Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tiết khí Đại Thử là gì, cần phải chú ý những gì?

Thứ Năm, 28/07/2016 14:33 (GMT+07)
Mục lục (Ẩn/Hiện)

(Lichngaytot.com) Đại Thử là một trong 24 tiết khí hàng năm, khi Mặt Trời ở vào kinh độ 120 độ, bắt đầu từ 22 (hoặc 23) tháng 7 đến ngày 6 (hoặc 7) tháng 8. Trong tiết Đại Thử thường có tục uống trà, phơi nắng, đốt hương.


► Tra cứu Lịch âm dương, Lịch vạn sự nhanh chóng và chuẩn xác nhất

Tiết khí Đại Thử
 

1. Tiết khí Đại Thử là gì?

 
Đại Thử là tiết khí thứ 12 trong 24 tiết khí trong năm, đánh dấu thời kỳ tiết trời trở nên oi nóng vô cùng. Ngày bắt đầu tiết Đại Thử, Mặt Trời ở vào kinh độ 120 độ, sau khi chuyển động về vòng cực Bắc thì Mặt Trời lúc này sẽ có xu hướng chuyển dần về Xích đạo và phía Nam.
 
Theo chiết tự, "đại" nghĩa là to lớn, với mức độ nghiêm trọng hơn; "thử" là trời nắng, nóng nực và vô cùng oi bức. Hiểu một cách đầy đủ, "Đại Thử" có nghĩa là tình trạng thời tiết nắng nóng, oi bức đỉnh điểm, đó là sự tiếp nối của thời kỳ tiết khí trước.
 
Sau tiết Tiểu Thử, đất trời sẽ bước vào tiết Đại Thử, đây mới chính là thời điểm cam go, cảm nhận được rõ ràng nhất thời tiết mùa hè
 
Đây cũng là tiết khí cuối cùng trong mùa hè. Đó là do lúc này mặt trời di chuyển dần về phía xích đạo mang theo một lượng nhiệt rất lớn dẫn đến hiện tượng nhiệt độ cao nhất trong năm, kèm theo đó là hiện tượng áp thấp, bão, lũ.
 

2. Tiết Đại Thử diễn ra vào lúc nào?

 
Theo lịch tiết khí, tiết Đại Thử được tính bắt đầu từ ngày 22-23/7 và kết thúc vào ngày 7/8 dương lịch hàng năm. 
 
Trong thời gian diễn ra tiết khí này, nền nhiệt độ tăng cao gây ra tình trạng nóng bức, không khí trở nên ngột ngại và vô cùng khó chịu. Tại một số nơi nhiệt độ có thể đạt ngưỡng từ 28 - 40 độ C. 
 
Một số khu vực như Ấn Độ nhiệt độ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Nắng nóng, oi bức rồi sau đó lại gây ra tình trạng mưa lớn gây lũ lụt, bão xảy ra trên diện rộng. 
 
Theo Lịch Vạn Niên, trong năm Tân Sửu này, tiết Đại Thử 2021 bắt đầu từ ngày 23/7/2021, kết thúc vào ngày 7/8/2021

Tiết Đại Thử
 

3. Đặc điểm thời tiết và hoạt động sinh giới trong tiết Đại Thử

 

- Đặc điểm thời tiết, khí hậu:

 
Tiết Đại Thử là một trong 5 tiết khí biểu thị cho nhiệt độ thay đổi gồm Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
 
Đây cũng là thời điểm nóng nhất của mùa hè. Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao chính là những đặc trưng của tiết khí này.
 
Tiết khí này nằm trong “Tam phục”, thời điểm có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, nhiệt độ cao nhất (trên 35 độ). Thời gian diễn ra tiết khí nà là lúc xuất hiện nhiều trận mưa lớn. 
 
Dân gian có câu: “Tiểu Thử mưa như ngân, Đại Thử mưa như kim”. Nếu trong tiết Đại Thử mà mưa dầm thì năm đó mưa nhiều. Mưa đi kèm với sấm chớp, khá nguy hiểm.
 
Sở dĩ nhiệt độ trong tiết Đại Thử đạt mức cao nhất trong năm là bởi nhờ được nhận một lượng năng lượng bức xạ lớn, thời gian tương đối dài nên Trái đất hấp thu một lượng năng lượng nhiệt độ không nhỏ ở nửa cầu Bắc.
 
Lợng nhiệt độ này được tích lũy, không phát tán, tiêu hao nên bề mặt nửa cầu Bắc vốn đã nóng nay lại vẫn tiếp tục nhận được lượng nhiệt độ tương đương nên không khí càng nóng bức, ngột ngạt hơn. 
 
Trong thời điểm tiết Đại Thử mang không khí nắng nóng oi bức này, mặc dù các khối không khí đại dương hoạt động mạnh, mang theo một lượng lớn hơi nước thổi vào lục địa, nhưng tình hình nhiệt độ không mấy được cải thiện mà vẫn cao như vậy.
 
Tại một số nơi nhiệt độ đạt ngưỡng cao nhất trong năm có thể lên tới 37 độ C – 40 độ C. Một số khu vực như Ấn Độ nhiệt độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của nhiều người. 
 
Trong quãng thời gian của tiết Đại thử xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng đối lưu trong bầu khí quyển, tạo nên những cơn áp thấp nhiệt đới, oi bức, ngột ngạt, khó chịu vô cùng, rồi sau đó kéo theo những cơn bão đổ bộ vào đất liền, gây nên tình trạng mưa kéo dài, lũ lụt xảy ra trên diện rộng.
 

- Hoạt động sinh giới:

 
Tại thời điểm diễn ra tiết Đại thử, các loài thực vật vẫn phát triển mạnh, nhiều loài có các hoạt động sinh sản, tạo ra quả, hạt để duy trì nòi giống, hoặc chuẩn bị bước vào giao đoạn tiềm ẩn trong thời kỳ về sau. 
 
Nhiều loài thực vật có biểu hiện tích lũy nước, chất dung dưỡng để chuẩn bị bước vào thời kỳ lạnh, khô hạn về sau. Điều này trở thành một chu kỳ sinh học kéo dài từ năm này sang năm khác, để tạo nên sự thích nghi với quá trình thay đổi môi trường tự nhiên
 
Đối với các loài động vật, khi tiết Đại Thử đến thì chúng tranh thủ kiếm nguồn thức ăn khi vẫn còn dồi dào, nhiều loài thực hiện công việc sinh sản, duy trì bảo tồn nòi giống. 
 
Đến những thời điểm về sau hoạt động này dường như ngừng hẳn để dành chất dinh dưỡng cho việc tích lũy năng lượng trong mùa đông ở dạng các mô mỡ
 
Khi tiết Đại Thử đến thì cũng là lúc mà cuộc sống con người trong giai đoạn này gặp ảnh hưởng lớn, nhiều công việc mùa màng và các hoạt động khác bận rộn vô cùng, thường phải đối mặt với thiên tai, bão lũ, nên trong thời điểm này tại những khu vực thường xảy ra thiên tai nghiêm trọng thì công tác chuẩn bị được tiến hành kỹ lưỡng. 
 
Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất luôn được gắn với quá trình dự đoán thời tiết để tránh xảy ra những tai nạn, thiệt hại, thương vong đáng tiếc có thể xảy ra. 

Thời tiết nắng nóng trong tiết Đại Thử
 

4. Ý nghĩa tiết khí Đại Thử theo ngũ hành, phong thủy

 
- Tiết Đại thử nằm trong thời gian tháng 6 âm lịch, đây là tháng mang nhiều ngũ hành Hỏa tăng cường và thịnh vượng. 
 
Đây là khoảng thời gian vượng khí với những người có dụng thần là Thổ có nhu cầu nạp thêm năng lượng Hỏa để cân bằng ngũ hành trong tứ trụ. 
 
Những người này cơ thể khỏe mạnh dẫn đến tư duy sáng suốt, làm việc hiệu quả, sáng tạo, tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ nhận được nhiều tài lộc và vượng khí giúp tài vận hanh thông, sự nghiệp thuận lợi trong những ngày tiết Đại Thử.
 
Tuy nhiên với những người kỵ thần là Thổ (hoặc dụng thần Thủy) thì họ thường cảm giác uể oải, mệt mỏi dẫn đến tư duy không sáng suốt, đầu óc thiếu tập trung, tâm lý ức chế, khó chịu, hành động vội vã, hấp tấp, thiếu sự kiên nhẫn, hiệu quả công việc không cao, có thể hao tốn tiền bạc, hoặc gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
 
- Tiết Đại Thử rơi vào tháng 6 âm (tháng Mùi) cũng là một trong 4 tháng tứ quý (3, 6, 9, 12) theo lịch tiết khí. 
 
Vì là tháng Thổ vượng, mà Thổ vượng thì khắc Thủy, Thủy bị Thổ khắc cho nên Thủy bị suy đến mức Vô Khí (Tử), còn Thổ sinh Kim nên Kim Tướng, Hỏa sinh Thổ nên Hỏa Hư, còn Mộc khắc Thổ nên Mộc Tù. 
 
Vì vậy quẻ “Khảm” Thủy suy bại vào tứ quý.
 

5. Ảnh hưởng của tiết Đại Thử đối với sức khỏe con người

 
- Giữ gìn sức khỏe, đề phòng tai nạn:
 
Khi vào tiết Đại Thử thì vào thời điểm nhiệt độ cao, oi bức, độ ẩm lớn, cần phải giữ gìn sức khỏe vì bệnh tật rất dễ phát sinh, nhiều người có thể bị cảm, bị bệnh do các loại vi khuẩn phát sinh và nhân lúc đề kháng yếu ớt, xâm nhập cơ thể. 
 
Đây cũng là thời điểm mưa gió thất thường, thiên tai rất nhiều nguy cơ xảy ra nên cần đề phòng tai nạn.
 
- Lưu ý các bệnh về máu, huyết áp:
 
Tiết Đại thử là quãng thời gian oi bức cao điểm, nên vì thế cần chú ý các bệnh về máu, huyết áp, tim mạch, tuần hoàn, tai biến, đột quỵ, nóng trong, mụn nhọt, nhiệt miệng, mụn nhọt... 
 
Vì thế cần phải điều chỉnh dinh dưỡng, nên sử dụng nhiều loại thực phẩm tính mát, tính hàn để giúp cân bằng, chế hóa, điều tiết cho cơ thể ổn định, thích nghi được với sự khắc nghiệt của thời tiết
 
- Đề phòng âm khí vượng:
 
Trong quẻ Dịch tháng 6 âm lịch ứng với quẻ Độn, quẻ này là quẻ hung, tương của âm khí phát sinh, ngày càng trưởng thành, âm khí tượng trưng cho bệnh tật, u ám, buồn đau, bất hạnh, dương khí tượng trưng cho niềm vui, thành công, may mắn. 
 
Khi dương khí tiêu biến dần thì sự may mắn giảm đi, ẩn trong đó là các tai họa tiềm ẩn do thiên tai, bệnh tật gây ra. Vì thế cần lưu ý đề phòng. 
 
- Chú ý kiểm soát cảm xúc:
 
Trong thời tiết oi bức, khó chịu, sức khỏe suy giảm, tâm lý không ổn định thì quyết định của con người thường mắc phải sai lầm, mối quan hệ với những người xung quanh dễ phát sinh mâu thuẫn, nhiều người không kiềm chế được cảm xúc, có thể nổi nóng, cáu giận, tổn thương người xung quanh, mất đi hòa khí và tình cảm vốn có.

Tiết khí Đại Thử là gì
 

6. Thực phẩm tốt cho sức khỏe trong tiết khí Đại Thử

 
- Nên ăn cháo, uống nhiều nước:
 
Trong tiết Đại Thử, tốt nhất là nên ăn cháo nhẹ, vừa dễ ăn lại tốt cho hệ tiêu hóa. Nấu cháo cùng các loại thực vật mùa hè có tác dụng bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt giải độc. 
 
Uống nhiều nước để giảm bớt khí khô nóng trong người, cung cấp đủ nước cho cơ thể do bị bốc hơi. 
 
Ngoài nước lọc, có thể uống nước đỗ xanh, nước trà xanh, trà hoa cúc, đều có nhiều khoáng chất và dinh dưỡng, bổ sung chất điện giải, tránh mất nước.
 
Người bị nóng trong, phát nhiệt, uể oải, chán ăn trong tiết Đại Thử nên dùng nhiều đậu xanh, mướp đắng, bí xanh – những loại thực vật dưỡng gan bổ khí, tốt cho dạ dày, có lợi với bồi dưỡng cơ thể và cải thiện nguyên khí.
 
- Uống canh thịt dê nóng:
 
Tập tục uống canh thịt dê nóng xuất phát từ phía Nam tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Tại đây, người dân từ hàng trăm năm qua vẫn luôn duy trì thói quen uống canh thịt dê nóng vào tiết Đại Thử.
 
Bởi trong thời gian diên ra tiết khí này cũng là lúc thịt dê nơi đây dồi dào dinh dưỡng nhất.
 
Trong những ngày này, cơ thể con người thường bị tích nhiệt, mà uống canh thịt dê nóng cùng hạt tiêu, giấm tỏi sẽ làm chúng ta đổ nhiều mồ hôi. Tiết mồ hôi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt tốt cho sức khỏe trong những ngày này.
 
- Ăn quả vải:
 
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, quả vải có chứa glucoza và nhiều vitamin. Ăn vải tươi trong ngày hè nắng nóng của tiết Đại Thử có tác dụng tẩm bổ cơ thể rất hiệu quả.
 
- Đại thử ăn "tiên thảo":
 
Nhiều địa phương ở Quảng Đông (Trung Quốc) vào tiết Đại thử thường có tập tục ăn "tiên thảo".
 
Tiên thảo (cỏ tiên) hay còn gọi là cỏ lương phấn cũng chính là cây thạch đen, là một loài thực vật thân thảo trong họ Hoa môi, đồng thời cũng là nguyên liệu quan trọng để nấu ăn và dùng làm thuốc.
 
Bởi có tác dụng thanh nhiệt giải nóng thần kì nên loại cỏ này mới được gọi là "tiên thảo". Đây là nguyên liệu chính được sử dụng để làm món thạch đen mà người Quảng Đông hay gọi là "lương phấn", một thức quà ngọt ngày hè.
 
Thạch đen cũng là một trong những món ăn vặt nổi tiếng của Đài Loan, ăn nóng hay lạnh đều đặc biệt ngon miệng.
 
Vẻ ngoài và vị của thạch đen đều khá giống với một món ăn khác rất phổ biến ở Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao đó là cao Quy Linh. Cao Quy Linh cũng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhưng phụ nữ có thai nên tránh ăn món ăn này.
 
- Ăn dứa (thơm):
 
Vào tiết Đại thử, người Đài Loan thường có tập tục ăn dứa, bởi họ cho rằng dứa vào thời điểm này là ngon nhất.
 
Hơn nữa, từ dứa trong tiếng Mân Nam còn đồng âm với từ "vượng lai" (thịnh vượng tới). Do đó, loại quả này còn được cho là tượng trưng của bình an, cát tường, làm ăn phát đạt.
 
Ngoài ra, tiết Đại thử gần với ngày 15/6 âm lịch. Người Đài Loan thường gọi đây là "tiết bán niên", bởi đây là ngày chính giữa của năm.
 
Vào ngày này, sau khi làm lễ cúng bái gia tiên, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn "bánh niên viên", một loại bánh làm từ bột gạo nếp và đường, đường nặn, mang ý nghĩa đoàn viên, hạnh phúc.

Ăn uống thanh đạm trong tiết Đại Thử
 

7. Phương pháp dưỡng sinh trong tiết khí Đại Thử

 
Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao chính là những đặc trưng của tiết Đại Thử. Để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn cần tuân thủ 4 nguyên tắc dưỡng sinh trong tiết Đại Thử dưới đây.
 
- Chú trọng dưỡng thần:
 
Vào tiết Đại Thử, thời tiết nắng nóng khiến con người trở nên nóng nảy, tâm phiền ý loạn, mệt mỏi, mất tinh thần. Bởi vậy, dưỡng thần là một trong những bí quyết dưỡng sinh quan trọng hàng đầu trong khoảng thời gian này.
 
Bên cạnh đó, "tĩnh tâm dưỡng sinh" cũng là chân lý ngàn đời của cổ nhân để sở hữu cuộc sống an lạc và đạt được hiệu quả kéo dài tuổi thọ.
 
Trong những ngày nắng nóng này, bạn nên tránh nóng vội, hạn chế suy nghĩ tiêu cực hay nóng giận.
 
Để cải thiện tâm tình, bạn có thể thường xuyên nghĩ về những chuyện vui vẻ, đồng thời duy trì những sở thích tích cực như câu cá, vẽ tranh, đọc sách… để từ đó an định thần trí và đạt được công năng dưỡng thần.
 
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời quá lâu:
 
Vào tiết Đại Thử, bạn nên chú ý tránh nắng, đặc biệt hạn chế hết mức có thể tình trạng làm việc quá lâu dưới ánh mặt trời.
 
Những đối tượng như người già, trẻ nhỏ, người có thể chất yếu nên tránh ra ngoài vào giữa trưa, nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì nên nhanh chóng thay quần áo để tránh bị cảm lạnh.
 
Đồng thời, trong tiết Đại Thử, mọi người cần chú ý tới hệ thống thông gió trong phòng, điều chỉnh sao cho nhiệt độ phòng và nhiệt độ ngoài không chênh lệch quá 10 độ, tránh ngồi thẳng quạt hoặc ngồi ngay dưới điều hòa sau khi ra mồ hôi.
 
Ngoài ra, bạn cũng nên tranh thủ ngủ trưa ít nhất 15 phút để cơ thể có thời gian hồi phục sức lực trong những ngày này.
 
- Vận động vừa phải:
 
Trong những ngày này, bạn nên lựa chọn những loại vận động với cường độ nhẹ nhàng, vừa phải, ít tốn sức như chạy chậm, đi bộ, tập yoga, luyện Thái Cực quyền…
 
Thời gian vận động tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, chú ý lựa chọn địa điểm thoáng mát như đường ven hồ, công viên nhiều cây xanh…
 
Cùng với đó, bạn nên chú ý bổ sung nước sau khi tập luyện, tránh uống nước lạnh để đề phòng đau bụng, tiêu chảy.
 
- Chú trọng ẩm thực:
 
Khi khí hậu trở nên nắng nóng và mưa bão nhiều hơn, cơ thể chúng ta dễ bị ảnh hưởng của nóng ẩm và sinh ra những triệu chứng như trướng bụng, chán ăn, mệt mỏi…
 
Trong khoảng thời gian này, bạn nên chú ý ăn uống thanh đạm, tăng cường bổ sung những thực phẩm kiện tỳ, bổ khí, tiêu thử, sinh tân như mướp đắng, dưa chuột, nấm hương, dưa hấu, long nhãn, bí đao…
 
Lam Lam
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X