Giới thiệu tiết Tiểu Hàn và cách dưỡng sinh đúng chuẩn để tăng vận may, hút tài đón lộc

Thứ Năm, 05/01/2017 16:49 (GMT+07)
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Tiết Tiểu Hàn là một trong những tiết khí cuối cùng của năm, báo hiệu thời điểm lạnh giá đã tới cực hạn và dần chuyển sang ấm áp hơn. Vậy tiết này có ý nghĩa gì, bắt đầu khi nào, các bạn cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết về Tiết Tiểu Hàn của Lịch ngày TỐT nhé!


 

1. Tiết Tiểu Hàn là gì?

 
 
Tiết Tiểu Hàn là tiết khí thứ 23 trong 24 tiết khí, nằm trước tiết Đại Hàn và sau tiết Đông Chí. Thời tiết lúc này khá lạnh nhưng đã bắt đầu có những chồi non mọc lên, nhiệt độ có thể giảm sâu hơn so với trong Đông Chí.
 
Theo chiết tự, chữ “Tiểu” có nghĩa là nhỏ bé, còn sớm, bắt đầu,... còn “Hàn” nghĩa là lạnh lẽo, lạnh giá… Bởi vậy mà “Tiểu Hàn” nghĩa là ám chỉ thời tiết bắt đầu bước vào đợt rét mướt, mặc dù chưa phải là lạnh tới cực đại thế nhưng đã là rất lạnh.
 
Điều này là bởi vì cái lạnh của mùa Đông được chia ra làm nhiều mức độ khác nhau, và Tiểu hàn là chớm lạnh để chuẩn bị cho Đại hàn là lạnh giá tới cực điểm.
 
Theo quy ước, tiết khí Tiểu Hàn sẽ được bắt đầu từ ngày 5-6/1, kết thúc vào ngày 20-21/1 dương lịch. 
 
Trong tiết khí này, vẫn có thời điểm rét cực độ mặc dù đã qua Đông Chí là do: Mặt trời chuyển động theo quỹ đạo năm của Trái đất thì sau khi đi tới đường chí tuyến của bán cầu Nam (23 độ 27 phút Nam) thì nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều hơn nữa khiến cho Mặt trời di chuyển về khu vực vòng cực Nam trước khi quay trở về Xích đạo.
 
Chuyển động biểu kiến của Mặt trời tới khu vực vòng cực Nam khiến cho khu vực này nhận được lượng bức xạ tương đối cao, khiến cho một số lượng băng ở vùng cực này bị tan chảy, đây chính là nguyên nhân khiến cho nửa cầu Bắc rơi vào tình trạng thiếu ánh sáng, nhiệt độ bị giảm vì thế mà thời tiết vốn đã lạnh, nay lại càng lạnh lẽo, khô hanh hơn.
 

2. Tiết Tiểu Hàn có đặc điểm, ý nghĩa gì trong năm?


Đặc trưng thời tiết của tiết khí Tiểu Hàn đó là sự khắc nhiệt ở nửa cầu Bắc, tạo nên những sức ép, thử thách cho tất cả các loài động vật và thực vật trên khu vực này.
 
Tiểu Hàn nhiệt độ có thể giảm sâu hơn so với Đông Chí, thêm hiệu ứng nghịch ôn rõ rệt nên các loại cây trồng, hoa quả nhiệt đới như chuối tiêu, xoài có thể sinh trưởng tốt. 
 
Trong Tiểu Hàn, không khí lạnh từ các áp thấp đạt cực đại lại ổn định nên nhiệt độ hạ nhiều lần nhưng cũng không đến mức rét. Lạnh nhất là từ ngày 9 – 17/1. Ở các nước ôn đới thì lúc này tuyết sẽ rơi khá nhiều. 
 
Tuy nhiên khí trời không hoàn toàn dựa vào tiết khí. Tiểu Hàn lạnh tới mức độ nào vấn đề then chốt là không khí lạnh từ các áp thấp di chuyển tới. Dẫu vậy, chắc chắn đây là một trong những tiết khí lạnh lẽo nhất năm nên cần chú ý dưỡng sinh trong Tiểu Hàn. 
 
Nhất là ở những quốc gia có vĩ độ cao thuộc vùng ôn đới, hàn đới thì hiện tượng tuyết rơi và nước đóng băng, thường xuyên diễn ra, tuyết phủ trắng mặt đất và bầu trời. Ở nước ta, một số tỉnh vùng cao có nguy cơ xảy ra tuyết rơi băng giá như Hà Giang, Lào Cai, Sa Pa, Lạng Sơn.
 
Còn các khu vực đồng bằng, không bị tuyết rơi nhưng lại gặp tình trạng sương muối băng giá gây hại cho cây trồng và vật nuôi cũng rất đáng lo ngại.
 
Vào thời gian diễn ra tiết khí này, đa phần các giống thực vật, động vật trong tự nhiên đều tự hình thành cho mình những phương án thích nghi với thời tới, như di cư, tích trữ lương thực, rụng bớt lá...
 
 

3. Tiểu Hàn có ý nghĩa gì về mặt phong thủy, tử vi?

 

- Về quẻ dịch:

 
Mặc dù theo dương lịch thì Tiểu Hàn là thời gian đầu của năm mới. Thế nhưng chiếu theo âm lịch thì nó vẫn nằm trong thời gian cuối cùng của năm trước.
 
Cụ thể, tiết khí Tiểu Hàn thuộc tháng 12 âm lịch. Theo như kinh Dịch thì tháng 12 âm lịch là quẻ Lâm, quẻ này có đặc điểm bốn hào dương ở trên, hai hào âm ở dưới.
 
Ở thời điểm trước một hào dương xuất hiện (quẻ Phục) nay đã xuất hiện thêm một hào dương nữa, với ý tưởng sự phát sinh, trưởng thành không ngừng của dương khí, báo hiệu sự ấm áp, tươi sáng, phát triển mạnh mẽ, tràn đầy sức sống đang lại dần. Các hào âm dần tiêu biến biểu hiện của u ám, bệnh tật, buồn đau, lạnh giá dần dần bị đẩy lui. Người xưa có câu: Hết cơn bĩ cực, đến thời thái lai là như vậy.
 
Quẻ Lâm là một quẻ cát lợi với ý nghĩa sự thịnh vượng, lớn mạnh, cuộc gặp gỡ, hội ngộ mang lại vui vẻ, hưng thịnh (có các thành ngữ như: Song hỷ lâm môn...). 
 
Vì vậy, trong tiết trời u ám, lạnh giá, những mầm sống dần dần được dung dưỡng, khi đã lớn lên về lượng tất cũng sẽ thay đổi về chất. 
 
Trong tiết khí Tiểu Hàn cũng là thời gian tiến hành công tác chuẩn bị, lập kế hoạch, dự tính những công việc lớn lao, đại sự. Công tác này có được thực hiện chu đáo thì mới có được thành công về sau.
 
Như vậy, bên ngoài dẫu có nhiều điều bất lợi nhưng bên trong có sự vận động, chuyển hóa, thay đổi không ngừng theo những xu hướng tiến bộ, tích cực, cát lợi, tốt đẹp, đó chính là ý nghĩa của tiết khí này.
 

- Về tử vi, phong thủy:

 
Theo tử vi, tháng 12 âm lịch là tháng Sửu, thuộc hành Thổ, Sửu cũng vốn dĩ là kho Kim nên người nào sinh thuộc tháng này thường có tính cách tín nghĩa, độ lượng, điềm đạm, ổn định, quy củ, nề nếp, trật tự và rất siêng năng, chăm chỉ. 
 
Thậm chí, có những người cố chấp đến mức độ bảo thủ, ương ngạnh và gàn dở, tuy nhiên thì họ vẫn luôn là người có đạo đức rất tốt.
 
Người mệnh Thổ trong thời gian này sẽ giữ vững được sức khỏe, tâm trí và thậm chí là cả ngoại hình của mình nữa, không có điều gì thay đổi cả trong khi những ngũ hành khác thương bị suy yếu hơn. Trong công việc và vận mệnh sẽ gặp được nhiều may mắn, có cơ hội thăng tiến, may mắn mặc dù không phải là quá nhiều thế nhưng trong thời gian Tiểu Hàn thì vẫn hơn những ngũ hành khác. Đây là một điều đáng mừng.
 
Với những người có mệnh lý cần thêm Thổ khí để bồi dưỡng thì trong tháng này sẽ gặp được nhiều may mắn, có sự ổn định, công việc thuận lợi, tinh thần thoải mái trí tuệ sáng suốt, mẫn tiệp.
 
Và đặc biệt, sau tháng này sẽ đến tết Nguyên Đán vì thế mà mội sự đều hanh thông, thuận lợi, thăng tiến trong sự nghiệp và tài vận.
 
Ngược lại những người mệnh lý kỵ Thổ lại không mấy may mắn trong thời gian diễn ra tiết khí này. Vận trình có phần giảm sút về tài vận, công việc có biểu hiện trì trệ, trễ nải, tâm lý không được vui vẻ, tư duy chậm, sức khỏe có biểu hiện suy giảm.

 

4. Nên làm gì trong ngày Tiểu Hàn để gặp nhiều may mắn?

 

- Tích trữ lương thực, thực phẩm

 
Tiết Tiểu Hàn thường sẽ rời vào khoảng thời gian cuối năm cũ, đồng nghĩa với việc nhu cầu về lương thực, thực phẩm dần tăng cao để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán.
 
Bên cạnh đó, sau tiết khí Tiểu Hàn là tiết Đại Hàn, một đợt lạnh giá khắc nghiệt hơn nữa, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cây trồng và vật nuôi, dẫn đến nguồn cung thực phẩm bị thiếu hụt. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên chuẩn bị một nguồn lương thực, thực phẩm sẵn cho gia đình, thậm chí là vật nuôi để đảm bảo nguồn thức ăn không bị gián đoạn.
 

- Chú trọng hoạt động nông vụ

 
Khi nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng cao thì với những người làm nông đây là thời điểm vàng để chuẩn bị cho việc buôn bán, gia tăng kinh tế. Do đó, công tác trồng trọt, chăn nuôi cần được đặc biệt chú trọng, đề phòng bệnh dịch cho các loài gia súc, gia cầm và cả các loại cây trồng để có được sản lượng nông nghiệp tốt nhất, giữ vững được nguồn lợi kinh tế.
 
Cần chú trọng việc chăm sóc cho rau, hoa màu. Trong chăn nuôi nên lưu ý, đề phòng bệnh dịch cho các loài gia súc, gia cầm, bảo vệ cho chúng khỏi bị bệnh dịch thì có cơ hội thu được những nguồn lợi kinh tế rất đáng kể
 

- Chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán

 
Thời điểm diễn ra Tết cổ truyền có thể khác biệt ở mỗi năm. Trong đó nhìn chung Tiểu Hàn sẽ rời vào khoảng thời gian cuối năm cũ. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về lương thực, thực phẩm dần tăng cao. Với những người làm nông, đây là thời điểm vàng để chuẩn bị cho việc buôn bán, gia tăng kinh tế. Do đó cần phải cố gắng chăm sóc kỹ lưỡng, phòng bệnh cẩn thận cho cả cây trồng và vật nuôi để có được sản lượng nông nghiệp tốt.
 

- Thưởng thức món lẩu cừu, hạt dẻ và khoai lang nướng

 
Lẩu thịt cừu, hạt dẻ và khoai lang nướng là ba loại thực phẩm được khuyến khích mọi người nên dùng trong Tiểu Hàn. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, con người cần ăn các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng dương để ngăn chặn cái lạnh giá gây hại cho cơ quan nội tạng.
 
Ba món ăn phổ biến này có thể được chế biến đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, các món thịt bò, vừng, quả óc chó, hạnh nhân và nho khô cũng là những lựa chọn tốt.
 

- Làm thuốc thảo dược cổ truyền

 
Đợt rét nhẹ Tiểu Hàn cũng là thời điểm các bác sĩ và nhà thuốc đông y nhộn nhịp nhất do nhiều người dân sẽ cần phải chuẩn bị thuốc men để sử dụng ngay từ những ngày trước Tết Nguyên đán để có sức khỏe vui xuân.
 

- Tiến hành các việc đại sự

 
Có thể thấy rằng mặc dù Tiểu Hàn mang theo những dấu hiệu về thời tiết khắc nghiệt, nhưng đây lại là khoảng thời gian quý giá để chuẩn bị cho rất nhiều công việc lớn. Xét về năng lượng trong phong thủy thì hoàn toàn hợp lý. 
 
Bởi theo Kinh Dịch, Tiểu Hàn rơi vào khoảng đầu tháng 12 âm lịch, ứng với quẻ Lâm, rất cát lợi, báo hiệu cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần.

6. Văn khấn tiết Tiểu Hàn


Bài cúng văn khấn tiết khí Tiểu Hàn các bạn cùng tham khảo.
 
“Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Phật trời
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Con Kính lạy ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
Con kính lạy Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương
Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức tôn Thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Con kính lạy các vị Thần Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch Tài Thần cùng các Tôn Thần cai quản khu vực này
Con kính lạy các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại trong đất nhà này

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ... dương lịch, là tiết Tiểu Hàn năm ... tức ngày ... tháng ... năm ... âm lịch.

Tín chủ Con là......
Hiện đang ngụ tại:......

Con thành tâm sửa biện hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng mã và các thứ cúng dâng bày lên trước án. Con thành tâm Kính mời (Lặp lại các vị thần)... về thụ hưởng hương hoa lễ vật, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho... được bình an, sở cầu tất ứng, sở nguyện thành tâm.

Con thành tâm kính mời các vị tiền chủ hậu chủ ngụ tại trong đất nhà này về thụ hưởng hương hoa lễ vật...

Kính mong các vị Tôn Thần cùng các vị Tiền chủ, Hậu chủ phù hộ độ trì cho gia đình mọi người bình an, công việc luôn hanh thông thuận lợi, mọi tật ách tai qua nạn khỏi.

Lễ bạc tâm thành cúi xin chứng giám, khẩn cáo.

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.”

7. Nguyên tắc dưỡng sinh trong tiết khí Tiểu Hàn

 
 
Trong tiết Tiểu Hàn, thời tiết vô cùng lạnh giá, do đó ngoài việc chuẩn bị quần áo ấm, chăn mền,... bạn cũng cần chú ý đến việc giữ ấm cơ thể từ bên trong bằng việc luyện tập thể dục mỗi ngày, vệ sinh răng miệng bằng tinh dầu tỏi, ăn các món ăn có tính nóng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tránh cảm lạnh. 
 
Chú ý, dưỡng sinh trong ngày lạnh không chỉ chú trọng mặc nhiều quần áo, giữ ấm cơ thể mà còn phải bảo vệ, phòng lạnh cho phần đầu và mặt bằng mũ len, khăn quàng kín tai để cân bằng nhiệt, giúp nhiệt lượng không bị tản đi.  
 
Việc đeo khẩu trang để phòng bệnh hô hấp cũng rất tích cực nhưng cần vệ sinh khẩu trang thường xuyên. Mặt khác, không khuyến khích thanh niên, người trưởng thành đeo khẩu trang chống lạnh bởi như vậy sẽ kém thích ứng với không khí lạnh, giảm sức đề kháng, không có lợi cho sức khỏe.
 
Mùa đông khí áp thấp, mọi người lại thường ở trong nhà đóng kín cửa để giữ ấm nên có trường hợp thiếu dưỡng khí khiến ngột ngạt, khó thở, buồn bực. Việc này làm cơ thể tiếp nhận lượng oxy ít đi, lượng cacbon dioxit nhiều lên gây khó ngủ, ngủ gặp ác mộng, tinh thần hoảng sợ, tỉnh giấc giữa chừng, lâu dần sẽ tạo thành suy nhược thần kinh.
 
Quan trọng nhất về dưỡng sinh trong Tiểu Hàn là vận động. Dậy sớm chạy bộ, chơi thể thao không chỉ tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe mà còn nâng cao tinh thần, thoải mái tư tưởng. Người càng lớn tuổi thì càng nên vận động nhiều để tránh các bệnh khớp, máu huyết.
 
Đặc biệt là phải tăng cường sức khỏe của bản thân, bằng cách là siêng năng tập thể dục để dưỡng chất lan tỏa, bài tiết tốt hơn, cơ thể thêm dẻo dai trước thời tiết, có sức đề kháng cao trước bệnh tật.
 

8. Dự đoán vận mệnh người sinh vào tiết khí Tiểu Hàn


Tiểu Hàn bắt đầu từ ngày 5 hoặc 6 tháng 1 đến 20 hoặc 21 tháng 1 dương lịch, tức vào khoảng tháng 12 âm lịch (tháng Chạp).
 

- Đặc trưng tính cách:

 
Người sinh ra trong Tiểu Hàn thường nhanh mồm nhanh miệng, không dựa vào anh em, có số xuất ngoại, cuộc sống ấm no, quan hệ xã giao tốt đẹp, thích lo chuyện bao đồng. 
 
Người này hoài bão lớn, chí khí rộng rãi, tâm tham lam nên dễ thất bại. Tuổi trẻ có phúc, trung niên gian lao, về già lại đại cát. Khi vận may đến thì lộc tài đầy đủ, vợ chồng đoàn viên. 
 

- Vận khí 12 con giáp sinh vào Tiểu Hàn:

 
Số mệnh cụ thể của 12 con giáp sinh vào Tiểu Hàn như sau:
  • Người tuổi Tý sinh vào Tiểu Hàn cuộc sống ấm no, an khang, không cần suy nghĩ về cái ăn cái mặc. 
  • Người tuổi Sửu sinh ra trong Tiểu Hàn công danh khó thành, có tiếng nhưng không có miếng, cuối cùng chỉ như gió thổi qua. Một đời bình bình, thông tục, tự thân tự lập, không có gì đáng kể.
  • Người tuổi Dần sinh vào Tiểu Hàn thì buồn phiền nhiều lần, lành ít dữ nhiều, có kẻ đâm sau lưng tránh không kịp, lúc no lúc đói, áo cơm không ổn định, có họa sát thân bất ngờ. Người này đối diện với nghịch cảnh, hành động không thuận lợi, chỉ nên an phận.
  • Người tuổi Mão sinh vào Tiểu Hàn thì cuộc sống thanh đạm.
  • Người tuổi Thìn sinh vào Tiểu Hàn có chí lớn, hành đạo giúp đời, trừ gian diệt ác. 
  • Người tuổi Tị sinh vào Tiểu Hàn có phong cách thoát tục, tu công tu đức nhưng lại phiền muộn khổ não, khó hưởng hạnh phúc. 
  • Người tuổi Ngọ sinh vào Tiểu Hàn thì gặp nhiều chuyện phiền lòng, phải bôn ba, lúc nào cũng như người leo núi.
  • Người tuổi Mùi sinh vào Tiểu Hàn không có thực lực, không thể tự mình làm nên chuyện, tiền đồ xa vời, thiếu danh lợi.
  • Người tuổi Thân sinh vào Tiểu Hàn là thời điểm tuyết lớn niêm phong cửa, lạnh lùng như băng nên bất an dao động, không có suy tính sâu xa, công việc bận rộn, tuổi già bình an. 
  • Người tuổi Dậu sinh vào Tiểu Hàn gặp thiên địa khó hòa, không khỏe mạnh, nhiều tai ách, khó hưởng phúc. 
  • Người tuổi Tuất sinh vào Tiểu Hàn uy tựa như mãnh hổ, cả đời thuận lợi nhưng ít an nhàn, công thành danh toại, vạn sự cát tường.
  • Người tuổi Hợi sinh vào Tiểu Hàn tuy có Thiên Tứ cát lộc nhưng không có thực quyền, chỉ có tài năng mà lại không được trọng dụng, phụ lòng người có tâm.
 Tin bài cùng chuyên mục: