1. Hình tượng ngựa mang ý nghĩa gì?
Từ xa xưa, ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan sống gần người, không những được con người yêu quý trong đời sống vất vả mà còn kề vai sát cánh cùng xông pha nơi trận mạc.
Chúng đã mang đến cho loài người nhiều giá trị ý nghĩa, tác động trực tiếp tới đời sống tinh thần và văn hóa nghệ thuật của riêng con người Việt Nam.
- Theo quan niệm văn hóa cổ truyền:
Tín ngưỡng cổ truyền quan niệm có nhiều vị thần cưỡi ngựa du hành hoặc cùng ngựa góp sức tạo ra, điều chỉnh, chuyển hóa 5 bản nguyên thế giới: Kim (kim loại), Mộc (cây cối), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất).
Sự năng động của ngựa đôi khi được coi là nguồn gốc hoặc tượng trưng cho sự luân hồi giữa những mặt đối lập của vũ trụ và nhân thế: sáng - tối, nóng - lạnh, sống - chết, hòa hợp - xung đột...
Ở nhiều địa phương, ngựa là hiện thân của may mắn, hạnh phúc, mơ thấy ngựa hoặc ra ngõ gặp ngựa là điềm may hoặc gặp được người đang cần tìm.
Tại các đình, đền, chùa, hai bên thường thờ hai con ngựa gỗ giống nhau nhưng khác màu (một con màu trắng, con kia màu đỏ), tượng trưng cho uy linh, sự tôn nghiêm và tính cân xứng.
- Theo phong thủy:
Tượng ngựa phong thủy từ rất lâu đã được các gia chủ yêu thích và lựa chọn như một món đồ trang trí trong môi trường sống và làm việc của mình.
Hình ảnh con ngựa không chỉ được xem là loài động vật trung thành với con người, chúng còn là biểu tượng cho sự kiên nhẫn, bền bỉ và mang lại nhiều tài lộc và điều may mắn.
Trong kinh doanh, buôn bán, người ta thường đặt vật phẩm phong thủy ở nơi làm việc, văn phòng hoặc trang trí trong chính gia đình mình. Họ quan niệm rằng, con ngựa sẽ đem lại nguồn tài lộc dồi dào, làm ăn kinh doanh được thuận lợi hơn, tiền tài tấn tới.
Bên cạnh đó, ngựa trong phong thủy còn đem lại nhiều may mắn và tài lộc cho chủ nhân của nó nếu quyết định đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, đối với những bạn hay di chuyển, đi đường xa thì việc đặt chú ngựa ở đầu xe sẽ giúp bạn có chuyến đi an toàn, suôn sẻ và thành công hơn.
Ngoài ra, ngựa trong văn hóa phương Đông còn là một trong 12 con giáp (Ngọ), và cũng nằm trong số lục súc theo văn hóa một số nước, là biểu tượng cho sự trung thành và tận tụy, tài lộc, thành công, hình ảnh con ngựa tung vó hý vang cũng là biểu tượng cho sự kiêu hãnh và tự do và thanh khiết.
2. Tác dụng của ngựa phong thủy
Với rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, ngựa phong thủy ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn để trang trí tại nơi sinh sống hoặc nơi làm việc. Có thể kể ra một số tác dụng chính của ngựa trong phong thủy như sau:
Những người làm kinh doanh hay những người làm ăn buôn bán thường đặt tượng ngựa trong nhà với mục đích muốn chiêu tài cầu lộc.
Theo phong thủy, ngựa là linh vật phong thủy giúp thu hút tài lộc, công việc thuận lợi.
Xa xưa, người ta thường hay sử dụng ngựa làm phương tiện đi lại là chính. Bởi vậy, đối với những người thường hay di chuyển, làm ăn xa, khi đặt tượng ngựa trong nhà với mong muốn chuyến đi thuận lợi và gặp được nhiều may mắn.
Ngựa phi nhanh và luôn tiến lên phía trước một cách kiên cường và bất khuất. Hình ảnh của ngựa luôn toát lên vẻ oai nghiêm, sẵn sàng xông pha vượt qua mọi khó khăn thử thách. Bởi vậy, ngựa mang ý nghĩa cầu mong cho gia chủ luôn thăng tiến, thuận lợi trong con đường sự nghiệp.
Để một chú ngựa trên bàn làm việc sẽ giúp công việc luôn thuận lợi, gặt hái được các cơ hội lớn trên bước đường thành công.
Ngựa có bản tính phóng khoáng, tự do nhưng không kém phần gan góc, biểu thị cho một người đàn ông kiến cường trước phong ba bão táp của cuộc đời vì vậy mà các vị lãnh đạo nam thường hay chọn ngựa để bàn thể hiện sự uy nghi của một người đàn ông thành đạt.
Hơn nữa, hình tượng ngựa thể hiện sự trung thành vì vậy mà người ta tin rằng để ngựa ở bàn làm việc thì mọi chuyện làm ăn đều sẽ “mã đáo thành công” , luôn phát đạt như diều gặp gió và hơn thể là sẽ lâu dài bền vững như sự bền bỉ trung thành của ngựa, cõng tiền tài vào nhà cho gia chủ.
Đặc biệt, theo các chuyên gia phong thủy, ngựa là con vật có số mệnh khỏe mạnh, hào phóng và táo bạo, ung dung tự tại, không bị trói buộc. Do đó, khi sở hữu ngựa trong phong thủy, nó sẽ hỗ trợ cho những người sở hữu vui vẻ hơn và tràn trề sinh khí, năng lượng, đồng thời giúp cân bằng và giải tỏa bế tắc.
Theo phong thủy, linh khí của ngựa sẽ giúp xua đuổi tà khí giúp hóa giải sát khí làm ảnh hưởng tới gia chủ. Do đó, sử dụng vật phẩm phong thủy này với mục đích hóa sát cũng được nhiều người lựa chọn.
- Tạo điểm nhấn cho không gian
Những mẫu tượng ngựa bằng đồng hay những bức tranh ngựa phi nước đại được chế tác tinh xảo, sắc nét toát lên vẻ đẹp oai phong của chú ngựa. Gia chủ có thể trưng bày tại phòng khách, bàn làm việc hay kệ tủ đều tạo nên điểm nhấn cho không gian. Trưng bày tượng tại những vị trí đẹp cũng thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế của gia chủ.
3. Ý nghĩa của các loại ngựa phong thủy
Có rất nhiều hình tượng ngựa khác nhau, mỗi loại lại mang ý nghĩa riêng như:
- Mã đáo thành công:
“Mã đáo thành công” là một trong những câu chúc và hình tượng ngựa phổ biến nhất trong phong thủy.
Câu nói này xuất phát từ việc khi xưa người Trung Hoa lên phương Bắc sinh sống, vùng này vốn có nhiều ngựa hoang khỏe mạnh, dẻo dai sinh sống. Do đó vào mỗi mùa xuân, người ta sẽ dùng những chú ngựa đã được huấn luyện để lôi kéo đàn ngựa hoang về để thuần hóa phục vụ con người.
Tuy nhiên việc thả ngựa đi cũng giống như bắt đầu kinh doanh, có rất nhiều khả năng có thể xảy ra mà khó có thể đoán trước được nó có thành công hay không khi ngựa thả đi có thể quay về hoặc không.
Ngựa không quay về có thể là do bị thú dữ tấn công hoặc đã nhập vào đàn ngựa hoang đó. Ngựa quay về một mình là hòa vốn. Còn ngựa về mà kéo theo đàn là thành công, trong kinh doanh là có lãi.
Do đó dù thế nào đi chăng nữa thì việc ngựa quay trở về cũng đã là mốt sự thành công cho người huấn luyện ngựa rồi. Mã đáo thành công dịch sát nghĩa đó là ngựa quay về là thành công.
Từ đó câu chúc, tranh vẽ, tranh gỗ và đặc biệt là tượng mã đáo thành công được sử dụng rộng rãi với ý nghĩa cầu chúc kinh doanh nhất định thành công.
Trong phong thủy, mã đáo thành công tượng trưng cho sự thành đạt trên con đường sự nghiệp, giúp gia chủ làm ăn phát tài, phát lộc trong một chặng đường mới.
- Tượng ngựa kéo bắp cải:
Tượng ngựa kéo bắp cải mang ý nghĩa tài lộc, may mắn. Hình ảnh này mang các hàm ý khác nhau còn tùy thuộc vào dáng thế.
Ví dụ tượng ngựa kéo bắp cải nghĩa là rước lộc vào nhà, tượng ngựa đè lên bắp cải nghĩa là giữ của cải trong nhà.
Nhìn chung, ngựa là linh vật tượng trưng cho sự thăng tiến trong công việc nên tượng ngựa kéo bắp cải rất được giới doanh nhân ưa chuộng.
- Song mã:
Song mã là hình ảnh đôi ngựa mang Kim khí. Nó không chỉ giúp mang lại công danh, tài lộc mà có công dụng mang tới sự cân bằng hài hòa giúp hóa giải sát khí của sao Nhị Hắc (một sao thuộc hành Thổ, hung – đem lại vận xui, sa sút và bệnh tật) từ đó đẩy lùi bệnh tật.
- Tam mã:
Tam mã (3 con ngựa) trong phong thủy là biểu tượng của sự phát triển hưng thịnh, thăng tiến trong công việc làm ăn hay kinh doanh. Hình ảnh 3 chú ngựa đang chạy vững bền (như kiềng 3 chân), cũng là biểu tượng của sức khỏe, trường tồn, sự thuận lợi, thành công trong mọi công việc.
Vật phẩm có hình ảnh tam mã nên được đặt ở những nơi tài vị trong nhà hoặc nơi gia chủ ra nhiều quyết định như bàn làm việc. Mặt của ngựa nên được hướng ra cổng lớn hoặc cửa sổ sẽ mang đến đại cát.
- Lục mã:
Lục mã là hình ảnh 6 chú ngựa cùng phi về phía trước, mang ý nghĩa lộc tài.
Số 6 theo chữ Hán là Lục, đọc gần giống với Lộc nên mang ý nghĩa phong thủy tốt lành về tài lộc. Tượng lục mã được bài trí đúng cách sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ, đặc biệt những người theo kinh doanh.
- Bát mã:
Bát mã tức là hình ảnh 8 chú ngựa khỏe mạnh, chạy như bay về đích.
Trong tiếng Hán, “Bát” được phát âm gần với “Phát” có ý nghĩa khởi đầu rất tốt. Do đó, Bát mã tượng trưng cho sự thuận lợi, phát đạt và thịnh vượng trong công việc làm ăn.
Dưới đây là những hình tượng ngựa bát mã nổi tiếng:
“Bát mã truy phong” mang hình ảnh tám chú ngựa đang phi nước đại về cùng một hướng vô cùng dũng mãnh, thể hiện cho tinh thần đoàn kết, một lòng một dạ trung thành, thắng lợi viên mãn.
Ngựa đại diện cho hành Hỏa, biển (nước) đại diện cho hành Thủy, đây là sự đối lập và tương khắc với nhau trong Ngũ hành. Ý nghĩa của hình ảnh “bát mã vượt biển” này là thể hiện ý chí mạnh mẽ, luôn kiên trì, phấn đấu vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn và nhất định sẽ thành công.
- Bát mã tung vó trên thảo nguyên:
Đây là hình ảnh ngựa (Hỏa) và thảo nguyên (đất, cây cỏ) tượng trưng cho hành Mộc và Thổ. Ba nguyên tố này nằm trong mối quan hệ tương sinh ngũ hành: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Ý nghĩa của hình ảnh bát mã tung vó trên thảo nguyên này là sự may mắn và tài lộc.
- Cửu mã:
Cửu mã là hình ảnh 9 con ngựa hùng dũng, uy phong, tượng trưng cho quyền lực tối cao.
Trong tiếng Hán, số 9 đọc là Cửu có nghĩa là sự may mắn, trường tồn, vĩnh cửu nên thường được ứng dụng trong các vật phẩm phong thủy.
Hình ảnh cửu mã cũng đại diện cho sức mạnh và uy quyền của chủ nhân, được sánh với cửu ngũ chí tôn (như vua chúa ngày xưa).
- Nhất mã:
Với riêng hình tượng “nhất mã” tức là 1 con ngựa, nhiều người quan niệm nên tránh sử dụng vì nó gợi nên câu “Đơn thương độc mã” – một người chiến binh cô độc không có sự đoàn kết, sức mạnh khó đủ để đánh quân thù.
Tuy nhiên nhiều ý kiến khác cho rằng khi chỉ có một con ngựa chứng tỏ được sự mạnh mẽ nhất, may mắn nhất, thành công nhất nên chỉ thích dùng một con ngựa để thể hiện cái “ngông” của mình, đứng 1 mình thật ngạo nghễ ở vị trí mà không ai chạm tới được.
- Mã thượng phong hầu (khỉ cưỡi Ngựa):
“Mã thượng phong hầu” hay gọi tên quen thuộc hơn là tượng khỉ cưỡi ngựa có hàm ý chúc cho gia chủ thăng quan tiến chức nhanh chóng.
Trong tiếng Hán, khỉ là “Hầu”, đồng âm với một số chức tước quan trọng trong triều đình. Bởi vậy, tượng mã thượng phong hầu cũng mang ý nghĩa được phong chức tước, công danh rạng rỡ, có người đưa rước...
- Ngựa cột đuôi:
Tượng ngựa cột đuôi hay còn gọi là ngựa cụt đuôi được lấy từ hình ảnh phú quý của vua tôi thời nhà Đường.
Khi xưa, những chú ngựa của giới quý tộc thường được tết đuôi bím, búi gọn nên trông như bị cụt. Đây cũng là hình ảnh tượng trưng cho sự xa hoa, phát tài của gia chủ. Chính vì vậy, tượng ngựa cột đuôi được các doanh nhân ưa chuộng bài trí trên bàn làm việc hoặc trong phòng khách.
- Ngựa chiến thắng:
Hình tượng ngựa chiến thắng phù hợp cho những người làm ăn kinh doanh hoặc theo đường quan lộ. Ngựa chiến thắng mang ý nghĩa vượt lên mọi khó khăn thử thách để tiến tới thành công.
Tượng ngựa chiến thắng cũng gắn liền với hình ảnh Lộc Mã - ý chỉ sự phát tài, phát lộc trong kinh doanh, buôn bán, đạt kết quả mỹ mãn.
4. Ngựa phong thủy hợp và khắc với người tuổi nào, mệnh nào?
4.1 Tuổi nào nên dùng ngựa phong thủy?
Theo tử vi, các tuổi Dần – Tuất nằm trong mối quan hệ Tam Hợp Thái Tuế với tuổi Ngọ nên rất thích hợp để dùng vật phẩm này. Bên cạnh đó, tuổi Mùi cũng không nên bỏ qua vật phẩm này bởi mối quan hệ Ngọ - Mùi Nhị Hợp.
Còn trong ngũ hành, ngựa thuộc hành Hỏa. Những người mệnh Thổ và mệnh Hỏa hợp dùng ngựa trong phong thủy bởi theo quan hệ sinh – khắc, Hỏa sinh Thổ và Hỏa – Hỏa tương hòa.
Kết hợp 2 yếu tố bên trên, ta sẽ có các tuổi sau nên dùng ngựa để thu hút vận may cho bản thân.
- Người mệnh Thổ:
Vì Hỏa sinh Thổ nên chủ nhân mệnh Thổ mà sử dụng ngựa sẽ cực kỳ tốt, có thể nhận được vượng tài, mạnh khỏe, may mắn, phát triển và thành công.
Theo đó, các tuổi Tuất, Dần, Mùi thuộc mệnh Thổ bao gồm:
- Mệnh THỔ tuổi TUẤT: Người sinh vào năm 1946, 2006.
- Mệnh THỔ tuổi DẦN: Người sinh vào năm 1938, 1998.
- Mệnh THỔ tuổi MÙI: Người sinh vào năm 1931, 1991.
Ngoài ra, do ngựa trong phong thủy mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên các con giáp mệnh Thổ khác như: Thìn, Tỵ, Thân, Hợi, Mão, Dậu cũng hợp sử dụng, cụ thể:
- Mệnh Thổ tuổi Mão: Người sinh vào năm 1999 - tuổi Kỷ Mão
- Mệnh Thổ tuổi Thìn: Người sinh vào năm 1976 – tuổi Bính Thìn.
- Mệnh Thổ tuổi Tỵ: Người sinh vào năm 1977 – tuổi Đinh Tị.
- Mệnh Thổ tuổi Thân: Người sinh vào năm 1968 – tuổi Mậu Thân.
- Mệnh Thổ tuổi Dậu: Người sinh vào năm 1969 – tuổi Kỷ Dậu.
- Mệnh Thổ tuổi Hợi: Người sinh vào năm 1947, 2007 – tuổi Đinh Hợi.
- Người mệnh Hỏa:
Hỏa cũng tương hợp Hỏa: Người mang mệnh Hỏa cũng rất hợp với ngựa trong phong thủy.
Tổng kết lại, những người sinh năm 1931, 1938, 1946, 1947, 1956, 1965, 1968, 1976, 1977, 1979, 1986, 1987 1991, 1994, 1995, 1998, 1999 đều hợp dùng ngựa để làm vật bài trí phong thủy.
4.2 Tuổi nào kỵ dùng ngựa phong thủy
Theo tử vi, người tuổi Tý, Sửu, Ngọ sẽ tương khắc với ngựa, do đó, không nên sử dụng loại đồ dùng phong thủy này.
5. Cách đặt ngựa chuẩn phong thủy để hút tài lộc
Những giá trị, công dụng tốt đẹp mà ngựa trong phong thủy mang lại là điều không thể phủ nhận, nhưng những giá trị đó không thể phát huy hết mức nếu gia chủ không đặt đúng vị trí, đúng cách.
Trước khi quyết định mua tượng hoặc tranh ngựa, gia chủ nên xem xét cẩn thận về chất liệu, kiểu dáng phù hợp và xác định hướng nhà, vị trí đặt ngựa cho hợp phong thuỷ, không nên đặt tùy tiện.
- Vị trí đặt tượng ngựa:
Ngựa tốt nhất nên được bày ở phòng khách hoặc nơi làm việc.
Phòng khách là nơi tiếp nhận các dòng khí vào nhà, nên không chỉ riêng ngựa mà các vật phẩm phong thủy khác đều sẽ phát huy tác dụng tốt khi đặt tại phòng khách.
Theo dân gian, nên đặt tượng ngựa trên bàn làm việc, hoặc chỗ tài vị trong nhà, nên hướng ra cổng lớn hoặc cửa sổ sẽ thu hút được khí tốt.
- Phương hướng đặt tượng ngựa:
Vị trí đặt ngựa tốt nhất là hướng chính Nam. Ngoài ra, tùy theo nguyện vọng của gia chủ mà sắp đặt đầu ngựa hướng với phương ấy.
Ví dụ muốn chuyển nhà thì bài trí ngựa tại vị trí Dịch Mã theo tháng đó. Muốn tốt về tình cảm hôn nhân thì phối hợp với vị Đào hoa theo năm hay tháng đó…
Ngoài ra, phía Tây Bắc cũng là một vị trí tốt để đặt tượng ngựa. Vì theo kinh nghiệm dân gian, nguồn gốc của loài ngựa và những con chiến mã đẹp nhất phần lớn sinh ra ở vùng Tân Cương và Mông Cổ ở phía Tây Bắc, nơi thảo nguyên đắc địa để linh vật này tự do tung hoành rong ruổi.
Hướng thẳng ra cửa văn phòng là hướng mà bạn tuyệt đối không đặt tượng ngựa hoặc tranh ngựa bởi đây là điều cấm kỵ. Thay vào đó, các bạn nên đặt đối diện cửa nhưng hơi chếch một chút.
6. Nên chọn ngựa phong thủy làm từ chất liệu gì?
Có rất nhiều chất liệu có thể chế tác ra ngựa với những kiểu dáng và mẫu mã đa dạng.
Ngựa tốt nhất nên làm bằng ngọc hay đá tự nhiên mới thể hiện sự trân quý, mang lại công năng mạnh, hiệu quả phong thủy cao. Ngoài ra cũng có thể dùng ngựa làm từ ngọc nhân tạo, đồng, gỗ hay bột đá.
Với chất liệu đồng, kim loại đồng đại diện cho hành Kim - một trong 5 yếu tố của ngũ hành giúp cân bằng âm dương. Đặt tượng ngựa bằng đồng trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy mạnh mẽ, đem đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
7. Những kiêng kỵ về ngựa trong phong thủy
- Tuổi Tý không đặt ngựa ở hướng Nam:
Người tuổi Tý không nên bài trí hình tượng ngựa tại hướng Nam vì hướng chính Nam do Ngọ quản lý xung khắc với Tý.
Hơn nữa, trong Bát quái, Ngọ thuộc quẻ Càn ứng với ngũ hành thuộc Kim, nếu người tuổi Tý bài trí con ngựa tại hướng Nam thuộc Hỏa thì sẽ xuất hiện “Hỏa đốt Thiên môn”, tức trong nhà sẽ xuất hiện 3 tình huống xấu: Người trong nhà dễ bị đau đầu, choáng đầu; con cái không hiếu thuận, hay tranh cãi với cha mẹ; người trong nhà hay bị ho, đau phổi.
Cách hóa giải đơn giản nhất là chuyển con ngựa sang chỗ khác.
- Không dùng số lượng ngựa là 5 con:
Tuyệt đối không đặt ngựa số lượng 5 con để tránh điềm chết chóc, tang thương ứng với câu “ngũ mã phanh thây”.
- Nên giữ vệ sinh khu đặt ngựa:
Khu vực đặt ngựa tuyệt đối không được để bừa bộn, lộn xộn, không sạch sẽ. Bởi đây là một trong các vật phẩm linh thiêng nên bạn cần phải sắp xếp mọi thứ gọn gàng, vệ sinh thường xuyên nếu không sẽ che lấp đi may mắn và tài lộc của bạn.
- Nên thường xuyên lau chùi ngựa sạch sẽ:
Hãy giữ cho ngựa không bị lem bẩn, nứt vỡ bởi đây là một điều tối kỵ khi bài trí vật phẩm phong thủy này. Dù ngựa chỉ một bị xây xát một chút thôi cũng có thể khiến bạn gặp phải những điều xui rủi, không may mắn.
Vì vậy, cần sắp xếp nơi bài trí ngựa phải thoáng đãng, không vướng víu, không bị che khuất tầm nhìn hoặc dễ gây ra các vết trầy xước trên ngựa.
Trên đây là tất tần tật thông tin quan trọng về NGỰA PHONG THỦY mà Lịch ngày TỐT muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều kiến bổ ích và cần thiết khi muốn sử dụng vật phẩm phong thủy này.