặt Văn Xương Tháp trong nhà: Sao Văn Xương chủ về phát huy tài học, con đường học vấn. Gia chủ nên chọn vị trí này dùng đặt tủ sách, bàn học, phòng học. Đây chính là nơi dành cho người đang học tập thi cử hoặc các học giả muốn tiến nhanh trên con đường nghiên cứu.

Để xác định được vị trí đặt tháp văn xương chúng ta phải căn cứ vào Thiên can ngày sinh (hoặc năm sinh) của gia chủ và bát trạch của phòng có bàn học, bàn làm việc.

Dùng la bàn đặt tại tâm của phòng có bàn học, bàn làm việc, đo chính xác theo hướng nhà và phân cung điểm hướng để đối chiếu với các hướng hợp với tuổi gia chủ dưới đây.

  • 1. Tuổi Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất: Vị trí Văn Xương ở hướng Đông Nam.
  • 2. Tuổi Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu, Ất Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Nam.
  • 3. Tuổi Bính Tý, Bính Dần, Bính Thìn, Bính Ngọ, Bính Thân, Bính Tuất, Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất: Vị trí Văn Xương ở hướng Tây Nam.
  • 4. Tuổi Đinh Sửu, Đinh Mão, Đinh Tỵ, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Kỷ Mão, Kỷ Tỵ, Kỷ Mùi, Kỷ Dậu, Kỷ Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Tây.
  • 5. Tuổi Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn, Canh Ngọ, Canh Thân, Canh Tuất: Vị trí Văn Xương ở hướng Tây Bắc.
  • 6. Tuổi: Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Mùi, Tân Dậu, Tân Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Bắc.
  • 7. Tuổi Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất: Vị trí Văn Xương ở hướng Đông Bắc.
  • 8. Tuổi Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Đông.

Tin bài cùng chuyên mục:

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X