Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Hiểu về thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng để phòng bệnh, tha hồ an vui

Thứ Tư, 05/02/2020 17:15 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thế gian vạn vật đều có thuộc tính, có đối lập thì mới có sự cân bằng. Lục phủ ngũ tạng trong thân thể cũng có thuộc tính, quyết định tới phương diện khỏe mạnh của mỗi người. Cùng xem thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng để hiểu thêm về cơ thể, chăm sóc tốt hơn cho chính mình và những người xung quanh.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Quan hệ giữa ngũ hành và ngũ tạng

 
thuoc tinh ngu hanh cua ngu tang
 
Ngũ hành có: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy còn Ngũ tạng: Bao gồm 5 cơ quan là tâm (tim), tỳ (lách), phế (phổi), can (gan), thận (cật) có chức năng mang huyết, tân, dịch, thần, khí nên đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. 
  • Hành Mộc: Bao gồm gan và mật;
  • Hành Hỏa: Bao gồm tim và ruột non;
  • Hành Kim: Bao gồm phổi và ruột già;
  • Hành Thổ: Bao gồm lách và dạ dày.
  • Hành Thủy: Bao gồm thận và bàng quang;
Các cơ quan này gắn kết với nhau và hoạt động theo một chu trình nhất định. Đặc điểm hoạt động sinh lý, thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng có nguyên tắc như sau:
  • Gan thuộc ngũ hành Mộc, có đặc tính là sinh sôi nảy nở, điều tiết công năng;
  • Tim thuộc ngũ hành Hỏa, có tính dương ấm áp;
  • Tỳ thuộc ngũ hành Thổ, có chức năng hóa nguyên, sinh sôi vạn vật;
  • Phổi thuộc ngũ hành Kim, đặc tính thanh thuần, nội tại;
  • Thận thuộc ngũ hành Thủy, có chức năng tàng tinh, vận chuyển nước khắp cơ thể. 
Ngũ hành có liên hệ, ngũ tạng cũng có liên quan tới nhau. Theo quan hệ tương sinh thì:
  • Thận Thủy lấy tinh nuôi gan,
  • Gan Mộc tàng máu nuôi tim,
  • Tim Hỏa lấy nhiệt để điều hòa tỳ,
  • Tỳ Thổ hóa sinh nước để bổ sung cho phổi,
  • Phổi Kim chuyển khí thành nước về thận.  
Theo quan hệ tương khắc của ngũ hành, phổi Kim dùng khí thanh ức chế dương cường ở gan, gan Mộc điều hòa sơ tiết tỳ khô nóng, tỳ Thổ vận hóa ngăn thận làm nước tràn lan, thận Thủy thoải mái có thể phòng ngừa tim cang hỏa liệt; tim Hỏa nhiệt dương hạn chế phổi thanh túc.
 
Thân thể và ngũ khí hoàn cảnh bốn mùa và ngũ vị ẩm thực đều có mối quan hệ mật thiết, thể hiện thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng. Nói chung, ứng dụng học thuyết ngũ hành với sinh lý có thể thấy rõ, tổ chức bên trong thân thể và hoàn cảnh bên ngoài thân thể có tính liên hệ thống nhất. 
 

2. Các bệnh lý liên quan tới ngũ tạng

 
Có ngũ tạng thì có lục phủ, ngũ tạng và lục phủ có quan hệ kinh lạc. 
 

2.1 Hành Mộc


Gan là kinh, mật là lạc; tim là kinh, ruột non là lạc; tỳ là kinh, dạ dày là lạc; hệ thống phân bố là tuyến tụy; phổi là kinh, ruột già là lạc; thận là kinh, bàng quang là lạc; đôi bên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. 

Trong “lục phủ,” túi mật đóng vai trò tiết dịch mật và chuyển sang cho ruột non để tiêu hóa thức ăn. Khi trong mật chứa quá nhiều cholesterol hoặc các thành phần chính trong dịch mật lắng đọng bất thường, hiện tượng sỏi mật sẽ xảy ra. Từ đó gây viêm nhiễm cho túi mật. Bạn có thể nhận biết những vấn đề này thông qua rất nhiều dấu hiệu: 
  • Đau đến quặn thắt ở vùng hông dưới bên phải. Cơn đau có thể lan đến cả vùng lưng và ngực.
  • Da vàng và mắt vàng
  • Hay buồn nôn sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn nhiều dầu mỡ
  • Đôi lúc cảm thấy ớn lạnh
  • Phân có màu nhạt

2.2 Hành Hỏa


Tim là kinh, ruột non là lạc, dinh dưỡng và nước trong đồ ăn được tì hấp thu tiến vào phổi, phổi nhập liệu vào bàng quang, hỏa vượng làm ruột non bị nóng, nóng nên nước vào bàng quang xuất hiện hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Lúc này, không chỉ điều trị tiết niệu mà nên cân nhắc bồi dưỡng tim để hết căn nguyên bệnh.

Đây chính là nơi mà thức ăn được phân tách cấu trúc và biến thành acid amin, acid béo, và glycerol để cơ thể có thể hấp thụ được. Ruột non cũng là nơi vô cùng nhạy cảm với thức ăn nên bạn sẽ nhận biết được ngay các vấn đề bất ổn thông qua các dấu hiệu: 
  • Đau quặn vùng giữa bụng
  • Tiêu chảy
  • Sốt cao
  • Mất nước
  • Buồn nôn và nôn
  • Chuột rút

2.3 Hành Thổ


Tì là kinh, dạ dày là lạc, dạ dày chứa đồ ăn nên có khí, tỳ cất khí, tinh luyện vận chuyển, hai bên phối hợp mang dinh dưỡng tới toàn thân. Kinh lạc bị ảnh hưởng thì dạ dày và tì bị ướt, công năng giảm xuống. 

Vị và Tam Tiêu đều nằm ở vùng bụng và có sự liên hệ mật thiết với nhau, nên những biểu hiện khi nhiễm bệnh cũng sẽ liên quan tới nhau. Những biểu hiện ấy thông thường sẽ là: 
  • Đầy bụng
  • Ợ chua
  • Đau rát dạ dày
  • Chán ăn, suy nhược
  • Buồn nôn
  • Sụt cân không rõ lý do

2.4 Hành Kim


Phổi là kinh, ruột già là lạc, phổi gặp khí lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng đi tả, thời gian lâu sẽ có ho khan, phổi có hỏa khí thì sinh táo bón, táo bón lâu tích tụ độc tố, tăng gánh nặng cho gan.

Ruột già chính là bộ phận cuối cùng trong hệ tiêu hóa. Bộ phận này có chức năng phân hủy phần thức ăn không được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thành bã, kết hợp cùng các vi khuẩn trong đường ruột để tạo thành phân. Nhờ đó, bạn có thể nhận biết được ruột già mắc bệnh thông qua các dấu hiệu: 
  • Đại tiện ra máu và phân có mùi tanh
  • Đau rát hậu môn khi đại tiện
  • Căng tức bụng và đau quặn bụng
  • Sút cân nhanh, cơ thể mệt mỏi

2.5 Hành Thủy 


Thận là kinh, bang quang là lạc, chức năng công năng của thận không tốt thì viêm bàng quang, kết sỏi. 

Thận luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Khi thận kêu cứu, chất thải không được bài tiết sẽ lắng đọng trong cơ thể, sinh ra nhiều dấu hiệu đáng ngại, như là: 
  • Đau vùng lưng phía dưới xương sườn và đau vùng hông
  • Nước tiểu nhiễm mỡ
  • Trong nước tiểu có máu và nhiều bọt
  • Tiểu nhiều lần
  • Tay chân phù nề
  • Ngứa trên da và nổi phát ban

3. Vận dụng nguyên lý ngũ hành vào ngũ tạng

 
Ngũ hành tương sinh tương khắc, thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng cũng có quan hệ tương tự. Về tương sinh, gan tốt thì tim tốt, tâm tính thiện lương do Mộc sinh Hỏa; tim vượng thì tỳ thông do Hỏa sinh Thổ; tỳ mạnh thì phổi khỏe do Thổ sinh Kim; phổi vượng thì thận tốt do Kim sinh Thủy; thận mạnh thì gan cường so Thủy sinh Mộc.
 
Về tương khắc, gan không tốt sẽ khắc tỳ (Mộc khắc Thổ), gan bổ trợ cho việc phân bố mật, nếu gan yếu sẽ dẫn tới chán ăn, ghét dầu mỡ, chướng bụng, dạ dày chướng, hại cho tỳ. Tỳ khắc thận (Thổ khắc Thủy), tỳ có tác dụng sinh hóa khí huyết, khô công năng, hàm năng này bị kém đi thì thận hoạt động không trơn tru. 
Co the can bang khoe manh
 
 
  • Thận khắc tim (Thủy khắc Hỏa), người bị bệnh tim trị không dứt là do không chú ý tới thận. Thận khắc chế tim thì nếu chỉ chữa bệnh ở tim mà không hạn chế hung khắc ở thận thì bệnh không bao giờ khỏi được.
  • Tim khắc phổi (Hỏa khắc Kim), cẩn thận phát sinh hỏa vượng khiến tức ngực, khó thở, co thắt lồng ngực bởi tim khắc phổi, ức chế lẫn nhau, cái này cường là cái kia nhược.
  • Phổi khắc gan (Kim khắc Mộc), phổi có lúc nóng, hỏa tính vượng, ức chế tính mộc của gan nên sinh ra các bệnh tật trong người. 
Từ lý thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc có thể thu được kết luận: người có bệnh thì nội tạng chịu tổn thương, nói cách khác bệnh trong thời gian ngắn không thể trị sẽ biến thành bệnh mãn tính, rồi tuần hoàn thành bệnh ác tính.

Tuần hoàn ác tính là kết quả của quá trình tương khắc liên tục, vòng tương khắc xoay đi xoay lại khiến mọi nội tạng đều bị tổn hao, hạ thấp chức năng, công năng.
 
Khi mọi bộ phận đều bị suy nhược tới mức độ nhất định hoặc đồng thời xuất hiện vài chứng bệnh một lúc thì theo Đông y chính là thời điểm ngũ hành không hài hòa, âm dương không thăng bằng, nội tại cơ thể không còn ở chỉnh thể nguyên vẹn và tự nhiên như trước nữa. 
 
Người khỏe mạnh là người mà thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng cân bằng, âm dương phối hợp. Hình dáng bên ngoài nhận định như sau: thân thể thăng bằng, người đứng thẳng tắp so với mặt đất, ngũ hành tương sinh tương khắc, cân đối với nhau.

Chỉ cần một bộ phận nhược quá hoặc vượng quá đều không được, sẽ phá hủy sự hài hòa, mất trạng thái cân bằng, tạo thành bệnh tật. Đó chính là nguyên tắc bổ quá hóa bệnh mà người xưa thường nói tới.
 

4. Vận dụng dưỡng sinh cho ngũ tạng

 
Duong sinh cho co the
 
Người có bệnh thì phải chữa, nhưng không thể bệnh ở đâu thì chữa ở đấy được mà phải phối kết hợp giữa các cơ quan. Bồi dưỡng thêm bộ phận tương sinh với nó để cùng nhau khỏe mạnh, tăng cường hạn chế, hóa giải bộ phận khắc với nó để không sản sinh ra bệnh tật.
 
Nguyên tắc dưỡng sinh theo ngũ hành được áp dụng thành các nguyên tắc dưỡng sinh theo mùa và nguyên tắc dưỡng sinh theo tiết khí. Các món ăn, cách tập luyện đều phải phù hợp với tình hình thời tiết thì mới có lợi cho thân thể. Nhìn chung là nên tiến hành theo gợi ý như sau:
 

Mùa Xuân


Mộc khí vượng, nên dưỡng gan bằng những thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt giải độc như trà xanh, các loại rau, hoa quả, đậu xanh, đậu đỏ, các loại thuốc có tính mát. Vận động nên chọn buổi sáng nhưng đừng sớm quá hoặc buổi chiều nhưng đừng tối quá để tránh gió lạnh.
 

Mùa Hè


Hỏa vượng nên đồ ăn tính hàn cần được bổ sung, bảo vệ tốt cho tim. Giá đỗ, táo đỏ, thịt gà, rau xanh, đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, bí đao, dưa hấu, măng tây đều phải ăn nhiều. Vận động vào sáng sớm và buổi tối, vừa vận động vừa bổ sung thêm nước cho cơ thể. Mùa này rất thích hợp để ăn chay, có những thực phẩm chay giải nhiệt rất tốt cho sức khỏe, bạn nên tìm hiểu.
 

Mùa Thu


Thổ khí mạnh, tính háo nóng rất đậm nên điều hòa âm dưỡng, bổ sung Thủy khí trong người để chống chọi lại các căn bệnh về đường hô hấp. Nên ăn cháo táo đỏ hạt sen, thịt vịt hầm thuốc bắc, canh khoai tây cà rốt, uống các loại thuốc bổ tỳ để dưỡng sức khỏe.

Vận động nhiều hơn chút cũng rất đáng hoan nghênh.
 

Mùa Đông


Thời tiết mùa Đông lạnh, Thủy khí vượt trội, dưỡng sinh cần nhất là giữ ấm, duy trì năng lượng để tích khí vào người, sinh nhiệt năng, chú ý tới thận. Đây cũng là mùa tốt nhất cho việc bồi dưỡng thân thể nên ăn nhiều đạm, đồ bổ dưỡng như nhân sâm, mật ong,…

Vận động hàng ngày để máu huyết lưu thông, gân cốt co dãn, vừa tránh lạnh lại có ích cho việc bảo vệ sức khỏe.
 
Thông qua thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng, có thể thấy cơ thể là một chỉnh thể phức tạp nhưng nguyên tắc. Chỉ cần nắm vững nguyên tắc thì mọi vấn đề đều được giải quyết, mọi bệnh tật đều có phương hướng chữa trị một cách tốt nhất.

Dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe, bảo vệ thân thể là việc quan trọng, không nên lơ là, hãy ghi nhớ kiến thức để áp dụng một cách chuẩn xác nhất.

Thái Vân
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X