Tinh thần sáng tạo của chúng ta không phải lúc nào cũng như dòng suối tuôn trào, tất nhiên sẽ có lúc khô kiệt. Đối với những công việc cần sáng tạo thường xuyên như nhà văn, nhà báo, quảng cáo, thiết kế… thì cạn kiệt ý tưởng là quả là một thảm họa.
Nếu chẳng may đang rơi vào giai đoạn đó, bạn nên đặt ở bên trái của bàn làm việc (tính theo người ngồi) một cây Bút Văn Xương (bút lông viết chữ Hán cổ). Đó là nhờ Thần Văn Xương để đại khai trí tuệ, bổ sung nguồn trực giác. Làm cho sức sáng tạo không lúc nào ngừng.
1. Bút Văn Xương là gì?
Bút Văn Xương là loại bút được làm từ gỗ đào, khắc hình đốt tre, lấy tên Văn Xương Đế Quân hay Văn Xương Tinh- vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng, là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.
Vậy bạn có biết ý nghĩa sao văn xương trong Phong Thủy?
Xem thêm: Tìm Văn Xương vị trong 5 năm tới để nhanh đỗ đạt vinh hiển
2. Ý nghĩa của bút Văn Xương trong phong thủy và cách sử dụng
2.1. Ý nghĩa
Bút Văn Xương biểu tượng của trí tuệ rất lợi cho học sinh học hành đỗ đạt, tiến lên trong con đường công danh sự nghiệp.
Với các Nho sĩ thời xưa, đây là vật phẩm phong thủy không thể thiếu trong thi cử, học hành. Tuy chỉ được bày mà không đem ra sử dụng, nó cũng rất hữu dụng cho những ai sắp trải qua những kỳ thi cử quan trọng hoặc những người muốn tăng tiến về trí tuệ và công danh. Nên bày 1 hoặc 4 chiếc tuỳ theo vị trí cần sử dụng.
Dầu nhà nghèo hay nhà giàu, ai trong mỗi chúng ta cũng đều mong muốn cho con em chúng ta được học hành tấn tới, thi cử gặp nhiều may mắn để đổ đạt.
2.2. Cách sử dụng
- Sử dựng bút văn xương kích hoạt Vị trí Văn Xương tại nơi làm việc hay góc học tập là cách tuyệt vời để mang lại vận may cho chủ sở hữu trong học tập cũng như sự nghiệp.
- Có thể lấy bút Văn Xương như một vật phẩm phong thủy làm móc treo chìa khóa, móc treo điện thoại, hoặc đặt trong túi xách ba lô, mang đi làm hoặc đi học.
Xem thêm: 4 bảo bối phong thủy hàng đầu giúp sĩ tử thi đâu đỗ đấy
3. Vị trí Văn Xương của từng tuổi theo “Thiên Can”
Tùy theo từng tuổi với Thiên can khác biệt mà vị trí Văn Xương cũng không giống nhau:
1. Tuổi Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất: Vị trí Văn Xương ở hướng Đông-Nam.
2. Tuổi Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu, Ất Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Nam.
3. Tuổi Bính Tý, Bính Dần, Bính Thìn, Bính Ngọ, Bính Thân, Bính Tuất, Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất: Vị trí Văn Xương ở hướng Tây-Nam.
4. Tuổi Đinh Sửu, Đinh Mão, Đinh Tỵ, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Kỷ Mảo, Kỷ Tỵ, Kỷ Mùi, Kỷ Dậu, Kỷ Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Tây.
5. Tuổi Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn, Canh Ngọ, Canh Thân, Canh Tuất: Vị trí Văn Xương ở hướng Tây-Bắc.
6. Tuổi Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Mùi, Tân Dậu, Tân Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Bắc.
7. Tuổi Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân,Nhâm Tuất: Vị trí Văn Xương ở hướng Đông-Bắc.
8. Tuổi Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi: Vị trí Văn Xương ở hướng Đông.
(Chú ý: Lấy trung tâm ngôi nhà, để chọn ra hướng có vị trí Văn Xương)
Tuệ Tâm (TH)
Xem thêm các bài viết liên quan khác: