Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tiết khí Tiểu Tuyết mang đông đến muôn nhà có điều gì đặc biệt?

Thứ Ba, 15/11/2016 09:17 (GMT+07)
Mục lục (Ẩn/Hiện)

(Lichngaytot.com) Tiết khí Tiểu Tuyết là tiết thứ 20 nằm trong hệ thống 24 tiết khí trong năm. Vậy đặc điểm và tác động của tiết này đối với con người ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!


► Tra cứu: Lịch vạn niên, lịch vạn sự chuẩn nhất tại Lichngaytot.com

Tiết khí Tiểu Tuyết mang đông đến muôn nhà
 

1. Tiết Tiểu Tuyết là gì?

 
Tiểu Tuyết là tiết khí thứ 20 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết Lập Đông và cũng là tiết khí thứ 2 của mùa đông.
 
Đây là một trong 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước gồm Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
 
Theo chiết tự, "Tiểu" là nhỏ, ít; còn "Tuyết" là tuyết trắng, tuyết rơi. Do đó Tiểu tuyết là tiết khí bắt đầu có những đợt tuyết nhỏ đầu mùa, xuất hiện nhỏ lẻ không thường xuyên, không tuân theo một quy luật nhất định nào.
 
Tiểu khí Tuyết xuất hiện nhằm báo hiệu thời tiết đã thực sự bước vào mùa đông với ngưỡng nhiệt độ xuống rất thấp.
 
Khi bắt đầu bước vào tiết này, nửa cầu Bắc rất dễ xảy ra tình trạng có tuyết rơi, ban đầu ở mức độ thấp, thường xảy ra vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm, sương muối, băng giá, nước đóng băng...
 

2. Tiết Tiểu Tuyết diễn ra vào lúc nào?

 
Theo quy ước, tiết Tiểu Tuyết kéo dài từ ngày 22-23/11 đến ngày 7-8/12 dương lịch hàng năm.
 
Vào ngày bắt đầu tiết khí này, Mặt Trời ở xích kinh 240 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 240 độ), nhiệt độ giảm xuống thấp, có nơi có tuyết rơi nhưng lượng tuyết không lớn. 
 
Lúc này, khu vực Bắc bán cầu ở xa Mặt Trời, ánh sáng và nhiệt lượng nhận được yếu ớt nên ngày ngắn đêm dài, nền nhiệt hạ thấp.  Ngoài ra dưới sự ảnh hưởng của khối khí lục địa, thời tiết Việt Nam trong tiết Tiểu Tuyết còn rất khô hanh, gây ra cảm giác khó chịu cho con người và vạn vật.
 
Theo Lịch Vạn Niên, trong năm Tân Sửu này, tiết Tiểu Tuyết 2021 bắt đầu từ ngày 22/11/2021 và kéo dài đến ngày 6/12/2021 dương lịch.

Tiết khí Tiểu Tuyết - đông đến muôn nhà
 

3. Đặc điểm của tiết khí Tiểu Tuyết

 

- Đặc điểm thời tiết, khí hậu:

 
Vào ngày đầu tiên của Tiểu Tuyết, thường có những trận tuyết nhỏ rơi, do nhiệt độ không khí của bầu khí quyển xuống cực thấp, lượng hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và tạo thành những bông tuyết trắng, chúng rơi xuống theo lực hấp dẫn của Trái đất.
 
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt độ xuống thấp không chỉ do hệ quả quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo của Trái đất mà còn phải kể tới các nguyên nhân khác như: Lượng nhiệt độ tích lũy trong mùa hạ của nửa cầu Bắc đã phân giải hết, do quá trình cân bằng nhiệt độ với môi trường. Một nguyên nhân khác đó chính là sự góp mặt của các khối khí lục địa.
 
Những khối khí lục địa này xuất phát từ cao áp Xibia có bản chất khô hanh, lạnh giá nên dưới sự ảnh hưởng của chúng nhiệt độ môi trường ngày càng lạnh giá và không khí trở nên khô hanh.
 
Khi nhiệt độ xuống quá thấp, còn có thể xảy ra hiện tượng nước đóng băng nhất là tại những khu vực có vĩ độ cao như Bắc  u, Bắc Liên Bang Nga, Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc còn những khu vực vĩ độ thấp, cận xích đạo như Việt Nam thì hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra.
 
Tại nước ta, mặc dù hiện tượng tuyết rơi là rất hiếm gặp, nhưng lại thường xuyên xảy ra các hiện tượng sương muối, băng giá, vào buổi sáng sớm có thể nhìn thấy những đám tinh thể trong suốt, nhỏ như những hạt đường trắng hoặc kích thước lớn hơn đọng lại trên mặt đất, trên những lá rau trồng và chúng bắt đầu có hiện tượng tan chảy đó chính là sương muối, băng giá.
 
Những khu vực núi cao ở miền Bắc nước ta như Hà Giang, Lào Cai, Sa Pa, Lạng Sơn có thể xảy ra hiện tượng tuyết rơi, tình trạng này thi thoảng xuất hiện vào những ngày nhiệt độ xuống đến mức âm độ chứ không phải thường xuyên.

Đặc điểm tiết Tiểu Tuyết
 

- Hoạt động sinh giới:

 
Dù là tuyết rơi, hay sương muối, băng giá thì những hiện tượng này đều có ảnh hưởng lớn tới cây trồng. Với những cây ăn quả, rau ôn đới vụ đông, hoa màu gặp kiểu thời tiết này sẽ vàng úa và tàn lụi. Điều này gây thiệt hại lớn tới sản xuất nông nghiệp.
 
Còn với động vật, sương muối diễn ra thường xuyên khiến chúng có nguy cơ bị bệnh dịch cao, người chăn nuôi cần lưu ý, quan tâm tới việc giữ ấm chuồng trại, chỗ ở của vật nuôi.
 
Thậm chí, ở các vùng núi cao, còn xảy ra hiện tượng trâu bò chết hàng loạt, do nhiệt độ xuống quá thấp vượt ngưỡng chịu đựng. Hay, các ao nuôi cá, cá rô phi nổi trắng cả mặt ao, vì loài cá này không có khả năng chịu được nhiệt độ thấp.
 
Cá rô phi chỉ có khả năng chịu thời tiết nóng bức, khô hạn, chúng có thể chịu đựng được mức nhiệt động 42 độ C, nhưng khi tiết Tiểu Tuyết diễn ra thì nhiệt độ giảm xuống mức độ dưới 10 độ C thì rất nhiều nguy cơ cá này sẽ chết.
 
Với các loại gia cầm, cần lưu ý tăng tăng cường ánh sáng, nhiệt độ, bổ sung đầy đủ thức ăn, vacxin phòng bệnh cho chúng.
 

4. Ý nghĩa tiết Tiểu Tuyết theo tử vi, phong thủy

 

- Quẻ dịch:

 
Tiết Tiểu tuyết rơi vào thời điểm giữa tháng 10 âm lịch (tháng Hợi), thuộc quẻ Thuần Khôn trong kinh Dịch, quẻ này là một quẻ cát lợi đối với những người biết vận dụng nó.
 
Đức của quẻ Khôn là tĩnh tại, ổn định, mềm mỏng, bao dung, tiềm tàng nên trong thời điểm từ tiết khí này trở đi con người nên hạn chế các hoạt động ngoài trời, suy nghĩ nhiều hơn, nói chuyện ít đi để giữ nguồn nội khí.
 
Quẻ Khôn chỉ sự nhu thuận nên con người học cách chấp nhận giảm bớt những hoạt động công việc, thay vì cố gắng vô ích, nên quan tâm đối xử tốt với những người xung quanh, bao dung, độ lượng, giúp đỡ những người con có hoàn cảnh khó khăn, thiếu ăn, chịu lạnh, bị bệnh tật đau ốm, nên ủng hộ, quyên góp, làm từ thiện nếu có khả năng.
 
Ngoài ra, việc quan tâm chăm sóc chu đáo cho các vật nuôi trong nhà cũng rất tốt. Những việc làm này tăng cường thêm may mắn, phúc đức cho bản thân họ và gia đình.
 

- Tử vi:

 
Tháng 10 âm là tháng Hợi Thủy, là tiết khí của mùa đông - mùa Thủy Vượng. Mùa đông thuộc Thủy, Kim sinh Thủy mà Thủy là nước; nước tạo vật là nước thiêng liêng, còn nước trong lòng người là dòng nước ý thức; ngọn nước thiêng liêng, dòng nước ý thức, lý trí, nên đức của nước là Trinh.
 
Vậy con người cần phải liêm khiết trong sạch. Mỗi một năm thì con người thêm một tuổi, đầy đủ kinh nghiệm biết rộng, hiểu xa, nhờ đó mà đức của nước là Trí, nên kêu là đức Trí.
 
Thủy vượng thì khắc Hỏa, Hỏa bị Thủy khắc cho nên Hỏa bị suy đến mức Vô Khí (Tử), còn Thủy sinh Mộc nên Mộc Tướng, Kim sinh Thủy nên Kim Hư, còn Thổ khắc Thủy nên Thủy Tù. Vì vậy quẻ “Ly” Hỏa suy bại vào mùa đông.
 
Bên cạnh đó, trong tháng Thủy vượng này hành Mộc trường sinh, chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ về sau, vì vậy con người tại thời điểm này nói chung hay trong tiết Tiểu Tuyết nói riêng nên dung dưỡng ý chí, xây dựng kế hoạch dự định sắp tới, khi có sự chuẩn bị tốt nhất thì cơ hội thành công sẽ cao.
 
Những người sinh tháng này có đức nhu thuận mềm mỏng của quẻ Khôn, có sự sáng suốt mưu trí của hành Thủy và nhân ái của hành Mộc trong tương lai thường có tâm tốt, thiện lương, phúc đức, mẫn tiệp, lịch duyệt và vận số cát lợi.
 
Trong bối cảnh về ngũ hành như vậy những người bệnh lý cần hành Thủy bổ trợ có thể gặp may mắn, sức khỏe ổn định, tâm lý vui vẻ, trí tuệ sắc bén họ giành được nhiều thành công trong sự nghiệp, cuộc sống và tài vận.
 
Đối với những người trong mệnh lý kỵ hành Thủy (hành Hỏa, hành Thổ) thì trong thời điểm diễn ra tiết Tiểu Tuyết cần chú ý tới sức khỏe nhiều hơn, chuẩn bị tốt cho những kế hoạch sắp tới. Giống như cây cỏ muôn loài chuẩn bị cho sự trỗi dậy, lớn mạnh về sau.
 

5. Ảnh hưởng của tiết khí Tiểu Tuyết đối với sức khỏe con người

 
Theo mục 4 ta có thể khẳng định vào tiết Tiểu Tuyết thì ngũ hành Thủy vượng. Đây là khoảng thời gian vượng khí với những người có dụng thần là Thủy cần có Thủy bổ trợ để cân bằng ngũ hành trong tứ trụ.
 
Những người này cơ thể khỏe mạnh dẫn đến tư duy sáng suốt, làm việc hiệu quả, sáng tạo từ đó sẽ nhận được nhiều tài lộc và vượng khí giúp tài vận hanh thông, sự nghiệp thuận lợi trong những ngày tiết Tiểu Tuyết.
 
Tuy nhiên với những người kỵ thần là Thủy (hoặc dụng thần Hỏa) thì họ thường cảm giác uể oải, mệt mỏi dẫn đến tư duy không sáng suốt, đầu óc thiếu tập trung trong tiết Tiểu Tuyết.
 
Thời điểm từ tiết Tiểu tuyết trở đi vì nhiệt độ môi trường giá lạnh, buốt rét, lại gặp gió mùa Đông bắc hoạt động rất mạnh nên cần giữ gìn sức khỏe bằng cách giữ ấm cơ thể, hạn chế hoạt động ngoài trời trong những thời điểm nhiệt độ thấp, tăng cường sử dụng các thực phẩm, gia vị có tính chất cay nóng như rượu, ớt, tỏi, gừng, hồ tiêu, mật ong.
 
Ngoài ra việc bổ sung lượng vitamin và các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, Magie... cũng rất quan trọng và cần thiết.
 
Đặc biệt, nên duy trì thói quen tập luyện thể dục mỗi ngày, để cơ thể luôn khỏe mạnh, không dễ bị nhiễm lạnh. Lưu ý, không nên đi tập quá sớm hoặc quá khuya.

Tiết Tiểu Tuyết
 

6. Nên làm gì trong tiết khí Tiểu Tuyết?

 
Vào giai đoạn diễn ra tiết Tiểu Tuyết, tại miền Bắc Việt Nam thường xuất hiện sương muối, gây cháy lạnh cho cây lá và ảnh hưởng không nhỏ tới gia súc, gia cầm. Thậm chí không ít năm, người nông dân phải đối mặt với tình trạng trắng tay do không thể đối phó kịp thời với tình trạng băng giá khắc nghiệt đó. 
 
Vì vậy khi bước vào giai đoạn này, cần chú ý những việc sau:
 
- Chú ý công tác chống rét cho các loại cây trồng, đặc biệt là rau vụ đông, hoa màu và các loại cây ăn quả.
 
- Đảm bảo hệ thống chuồng trại luôn ấm cúng, tăng cường thắp sáng và duy trì nhiệt độ ấm để đề phòng vật nuôi chết do giá rét. Một số việc cần tăng cường gồm thắp sáng vào thời điểm lạnh nhất trong ngày, giữ cho không gian nuôi trồng luôn ấm cúng.
 
- Sử dụng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, luôn đảm bảo nguồn thức ăn liên tục để tăng cường sức đề kháng cho gia súc, gia cầm, tôm cá.
 
- Quan tâm hơn tới sức khỏe, cố gắng duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng và lối sống khoa học, làm việc vừa phải để đảm bảo sức khỏe. Hạn chế ra ngoài trời vào sáng sớm hay đêm khuya để tránh tình trạng cơ thể nhiễm lạnh, dễ ốm đau, bệnh tật.
 

7. Khai vận trong tiết Tiểu Tuyết cho 12 con giáp

 
Khai vận cho 12 con giáp trong Tiểu Tuyết
 
Để khai vận trong tiết Tiểu Tuyết cho 12 con giáp, cần phải nắm được những nên làm, không nên làm.
 

- Tuổi Tý

 
Nên: Tế tự, cầu phúc, cầu tự, sửa bếp.
Kị: sửa chữa và chế tạo, động thổ
Xung: Ngọ (Giáp Ngọ)
Sát: hướng Nam
Nên ăn: củ cải, thịt dê
Khai vận: bày cây xanh lá rộng trong nhà
 

- Tuổi Sửu

 
Nên: Tế tự, cầu phúc, gả cưới, nhập trạch, an táng, cầu tự, cầu tài, khai trương, giao dịch, kê giường.
Kị: xuất hành, sửa chữa và chế tạo.
Xung: Mùi (Ất Mùi)
Sát: hướng Đông
Nên ăn: trứng muối, thịt bò
Khai vận: ăn bánh dày
 

- Tuổi Dần

 
Nên: gả cưới, nhập trạch, kê giường, chuyển nhà
Kị: Tế tự, cầu phúc, xuất hành, cầu tài, sửa chữa và chế tạo, an táng.
Xung: Thân (Bính Thân)
Sát: hướng Bắc
Nên ăn: thịt chó, cà chua
Khai vận: quét bụi, dọn dẹp nhà cửa
 

- Tuổi Mão

 
Nên: khai trương, nhập trạch, sửa chữa và chế tạo, chuyển nhà, kê giường.
Kị: Tế tự, cầu phúc, xuất hành, cầu tài.
Xung: Dậu (Đinh Dậu)
Sát: hướng Tây
Nên ăn: củ từ, hạt sen
Khai vận: nấu ăn
 

- Tuổi Thìn

 
Nên: Tế tự, cầu phúc, gả cưới, nhập trạch, an táng, cầu tự, khai trương, giao dịch, kê giường.
Kị: xuất hành, cầu tài, sửa chữa và chế tạo, chuyển nhà, kiện tụng.
Xung: Tuất (Mậu Tuất)
Sát: hướng Nam
Nên ăn: hạt dẻ, canh xương
Khai vận: mang Khổng Tước thạch bên người
 

- Tuổi Tị

 
Nên: cầu phúc, gả cưới, sửa chữa và chế tạo, nhập trạch, khai trương, chuyển nhà, an táng, tế tự.
Kị: xuất hành, cầu tài.
Xung: Hợi (Kỷ Hợi)
Sát: hướng Đông
Nên ăn: thịt gà, hạt điều
Khai vận: trồng thủy tiên trong nhà
 

- Tuổi Ngọ

 
Nên: cầu phúc, gả cưới, sửa chữa và chế tạo, nhập trạch, kê giường, chuyển nhà, an táng, cầu tự, tế tự, xuất hành, cầu tài, khai trương, giao dịch.
Kị: đổ mái nhà, nhập liệm.
Xung: Tý (Canh Tý)
Sát: hướng Bắc
Nên ăn: quả hạch đào
Khai vận: chải đầu bằng lược sừng.
 

- Tuổi Mùi

 
Nên: Tế tự, cầu phúc, sửa chữa và chế tạo, gả cưới, khai trương, xuất hành, chuyển nhà, an táng, cầu tài, cầu tự, giao dịch, kê giường.
Kị: dịp tốt không có gì kiêng kị
Xung: Sửu (Tân Sửu)
Sát: hướng Tây
Nên ăn: long nhãn, nhung hươu
Khai vận: ăn nhiều tỏi
 

- Tuổi Thân

 
Nên: mọi việc đều không thích hợp
Kị: Tế tự, cầu phúc, cầu tự.
Xung: Dần (Nhâm Dần)
Sát: hướng Nam
Nên ăn: mộc nhĩ
Khai vận: mở đèn sáng một đêm
 

- Tuổi Dậu

 
Nên: khai trương, nhập trạch, sửa chữa và chế tạo, chuyển nhà, kê giường, tế tự, cầu phúc, cầu tự, gả cưới, an táng.
Kị: xuất hành, cầu tài.
Xung: Mão (Quý Mão)
Sát: hướng Đông
Nên ăn: rau cần, gan ngỗng
Khai vận: phòng ngủ bày đồ trang trí màu đỏ  
 

- Tuổi Tuất

 
Nên: gả cưới, an táng.
Kị: sửa chữa và chế tạo, động thổ, xuất hành, cầu tài, chuyển nhà, kiện tụng.
Xung: Thìn (Giáp Thìn)
Sát: hướng Bắc
Nên ăn: đậu đen, sơn tra (táo mèo)
Khai vận: làm thịt khô (lạp xưởng, thịt sấy, thịt gác bếp…)
 

- Tuổi Hợi

 
Nên: cầu tài, gả cưới, khai trương, nhập trạch, an táng, cầu phúc, cầu tự, chuyển nhà, tế tự.
Kị: xuất hành, sửa chữa và chế tạo.
Xung: Tị (Ất Tị)
Sát: hướng Tây
Nên ăn: vừng đen, gan lợn
Khai vận: câu cá / bắt cá

Tiết khí Tiểu Tuyết là gì?
 

8. Thực phẩm tốt cho sức khỏe trong tiết khí Tiểu Tuyết

 
- Uống nhiều nước, dùng các món canh, cháo để thanh hòa nhiệt hỏa
 
Thời tiết trong tiết Tiểu Tuyết đã lạnh nhưng chưa quá hàn, do mặc quần áo nhiều hơn nên nhiệt khí trong người ít tỏa ra; lại thêm sở thích ăn đồ nóng trong mùa lạnh nên càng khiến hỏa khí phát triển mạnh. Vì thế, mùa đông nhưng dễ dàng phát nhiệt, miệng khô mũi hanh, nhiệt miệng xuất hiện, mặt mũi nổi mụn.
 
Cách ăn uống dưỡng sinh trong tiết Tiểu Tuyết tốt nhất là uống nhiều nước, tích cực ăn các món canh, cháo để xoa dịu họa khí, bồi dưỡng dịch vị trong cơ thể.
 
- Hạn chế đồ cay, tăng cường đồ chua
 
Mùa đông chủ về thu lại nên ăn ít những đồ có tính cay mà tích cực bổ sung đồ chua để thông phổi, làm mềm huyết quản, phòng ngừa các bệnh hô hấp     
 
- Tránh đồ quá nóng
 
Thực phẩm trong tiết Tiểu Tuyết cần chú ý nhất là tránh đồ quá nóng. Nhiều người cho rằng, thời tiết càng lạnh thì phải càng ăn nhiều đồ nóng để giữ ấm cơ thể. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi cơ thể cần sự cân bằng, con người hằng nhiệt chứ không biến nhiệt theo nhiệt độ bên ngoài. Ăn quá nhiều đồ nóng khiến hỏa khí tích tụ trong người, dễ phát hỏa, bốc nhiệt, chân tay khô nẻ, nổi mụn, các cơ quan gan thận bị ảnh hưởng.
 
- Nên ăn đồ có tính mát
 
Không phải cứ mùa đông là nên ăn đồ nóng, chính mùa đông lại càng phải bổ sung thực phẩm có tính mát hàng ngày. Mùa đông mặc nhiều quần áo, ở trong phòng thường xuyên, ít vận động nên cơ thể tích nhiệt còn lớn hơn mùa hè. Vì thế, dưỡng sinh trong tiết Tiểu Tuyết là phải giải nhiệt chứ không phải thu nhiệt. Các món nên ăn là củ cải, đỗ xanh, hạt sen.
 
Cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể một cách cân bằng để vừa tích trữ năng lượng đồng thời giải phóng nhiệt hỏa. Tăng cường ăn thịt bò, thịt gà, thịt dê, thịt chó, tôm, các loại đậu, cà rốt, hành, gừng, tỏi, rau hẹ, rau cải, củ từ, rau thơm cùng với cam, bưởi, táo và mộc nhĩ đen, vừng, đậu đen, hạt điều, hạch đào, hạt dẻ, bạch quả, ngân hạnh.
 
Mùa đông, huyết dịch đông đặc, nên ăn nhiều các loại thực vật bảo vệ tim, phòng xuất huyết não như táo mèo, mộc nhĩ, cà chua, rau cần, củ cải… Ăn uống hợp lý có thể giúp thân thể mạnh khỏe, ích thọ, diên niên, mà ăn uống không thích hợp sẽ dẫn đến bệnh tật và là một trong những nguyên nhân giảm tuổi thọ ở con người.
 
- Ăn chuối
 
Nếu hàm lượng serotonin trong cơ thể giảm bớt thì sẽ xuất hiện triệu chứng mất ngủ, cáu gắt, bi quan…
 
Trong chuối chứa tryptopan mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin, hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh, là một loại hóa chất giúp truyền tín hiệu giữa các khu vực của não, thúc đẩy tâm trạng con người trở nên an tĩnh, vui vẻ.
 
Vì vậy, ngoài những người tỳ vị hư hàn, mọi người nên thêm chuối vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
 
- Rau chân vịt (cải bó xôi)
 
Trong trạng thái tự nhiên, vitamin B9 được gọi là folat, axit folic là cái tên được sử dụng khi loại dưỡng chất này do con người tạo ra.
 
Một nghiên cứu phát hiện việc hấp thu không đủ axit folic có thể gây mất ngủ, hay quên, lo âu và các triệu chứng u uất. Rau chân vịt chứa hàm lượng axit folic rất cao, do đó vào mùa Đông nên ăn loại rau này.
 
Ngoài ra, măng tây, quả kiwi, con hàu, quả quýt, đậu hà lan, đậu nành cùng các loại rau xanh sẫm màu cũng đều chứa axit folic, có thể giúp chúng ta chống lại chứng u uất.
 
- Làm thịt khô
 
Vào tiết Tiểu Tuyết, nhiều địa phương thường có tục làm thịt khô để tích trữ, ăn dần, đặc biệt là với người vùng cao.
 
Khi nhiệt độ thấp, khí trời khô ráo, là thời điểm tốt nhất để gia công thịt khô. Họ dùng thịt lợn để làm thành lạp xưởng, thịt gác bếp… đợi đến mùa xuân là thưởng thức mĩ vị.
 

9. Phương pháp dưỡng sinh trong tiết khí Tiểu Tuyết

 
Dưỡng sinh tiết Tiểu Tuyết
 
Trong tiết Tiểu Tuyết, khí hậu giá lạnh, nhiệt độ giảm thấp nên cơ thể cần duy trì năng lượng và có những phương pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Hãy ghi nhớ các nguyên tắc dưỡng sinh trong tiết Tiểu Tuyết dưới đây.
 

- Kiên trì vận động

 
Dưỡng sinh trong tiết Tiểu Tuyết có thể thông qua vận động để chống lại giá lạnh hiệu quả. Nếu lười biếng, ít thể dục thì các khớp xương trì trệ, tạo thành ảnh hưởng xấu, gây đau đớn, nhức mỏi. Hãy tập những môn phù hợp với thể trạng và sở thích của bản thân, có thế tập trong phòng cho ấm như yoga, gym hay zumba…
 

- Tiêu diệt nhiệt hỏa trong cơ thể

 
Mùa đông, nhiệt độ trong và ngoài phòng có sự chênh lệch rất lớn. Trong phòng ấm áp, thậm chí có cả máy sưởi nên ấm áp như mùa hè còn ngoài trời thì lạnh giá. Thời điểm di chuyển từ phòng ấm ra ngoài lạnh rất dễ sản sinh nhiệt hỏa trong cơ thể.
 
Hơn nữa, khí trời khô hanh lại càng có dịp để “bốc hỏa lên đầu”, rất dễ mắc cảm mạo. Vì thế cần đặc biệt chú ý đến việc tiêu diệt hỏa nhiệt bằng cách ăn nhiều đồ mát như củ cải, đậu xanh, đậu đen.         
 

- Đi ngủ sớm và dậy muộn để bảo vệ âm dương

 
Vào tiết Tiểu tuyết, dương khí suy còn âm khí thịnh, sinh hoạt của vạn vật có xu hướng ngưng trệ, vì vậy cần nạp năng lượng cho cơ thể.
 
Y học cổ truyền cho rằng, trong tiết Tiểu tuyết, việc đi ngủ sớm và dậy muộn là điều có lợi cho âm dương cân bằng, có lợi cho sức khỏe.
 
Bạn không nên ngủ muộn sau 22 giờ. Việc ngủ sớm để dưỡng dương còn dậy muộn là để dưỡng âm. Áp dụng đúng quy luật này có thể giúp bạn tránh được các bệnh về đường hô hấp do nhiệt độ thấp và không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể con người, đồng thời cũng có thể tránh được các bệnh tim mạch do cảm nặng kích thích.
 

- Làm ấm cơ thể để tăng Dương khí

 
Bước vào tiết Tiểu tuyết, cái lạnh trì trệ, có thể ngăn chặn quá trình đông máu và gây ra các cơn đau nhức. Vì vậy, cần tăng cường giữ ấm chân tay, tráng dương, cường thận.
 
9 giờ tối là thời điểm khí huyết trong kinh mạch thận tương đối yếu, ngâm chân bằng nước ấm vào lúc này sẽ làm giãn nở huyết mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, giải tỏa mệt mỏi.
 
Ngoài ra, việc ngâm chân trong nước nóng có thể bồi bổ thận và gan, đồng thời có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, có lợi hơn cho việc giải độc và sửa chữa các cơ quan nội tạng trong khi ngủ.
 

- Bổ thận trong mùa đông

 
Tiết Tiểu tuyết là thời điểm tốt để bổ sung sinh lực cho thận. Chọn được loại thuốc bổ phù hợp có thể giúp cơ thể duy trì sự khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ; chế độ ăn uống không hợp lý có thể dẫn đến bệnh tật và lão hóa sớm.
 
Thận trong ngũ hành là thủy tương ứng với màu đen. Vì vậy, để bổ thận, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm có màu đen để bồi bổ sinh khí cho thận như gạo lứt, nấm mèo, đỗ đen, vừng đen, chà là đen,…
 

- Duy trì cảm xúc lạc quan

 
Tiết Tiểu Tuyết trời âm u lạnh giá, ít ánh mặt trời nên tâm tình nhiều khi cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, buồn bã, đa sầu đa cảm.
 
Để hạn chế tình huống như vậy cần bồi dưỡng tinh thần, bảo dưỡng tâm trạng. Nên hăng hái ra ngoài, tụ tập bạn bè đi chơi, nói chuyện, vận động giải phóng năng lượng, nghe nhạc, đọc sách để tìm cảm hứng, giúp tâm tình lạc quan hơn, giải trừ những cảm xúc tiêu cực.  
 

- Ẩm thực dưỡng sinh

 
Dưỡng sinh trong tiết khí Tiểu Tuyết cần chú ý về ẩm thực bởi thức ăn là nguồn gốc của sự sống, có thể khiến thân thể cường tráng, tăng cường tuổi thọ nhưng ngược lại, cũng có thể dẫn tới bệnh tật, trì trệ, suy yếu.
 
Mùa đông, huyết dịch đông đặc, nên ăn nhiều các loại thực vật bảo vệ tim, phòng xuất huyết não như táo mèo, mộc nhĩ, cà chua, rau cần, củ cải…
 
Các thực phẩm để giảm mỡ máu như mướp đắng, ngô, kiều mạch, cà rốt cũng cần bổ sung. Mùa này nên ăn các loại thực phẩm có tính ôn như thịt dê, thịt bò, thịt gà, thịt chó, nhung hươu, ích thận như hạt điều, hạt sen, củ từ, hạt dẻ, ngân hạnh, canh xương, hạch đào,…
 
Thực phẩm màu đen như hạt vừng, đậu đen, mộc nhĩ cũng rất tốt cho sức khỏe.  Nhưng lưu ý, ăn số lượng vừa phải, nếu bồi bổ quá nhiều thì không những không bổ mà còn hại sức khỏe.

Trên đây là khái niệm, thời gian, ý nghĩa cũng như tác động của tiết khí Tiểu Tuyết tới cuộc sống con người, mong rằng có thể cung cấp được tới bạn đọc những thông tin hữu ích. Xin cảm ơn vì đã theo dõi.
 
 

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X