Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tiết Sương Giáng - Thời điểm đón đông chuyển lạnh, cần lưu ý những điều gì?

Thứ Sáu, 21/10/2016 14:57 (GMT+07)
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Có câu nói: “Hàn Lộ không lạnh, Sương Giáng trở trời”, trong 24 tiết khí thì tiết Sương Giáng là tiết khí báo hiệu thời điểm khí hậu chuyển sang đông. 

 

1. Tiết Sương Giáng là gì?

 
Tiet Suong Giang
 
Sương Giáng là tiết khí thứ 18 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết khí Hàn Lộ và cũng là tiết khí cuối cùng của mùa thu, đánh dấu khoảng thời tiết bắt đầu trở nên lạnh hơn và sương giá bắt đầu xuất hiện.
 
Đây là một trong 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước gồm Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
 
Theo chiết tự, “Sương” tức là những làn hơi nước mỏng manh như lớp khói, nó được bốc lên từ mặt ao hồ, sông suối, mặt đất tạo thành.
 
“Giáng” nghĩa là rơi xuống, hạ xuống, rớt xuống, hoặc chỉ một dạng vật chất có khối lượng tương đối nặng chìm dần xuống phía dưới.
 
Hiểu một cách đơn giản, tiết khí Sương Giáng chính là những màn sương, lớp sương, khối hơi nước lớn từ từ chìm lắng xuống bề mặt đất, tạo nên độ ẩm khá cao, lạnh, hạn chế tầm nhìn.

Cuốn “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu” miêu tả tiết khí Sương Giáng như sau, “trong tháng 9, khí thu liễm mà ngưng tụ lại, hơi nước kết thành sương giá”. Tức là vào tháng 9, độ ẩm tương đối trong không khí đạt tới 100%, nhiệt độ mặt đất hoặc mặt ngoài vật thể thấp hơn 0oC, hơi nước ngưng tụ kết thành sương giá. 

Sau tiết Hàn Lộ, thời tiết không còn những hạt móc lẻ tẻ, lác đác hay những lớp sương mỏng mờ mờ ảo ảo nữa mà là những màn sương dày đặc báo hiệu tiết khí Sương Giáng đã bắt đầu.

Theo quy ước, tiết Sương Giáng bắt đầu từ khoảng ngày 23-24/10 dương lịch khi kết thúc tiết Hàn Lộ và kéo dài đến khoảng ngày 7-8/11 dương lịch trước khi tiết Lập Đông bắt đầu, rơi vào khoảng tháng 9 âm lịch. Vào ngày bắt đầu tiết khí Sương Giáng, Mặt Trời ở xích kinh 210 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 210°).

2. Tiết Sương Giáng có đặc điểm, ý nghĩa gì trong năm?  

 

- Đặc điểm thời tiết, khí hậu:

 
Sương Giáng là tiết khí cuối cùng của mùa thu, đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông. Trong thời gian diễn ra tiết khí này, nhiệt độ giảm dần, không khí ngập tràn hơi nước ngưng tụ thành sương nhỏ, thậm chí là băng màu trắng ngà hình lục giác (ở những nơi có nhiệt độ thấp như núi cao) nên mới có tên là tiết khí Sương Giáng.
 
Vào ngày đầu tiên của Sương Giáng, Mặt Trời ở vị trí xích kinh 210 độ. Khi tiết khí này diễn ra thì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời đến giai đoạn nửa cầu Nam ngả dần về phía Mặt Trời, nên nửa cầu Nam nhận được lượng nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng cao hơn.
 
Nửa cầu Bắc do nhận được lượng nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng thấp nên nguồn nhiệt độ, độ ẩm đã tích lũy từ giai đoạn mùa hạ đến nay sẽ bứt giải nhằm cân bằng nhiệt độ với môi trường.
 
Thời kỳ này, “cuộc giao tranh” giữa khối không khí đại dương và khối không khí lục địa đã kết thúc, phần thắng thuộc về khối không khí lục địa.
 
Với bản chất là khối không khí lục địa, được hình thành từ khu vực cao áp Xibia nên gió được tạo ra có tính chất khô, lạnh. Với đặc điểm nhiệt độ thấp, lại gặp không khí lạnh, khô hanh tràn qua nên khu vực nửa cầu Bắc bứt giải nhiệt độ tích lũy để cân bằng với khí quyển theo các nguyên lý dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ, lượng hơi nước từ lòng đất, ao hồ sông suối cũng bốc hơi mạnh mẽ hơn, lượng nước sụt giảm và sương mù lạnh giá bao phủ dày đặc.
 
Sương Giáng khí hậu không quá ẩm ướt, chủ yếu là khô lạnh. Cảnh quan lúc này đẹp nhất là ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc, nơi có địa hình cao, nhiệt độ xuống thấp hơn, có cảm giác se se lạnh đặc trưng rất cuốn hút.  
 

 - Hoạt động sinh giới:

 
Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu như trên sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển cây trồng.
 
Nhiều loại hoa màu vụ đông hoặc rau ôn đới dù có khả năng chịu lạnh tương đối tốt, nhưng gặp kiểu thời tiết trong Sương Giáng cũng chậm phát triển.
 
Vì bị che khuất nên lượng ánh sáng giảm hẳn, nhiệt độ xuống thấp. Hơn nữa, lượng hơi nước được tạo ra trong tiết khí Sương Giáng chính là lượng hơi ẩm bị không khí khô hanh rút đi, nên đất đai, thực vật môi trường xung quanh không ẩm, nồm như tiết Vũ Thủy, ngược lại tình trạng thiếu nước, khô hạn, độ ẩm không khí thấp diễn ra.
 
Ở nhiều khu vực núi cao, vĩ độ cao tình trạng này càng diễn ra nghiêm trọng. Theo tự nhiên thì đây là lúc mà vạn vật chuẩn bị tích trữ năng lượng, đồ ăn để chống chọi với mùa đông giá rét.
 
Vào tiết khí này, nếu như thực vật chui vào lớp vỏ sâu trong lòng đất thì các loại động vật ẩn mình vào hang tối, một số loài bắt đầu ngủ đông, điển hình là loài gấu.

Nhung thay doi trong Tiet Suong Giang
 

3. Sương Giáng có ý nghĩa gì về mặt phong thủy, tử vi? 


- Tử vi:

 
Theo tử vi, thời điểm bắt đầu Sương Giáng thì theo âm lịch là bước sang tháng 9 âm (tháng Tuất). Đây là một trong 4 tháng tứ quý (3, 6, 9, 12) theo lịch tiết khí.
 
Theo học thuyết quái khí thì tháng 9 thuộc hành Thổ vượng. Theo ngũ hành, Thổ vượng thì khắc Thủy cho nên Thủy bị suy đến mức Vô Khí (Tử), còn Thổ sinh Kim nên Kim Tướng, Hỏa sinh Thổ nên Hỏa Hư, còn Mộc khắc Thổ nên Mộc Tù. Vì vậy quẻ “Khảm” Thủy suy bại vào tứ quý.
 

+ Tốt cho người mệnh Thổ, mệnh Hỏa:

 
Trong tháng này, những người mệnh lý cần hành Thổ, hành Hỏa sẽ gặp cát lợi, may mắn. Vì tháng 9 thuộc chi Tuất, chi Tuất thuộc hành Thổ và tàng chứa nhiều Hỏa khí, nên vì thế cuộc sống của họ có nhiều bước khởi sắc đáng mừng.
 
Những người này có sức khỏe ổn định, tâm lý vững vàng, trí tuệ mẫn tiệp. Cơ thể khỏe mạnh dẫn đến tư duy sáng suốt, làm việc hiệu quả, sáng tạo.
 
Các mối quan hệ thêm gắn bó, vận khí may mắn được tăng cường vì thế trong sự nghiệp họ thường có nhiều cơ hội phát triển, tài vận cũng hanh thông thuận lợi.
 

+ Bất lợi cho người mệnh lý kỵ Thổ:

 
Còn đối với những người mệnh lý kỵ Thổ khi bước vào tiết khí Sương Giáng này sẽ gặp những bất lợi về vận khí và sức khỏe suy giảm. Cụ thể như:
 
Sức khỏe suy yếu, tâm lý bất ổn, hành động trở nên gàn gở, bảo thủ, cố chấp, công việc trì trệ, tài vận bế tắc. Vì trạng thái tinh thần không được đảm bảo nên thường cảm giác uể oải, mệt mỏi dẫn đến tư duy không sáng suốt, đầu óc thiếu tập trung, dễ đưa ra quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến tương lai, cần hết sức thận trọng.
 

- Quẻ dịch:

 
Tháng 9 âm lịch là thời điểm ứng với quẻ Bác trong kinh Dịch, ý nghĩa của quẻ này là sự bóc mòn, xâm hại, tiêu hao dần dần, khí âm thịnh vượng, lấn át khí dương tạo nên trạng thái mất cân bằng.
 
Hay nói cách khác, điều này nghĩa là âm thịnh – dương suy, âm khí trội hơn và mất cân bằng, mọi thứ đều bị xâm hại hoặc là bào mòn.
 
Thêm nữa khí dương cần cho sự phát triển, khí âm thì kìm hãm sự phát triển. Kết hợp với đặc điểm của môi trường, thời tiết trong tiết khí Sương Giáng nên ta sẽ thấy được bất lợi cho sự phát triển của muôn loài.
 
Từ thực vật, động vật, con người đều rất dễ mắc bệnh, sự phát triển bị kìm hãm và cản trở. Mọi thứ đình trệ lại, muôn loài tạm thời dừng các hoạt động để chờ cho mùa đông qua đi.
 
Do đó, trong tiết khí này, con người nên tuân theo quy luật của vũ trụ, giảm bớt hoạt động, thiên về suy nghĩ, tu tâm dưỡng tính, xem xét kỹ lưỡng lại bản thân mình, nghiên cứu các kế hoạch, dự định phát triển sắp tới. 
 

4. Nên làm gì trong ngày Sương Giáng để gặp nhiều may mắn?

 
Với đặc điểm khí hậu là nhiệt độ giảm dần, hơi nước trong không khí dày đặc, tiết khí Sương Giáng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con người. Do đó chúng ta cần có những lưu ý sau đây.
 

- Nên tập thể dục, thể thao


Chúng ta cần phải luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường lưu thông máu, tăng tiết mồ hôi giúp giải phóng độc tố trong cơ thể và xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng lành mạnh để có sức đề kháng tốt nhất.
 

- Nên bổ sung dưỡng chất thiết yếu


Nhiều người có nguy cơ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về hô hấp, khớp xương... Nên điều chỉnh dinh dưỡng, tăng cường những thực phẩm giàu chất béo, đạm, vitamin để sức đề kháng của cơ thể được tăng cường. Việc bồi bổ các loại thực phẩm cũng là điều vô cùng quan trọng đặc biệt là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin D, vitamin A,... để phát triển thể lực và nâng cao sức đề kháng.

Nên sử dụng các loại thực phẩm, gia vị có tính nóng vừa bổ sung dương khí cho cơ thể vừa có tác dụng đẩy hàn khí xâm nhiễm.
 

- Nên mặc đủ, giữ ấm cơ thể

 
Những hoạt động trong tiết khí Sương Giáng cần lưu ý tránh giai đoạn mật độ sương dày đặc vào ban đêm và buổi sáng sớm, nên mặc ấm, giữ gìn cơ thể.
 
Hạn chế đi lại trong thời gian này khi sương mù dày đặc hạn chế tầm quan sát, nhất là khu vực núi cao, địa hình phức tạp, đèo dốc quanh co.
 

- Nên giảm bớt hoạt động để tiết kiệm năng lượng

 
Trong tiết khí này, sức khỏe con người sẽ giảm sút đôi chút bởi nhiệt độ và đặc điểm tự nhiên, dễ bị mắc các bệnh vặt hơn.
 
Công việc thì gặp khó khăn bởi thời tiết, lười hoạt động. Vậy cho nên hãy chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe bản thân, giảm bớt hoạt động để tiết kiệm năng lượng.
 

- Nên ăn quả hồng

  
Quả hồng trong thời điểm này được bán rất phổ biến và đó là loại quả theo mùa có thể giúp mọi người bảo vệ xương cốt và chống lại cái se lạnh đầu mùa.

Ở những vùng nông thôn, người ta tin rằng nếu không ăn quả hồng trong thời kỳ này thì môi miệng sẽ bị nứt nẻ, da trở nên khô hơn.  

Loại quả đặc trưng trong mùa Sương Giáng là hồng đỏ. Giống hồng này ngon nhất là ở vùng núi cao, khí hậu lạnh. Loại quả này không chỉ đẹp mắt, ngon miệng mà lại có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, làm ấm cơ thể, giảm sổ mũi, đẩy lùi hàn khí.
 
Thông thường, hồng chín đỏ vào Sương Giáng, lúc này giá trị dinh dưỡng cao nhất, chứa nhiều vitamin và đường. Chỉ cần ăn một quả hồng đỏ là có thể thỏa mãn một nửa lượng vitamin C mà cơ thể cần trong một ngày.
 
Thưởng thức trái hồng trong thời điểm này có thể giúp mọi người bảo vệ xương cốt và chống lại cái se lạnh đầu mùa. Ở những vùng nông thôn, người ta tin rằng nếu không ăn quả hồng trong thời kỳ này thì môi miệng sẽ bị nứt nẻ, da trở nên khô hơn. 
 
Lưu ý, không ăn hồng đỏ lúc đói và chỉ ăn vừa phải, người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết trong máu cao, có bệnh dạ dày thì không nên ăn.
 

- Nên ăn nhiều táo


Ăn táo trong thời tiết lạnh có thể ẩm phổi, làm dịu cơn khát và hỗ trợ tiêu hóa. Ở Trung Quốc có câu: "Ăn một quả táo tráng miệng thì ngay cả ông già cũng có thể khỏe như thanh niên", hay phương Tây có câu: "Một quả táo mỗi ngày để không phải đi gặp bác sĩ".
 

- Nên ăn quả lê 

 
Trái lê cũng là một loại trái cây được khuyên dùng trong mùa này, có thể thúc đẩy quá trình bài tiết trong cơ thể, thanh nhiệt và giảm đờm.
 

- Nên ăn thịt vịt

 
Ăn vịt rất phù hợp với tiết trời này và ngay cả Đài Loan vẫn còn duy trì phong tục ăn vịt vào ngày đầu tiên của tiết Sương giáng.

Có một câu ngạn ngữ ở Phúc Kiến rằng: "Dù có tẩm bổ cả năm cũng không bằng việc bồi dưỡng cơ thể con người vào ngày đầu tiên của tiết Sương giáng" và cho rằng ăn thịt vịt sẽ giúp cơ thể tăng cân.
 

- Nên ăn hạt dẻ

 
Ăn hạt dẻ trong cái lạnh đầu mùa rất có lợi cho sức khỏe do hạt dẻ có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ tỳ vị, tăng cường lưu thông khí huyết.
 

- Nên ăn quả chà là
 

Chà là là một trong những loại trái cây phổ biến vào mùa sương giá với nhiều đặc tính bổ dưỡng do chứa nhiều loại vitamin, dưỡng máu, giảm huyết áp và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Nhưng lời khuyên là không nên ăn quá nhiều có thể tác dụng ngược và đặc biệt lưu ý những quả bị hư, thối có thể gây đau đầu, chóng mặt, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
 

5. Những điều kiêng kỵ trong Sương Giáng

 
Trong tiết khí Sương Giáng, gió có tinh chất khô lạnh, cộng với nền nhiệt độ thấp khiến hơi nước từ ao hồ, sông suối bốc lên để cân bằng khí quyển, dẫn tới hiện tượng sương mù dày đặc. Trước tình trạng đó, người dân cần có sự linh hoạt và ứng phó kịp thời, chẳng hạn như:

- Hạn chế ăn đồ nướng, cay, lạnh

 
Trước và sau tiết khí này, chức năng tỳ vị hoạt động mạnh dễ tái phát bệnh viêm loét dạ dày, còn có thể xuất hiện vết loét mới.
 
Bởi vì trời lạnh, mọi người thường thích ăn các món nướng nặng mùi vị, món tê cay, lẩu… thật ra vào tiết này nên hạn chế ăn đồ nướng, cay, lạnh.
 
Mùa Thu nên bồi bổ hòa hợp, người quá dễ bị nhiệt phải chú ý kiện tỳ dưỡng vị, dưỡng âm nhuận táo, những đồ ăn thích hợp gồm: Thịt bò, thịt gà, củ cải trắng, ngô, hạt dẻ, lê, hoa bách hợp, mật ong, củ mài, củ sen…
 

- Tăng cường chăm sóc cây trồng, vật nuôi

 
Thời tiết xấu khiến cây cối phát triển chậm, gia súc gia cầm dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe. Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ và bảo vệ kỹ lưỡng, rất có thể cây trồng và vật nuôi không đảm bảo chất lượng, năng suất, thậm chí là đối mặt với nguy cơ bệnh dịch hàng loạt.
 
Chúng rất dễ nhiễm lạnh từ sương mù, hơi nước và có thể bị bệnh dịch, đặc biệt là các loài gia cầm, nhiều năm có những được dịch cúm gia cầm dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng nặng nề đối với ngành chăn nuôi.
 
Vì thế nên bắt đầu từ thời điểm Sương Giáng cần hết sức chú ý công tác phòng bệnh dịch cho gia súc, gia cầm.

- Hạn chế nóng giận


Trong tiết khí này cần tập trung dưỡng âm, tức là coi trọng việc tích dưỡng âm tinh -  âm dịch trong cơ thể được chỉ chung cho tất cả dịch thể dinh dưỡng bao gồm cả tinh trong sinh sản, huyết và tân dịch... Y học cổ truyền quan niệm âm tinh là chất quan trọng để cấu thành cơ thể người và duy trì hoạt động sống của cơ thể.
 
Thu đông dưỡng âm, trước tiên là phải điều tiết tinh thần cho thật thoải mái, thanh thản, lòng rộng mở, không quá lo âu, cáu giận... như vậy mới bảo vệ được âm tinh. Nếu hay nóng giận, bực mình sẽ dễ xảy ra các chứng sây sẩm đột quỵ.
 

- Hạn chế ra ngoài khi sương mù dày đặc

 
Tiết Sương Giá cũng là lúc nhiều căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp xuất hiện, do đó mọi người cần hạn chế ra đường đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp hoặc về xương khớp.

Mật độ hơi nước bốc lên lớn có thể gây cản trở tầm nhìn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tai nạn. Bên cạnh đó thời tiết sương giá rất có hại cho sức khỏe.
 
Vì vậy nếu có thể, bạn nên hạn chế ra đường vào sáng sớm và buổi đêm để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Dac diem y nghia Tiet Suong Giang
 

6. Văn khấn tiết Sương Giáng


Sau đây là bài cúng văn khấn tiết khí Sương Giáng, các bạn cùng tham khảo.
 
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Phật trời
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Con Kính lạy ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
Con kính lạy Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương
Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức tôn Thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Con kính lạy các vị Thần Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch Tài Thần cùng các Tôn Thần cai quản khu vực này
Con kính lạy các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại trong đất nhà này

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ... dương lịch, là tiết Sương Giáng năm ... tức ngày ... tháng ... năm ... âm lịch.

Tín chủ Con là......

Hiện đang ngụ tại:......

Con thành tâm sửa biện hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng mã và các thứ cúng dâng bày lên trước án. Con thành tâm Kính mời (Lặp lại các vị thần)... về thụ hưởng hương hoa lễ vật, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho... được bình an, sở cầu tất ứng, sở nguyện thành tâm.

Con thành tâm kính mời các vị tiền chủ hậu chủ ngụ tại trong đất nhà này về thụ hưởng hương hoa lễ vật...

Kính mong các vị Tôn Thần cùng các vị Tiền chủ, Hậu chủ phù hộ độ trì cho gia đình mọi người bình an, công việc luôn hanh thông thuận lợi, mọi tật ách tai qua nạn khỏi.

Lễ bạc tâm thành cúi xin chứng giám, khẩn cáo.

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
 

7. Phương pháp dưỡng sinh trong tiết khí Sương Giáng

 
Ngạn ngữ có câu “bổ Đông không bằng bổ tiết Sương Giáng”, tức là bồi bổ vào tiết này tốt hơn bồi bổ vào mùa Đông, thậm chí còn quan trọng hơn bất cứ lúc nào trong năm, bồi bổ từ mùa Thu cực kỳ tốt cho thân thể, làm ít mà công to.
 
Dưới đây là một vài phương pháp dưỡng sinh trong tiết khí Sương Giáng:
 

- Chú trọng làm ấm cơ thể, khí huyết lưu thông

 
Lúc này là tiết khí cuối cùng của mùa thu, là sự mở đầu chuyển mùa từ thu sang đông, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến khoảng 0 độ C.
 
Dưỡng sinh trong tiết khí Sương Giáng nhấn mạnh vào các hoạt động vận động làm ấm cơ thể, giãn gân cốt để chống lại cái lạnh và giúp máu huyết lưu thông.
 
Vào thời tiết này, sự chênh lệch nhiệt độ tăng, mọi người phải chú ý mặc thêm áo ấm, đặc biệt phải chú ý giữ ấm chân và dạ dày, đồng thời phải tăng cường rèn luyện thân thể, làm tốt công tác phòng hàn, đề phòng bị cảm.
 
Hàng ngày, cần tập thể dục 30 phút, càng người cao tuổi càng phải vận động đều đặn để bảo tồn sức khỏe, trường thọ. Người cao tuổi đừng đi giầy đế cứng, đi giày phải rộng một chút, tất phải thoáng khí và bảo vệ da.
 
Nhất là phải bảo vệ đầu gối, vì đầu gối gặp lạnh thì mạch máu co lại khiến tuần hoàn máu trì trệ, những ai bị đau buốt lâu năm dễ bị tái phát hoặc nặng thêm, cho nên khi trời lạnh cần phải chú ý giữ ấm chân.
 
Ngoài ra, bạn nên giữ thói quen ngâm chân bằng nước nóng, ngoài có tác dụng phòng chống bệnh hô hấp ra, còn có thể giãn huyết quản, đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu, cải thiện da và dinh dưỡng tổ chức của chân, và giảm đau phần chi dưới, giảm hoặc tiêu diệt mệt mỏi của một ngày.
 

- Nên ăn đồ thanh đạm

 
Trung y cho rằng, tiết Sương Giáng cần phải tầm bổ nhẹ. Do vậy ở khía cạnh ẩm thực nên cố gắng giữ thanh đạm.
 
Đặc biệt là đừng cho nhiều muối vào thức ăn. Ăn muối quá nhiều, dễ dẫn đến dung lượng máu tăng, tăng áp lực cho huyết quản.
 
Đồng thời dễ gây cảm giác khát nước, cần uống nhiều nước để giải khát, hấp thụ lượng lớn muối lâu dài dễ khiến cơ thể phù lên, đồng thời tăng gánh nặng cho thận.
 

- Ăn nhiều thực phẩm sinh tân nhuận táo

 
Mùa Thu đi kèm với thu táo luôn khiến mọi người dễ bị miệng khô lưỡi khô, cuối Thu cũng là thời điểm bệnh viêm phế quản mạn tính dễ tái phát hoặc nặng hơn, có thể thường xuyên ăn cháo hoặc các thực phẩm tư nhuận khác.
 
Các loại thực phẩm như bánh mì toàn phần, hạt lúa mì, giá đậu, sữa đậu nành, lạc, vừng, khoai lang, củ từ, bí đỏ, củ cải, cải bắp, hành tây, ngó sen, bách hợp, mộc nhĩ, lê, táo, nho, kỳ tử, táo đỏ, quả ô liu, hạch nhân ngọt, mía, mật ong, trứng vịt… đều thích hợp sử dụng trong mùa này.
 

- Chú trọng các thực phẩm đúng mùa

 
Rau quả mùa Thu rất phong phú, người xưa đã biết “thuốc bổ không bằng thực bổ”, tức là bồi bổ bằng thuốc cũng không bằng bồi bổ bằng thực phẩm, ăn thực phẩm đúng mùa là tốt nhất với cơ thể, trong đó cũng ẩn chứa an bài và ban ân xảo diệu của trời cao.
 

- Bài thuốc trừ lạnh, làm ấm dạ dày

 
Nếu muốn dùng thuốc Đông y để trừ lạnh, ấm dạ dày, có thể dùng phương thuốc Đông y “tứ vật thang” tức món canh từ 4 vị thuốc tốt để tư âm bổ huyết trong mùa thu.
 
4 vị thuốc đó bao gồm: xuyên khung (8g), đương quy (12g), thục địa (12g), bạch thược (8g) nấu thành canh.
 
Tứ vật thang vốn chính là phương thuốc Đông y rất dễ nhập môn, độ phù hợp với già trẻ lớn bé trong nhà đều cao, có thể cho thêm táo đỏ, cẩu kỷ giúp ngon miệng hơn.
 
Nếu nấu chung với thịt gà hoặc xương sườn thì món canh càng ngọt, kết hợp với mì sợi, rau chần, thì đúng là một món ăn vừa ngon lại dưỡng sinh.
 

- Giữ tâm trạng vui vẻ

 
Sau tiết khí Sương Giáng, cỏ cây bắt đầu thay áo vàng, lá cây cũng rụng xuống, tức cảnh sinh tình, con người dễ trở nên u buồn. Bác sĩ tâm lý cho biết, mùa thu là thời tiết dễ phát sinh các loại tâm bệnh. Nếu điều chỉnh không đúng, dễ dẫn đến các loại bệnh tâm lý như trầm cảm, u uất...
 
Do vậy, giữ tâm trạng vui vẻ, căn cứ theo tình hình thực tế, trút bầu tình cảm uất ức, bồi dưỡng tâm trạng lạc quan khoáng đạt, là một trong những nội dung không thể thiếu trong dưỡng sinh.
 
Cần phải thường xuyên tham gia một số hoạt động giải trí bổ ích cho sức khỏe, như hát, nhảy múa, leo núi, du lịch..., trong những hoạt động này, thường xuyên trao đổi với người khác.
 

8. Dự đoán vận mệnh người sinh vào tiết khí Sương Giáng


- Vận mệnh chung


Những người sinh vào tiết khí Sương Giáng thường là những bậc tài năng hiền đức vì các yếu tố, Thổ, Hỏa và lượng hơi nước ngoài tự nhiên tương đối cao nên có sự cân bằng, chế hóa, hài hòa, nhuẫn nhuyễn. 

Những người này khá nhạy cảm, họ có chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) cao, tuy nhiên dễ bị tổn thương do những lời nói, hành động xung quanh. 

Họ luôn có ý thức về cảm xúc, sự đồng cảm cũng như các kỹ năng xã hội khác để trở thành người không kém phần nổi bật trước đám đông.
 

- Ngoại hình, tính cách


Những người sinh vào tiết khí Sương Giáng có ngoại hình ưa nhìn, họ yêu thích sự đơn giản, hài hòa, thường có xu hướng sống trong môi trường bình lặng và nhẹ nhàng. Nhờ sở hữu phẩm chất đáng quý này, họ hầu như không có kẻ thù. Họ ít khi mất bình tĩnh và cũng ít khi trở thành người nổi tiếng do họ có nền tảng chung với hầu hết mọi người.
 

- Sự nghiệp và tình duyên


Họ là những người lạc quan, luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu, thậm chí họ có khả năng truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Với phẩm chất này, họ sẽ là các nhà lãnh đạo tốt, dẫn dắt mọi người với một thái độ tích cực nhất trong những trường hợp khó khăn nhất.

Họ là kiểu người vô cùng hấp dẫn với những người khác giới và có thể dễ dàng giành ưu thế khi giao tiếp với bất kỳ ai. Nếu người yêu hoặc bạn đời của bạn sinh vào tháng này, bạn là người may mắn vì họ sẽ luôn dành tình cảm trọn vẹn và chung thủy với bạn.
 

- Tài lộc


Những người này có cuộc sống khá êm đềm, tiền vận và hậu vận không quá rực rỡ nhưng họ luôn điềm đạm, đảm bảo được sự ổn định trong suốt cuộc đời.
 

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X