Mục lục (Ẩn/Hiện)
- 1. Khái niệm tiết Đông Chí là gì?
- 2. Tiết Đông Chí có đặc điểm, ý nghĩa gì trong năm?
- 3. Đông Chí có ý nghĩa gì về mặt phong thủy, tử vi?
- 4. Nên làm gì trong ngày Đông Chí để gặp nhiều may mắn?
- 5. Những điều kiêng kỵ trong tiết Đông Chí
- 6. Văn khấn tiết Đông Chí
- 7. Nguyên tắc dưỡng sinh trong tiết khí Đông Chí
- 8. Dự đoán vận mệnh người sinh vào tiết khí Đông Chí
(Lichngaytot.com) Tiết Đông Chí là một trong những tiết khí cuối cùng của năm, và tiết khí thứ 22 này bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 12 đến ngày 5 hoặc 6 tháng 1.
1. Khái niệm tiết Đông Chí là gì?
Một năm được chia ra thành 24 tiết khí với những đặc điểm riêng biệt biến chuyển theo quy luật sinh tồn của tự nhiên.
Trong đó, Đông Chí là tiết khí thứ 22 của 1 năm, được coi là thời điểm giữa mùa đông. Chữ Chí (至) trong Đông Chí (冬至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực.
Bước vào tiết khí này, thời tiết lạnh lẽo, bầu trời u ám, gió mùa rét buốt nhất trong năm. Còn theo khoa học, tiết khí này chính là trạng thái nghỉ ngơi của vạn vật để chuẩn bị cho thời kỳ sinh sôi, biến hóa và phát triển mạnh mẽ ở những giai đoạn sau.
Tiết Đông Chí được bắt đầu vào ngày Đông Chí. Trong ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng Nam trên bầu trời vào giữa trưa rồi từ từ quay trở lại phía Bắc.
Trong 24 tiết khí, ngày Chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ Chí vào tháng 6, và ngày còn lại vào mùa Đông được gọi là ngày Đông Chí vào tháng 12.
1.2. Tiết Đông Chí bắt đầu từ ngày nào?
Theo quy ước, tiết Đông Chí diễn ra từ ngày 21 – 22/12 Dương lịch khi kết thúc tiết Đại Tuyết đến ngày 5 – 6/1 năm sau theo Dương lịch khi tiết Tiểu Hàn bắt đầu. Xem thêm: Tiết lộ vận trình 12 con giáp trong tiết Đại Tuyết
Vào ngày đầu tiên của Đông Chí (ngày Đông Chí), kinh độ Mặt Trời nằm ở 270 độ ở Bắc bán cầu và tiết Đông Chí được xác định vào đúng 12h giờ của trưa hôm đó.
2. Tiết Đông Chí có đặc điểm, ý nghĩa gì trong năm?
Ngày này thời gian chiếu sáng của Mặt Trời ở Bắc bán cầu là ngắn nhất, thời gian đêm tối kéo dài, còn gọi là thời kì Hàn Thiên. Theo thiên văn học, thời điểm này toàn bộ vùng Bắc bán cầu chìm vào mùa đông lạnh giá.
Từ Đông Chí, Mặt Trời di chuyển từ Bắc sang, dần dần ban ngày ở Bắc bán cầu dài ra, đêm ngắn lại, chuẩn bị chuyển từ đông sang xuân. Có thể nói Đông Chí là tiết khí âm thầm cho sự giao hòa giữa hai mùa. Thế nên mới có câu "Đông Chí dương sinh xuân lại tới".
Đông Chí tiếp thu lượng ánh sáng ít nhất nhưng dương khí đã có nên nhiệt độ không phải thấp nhất, không phải thời điểm lạnh giá nhất trong năm. Ban ngày sẽ dần dài ra, đêm ngắn lại, thời tiết chuyển ấm hơn. Thế nhưng không thể chủ quan vì phần nhiệt lượng ít ỏi, nhiệt độ có thể giảm trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, trong thời điểm diễn ra tiết khí Đông Chí, hoạt động của các loài thực vật, động vật và cả con người đều ở trạng thái hạn chế, co cụm, hạn chế hết mức. Nhiều loài hoạt động ở dạng tiềm ẩn để chờ đợi cơ hội về sau.
Về bản chất, tiết khí Đông Chí chính là nguồn khối khí đại dương khổng lồ nên mang theo lượng hơi nước, dù không gây ra tình trạng mưa lớn hay kéo dài nhưng giúp cải thiện độ ẩm không khí rõ rệt. Khối khí ẩm này khác xa những luồng gió mùa Đông Bắc thồi về từ cao áp Xibia.
3. Đông Chí có ý nghĩa gì về mặt phong thủy, tử vi?
Còn theo thuyết âm dương ngũ hành thì nguyên nhân sinh ra hiện tượng của tiết khí Đông Chí là do khí âm trong tiết này cực thịnh nhưng sẽ phải suy yếu theo quy luật và khí dương bắt đầu sinh sôi và ngày có xu thế lớn mạnh hơn.
Nhờ đó, tiết khí Đông Chí được xem là có khí dương tương sinh, có tính chất phục hồi, nuôi dưỡng và mang đến sự mới mẻ, có triển vọng tốt. Đó là lý do những người muôn xây dựng, cưới hỏi nhưng gặp bất lợi về tuổi thường chọn qua tiết Đông Chí để tiến hành.
Người ta tin rằng, qua tiết Đông Chí, con người sẽ đẩy lùi được vận hạn xui xẻo cũ, đón nhận những điều tốt lành và may mắn, hanh thông cho cuộc sống và công việc của mình.
- Tiết Đông Chí rơi vào giữa tháng 11 âm lịch, là tháng Tý nơi hành Thủy cực vượng. Nước là nơi sinh sôi của muôn loài, cũng là nơi tạo ra vật chất, tài sản, của cải, bạc tiền. Những người sinh trong tiết Đông Chí này thường có trí tuệ thông thái, mẫn tiệp, kiến văn bác nhã, uyên thâm kim cổ.
Một số khác tu dưỡng kém thì gian xảo nhiều mưu kế, ủy mị yếu đuối, nhu nhược, ham mê tửu sắc.
- Người có mệnh lý cát lợi khi gặp hành Thủy thì sang tiết Đông Chí sẽ có cơ hội để phát triển sự nghiệp và tiền bạc. Còn với người mệnh lý kỵ Thủy thì sang tiết này cần cẩn trọng hơn. Sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp có thể bị cản trở ít nhiều, thậm chí làm ăn kinh doanh còn kém phần may mắn.
- Trong tiết Đông Chí, thời tiết giá lạnh khắc nghiệt sẽ gây bất lợi cho những người mắc các bệnh về hô hấp, xương khớp. Tuy nhiên, vẫn có một vài ngày nhiệt độ, độ ẩm tăng lên giúp cho tình hình sức khỏe của người già và trẻ nhỏ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắnnên không được chủ quan mà cần đề phòng, giữ gìn cẩn thận hơn trước, tránh để bệnh tật tái phát nghiêm trọng sẽ trở nên khó chữa gây đau đớn.
Bạn có thể tham khảo thêm về các món ăn dưỡng sinh trong 24 tiết khí để tăng cường sức khỏe trong suốt cả năm dài.
Bạn có thể tham khảo thêm về các món ăn dưỡng sinh trong 24 tiết khí để tăng cường sức khỏe trong suốt cả năm dài.
- Đối với nông nghiệp, tiết Đông Chí là thời gian tiếp tục phòng chống giá rét, trữ phân bón, thâm canh các loại cây vụ đông, bảo vệ cây trồng và vật nuôi an toàn cho tới mùa xuân ấm áp.
Dù thời tiết có dấu hiệu tốt hơn nhưng không nên chủ quan vì sau Đông Chí sẽ có những đợt nhiệt độ giảm bất ngờ trong thời gian ngắn.
- Với người Á Đông, Đông Chí không chỉ là một tiết khí mà còn là một dịp lễ truyền thống quan trọng, còn gọi là lễ Á Tuế. Vì đây là tiết khí cực âm sinh dưỡng, chuẩn bị cho một năm mới thịnh vượng, tươi tốt, ngày sáng sủa dài rộng nên người ta tổ chức lễ đón mừng Đông Chí.
Nghi lễ quan trọng nhất là cúng tế tổ tiên. Hiện nay ở nước ta tục này không còn được duy trì nhưng nhiều người vẫn có thói quen xác định thời gian trong năm bằng tiết khí.
Làm thế nào để vượng vận khí trong tiết Đông Chí là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người. Theo phong thủy, cách đơn giản và dễ thực hiện nhất là trồng cây xanh.
Người ta thường nói, “Ngày đông chí lớn như một năm.” Trên thực tế, trong lịch pháp xa xưa nhất, Đông chí là ngày đầu tiên của năm mới. Lịch pháp thời Thượng cổ lấy “Đông chí trước nửa đêm ngày Giáp Tý tháng 11 (Hoàng lịch) làm Lịch nguyên (khởi điểm của chu kỳ lịch pháp)”.
Ban đầu, lịch pháp chính là lấy Đông chí làm ngày đầu năm mới chế định. Đến thời nhà Chu và nhà Tần, cũng lấy tháng có ngày Đông chí làm tháng đầu tiên. Sau này, khi Hán Vũ Đế thay đổi lịch Thái Sơ, lấy tháng Dần là tháng Một. Tuy nhiên, một số thành ấp có lịch sử lâu đời vẫn giữ phong tục dân gian đón năm mới vào ngày Đông chí này.
Ban đầu, lịch pháp chính là lấy Đông chí làm ngày đầu năm mới chế định. Đến thời nhà Chu và nhà Tần, cũng lấy tháng có ngày Đông chí làm tháng đầu tiên. Sau này, khi Hán Vũ Đế thay đổi lịch Thái Sơ, lấy tháng Dần là tháng Một. Tuy nhiên, một số thành ấp có lịch sử lâu đời vẫn giữ phong tục dân gian đón năm mới vào ngày Đông chí này.
Thời nhà Hán, vào ngày Đông chí, quân binh được nghỉ ngơi, trống lệnh cũng an tĩnh, triều đình dừng bàn chính sự, quan phủ không xét án, cử hành lễ tế lớn cuối năm; quan lại địa phương và dân gian đều nhàn hạ, bày tiệc rượu tiễn mùa đông.
Vào ngày Đông chí, cửa biên giới sẽ đóng lại nên mọi người phải nhanh chóng trở về quê trước ngày Đông chí. Người thời nhà Tống mừng ngày Đông chí với tâm trạng của đón tết Nguyên đán.
Nhà nhà đều mang tiền bạc tiết kiệm của cả năm để mua quần áo mới, mũ mới, cùng nhau chúc mừng, tụ họp vui chơi, khắp nơi vô cùng sôi động. Tập tục này lưu truyền đến thời nhà Minh và nhà Thanh, mà một vùng Tô Châu (Ngô Trung) nay vẫn còn bảo lưu phong tục này.
Vào ngày Đông chí, cửa biên giới sẽ đóng lại nên mọi người phải nhanh chóng trở về quê trước ngày Đông chí. Người thời nhà Tống mừng ngày Đông chí với tâm trạng của đón tết Nguyên đán.
Nhà nhà đều mang tiền bạc tiết kiệm của cả năm để mua quần áo mới, mũ mới, cùng nhau chúc mừng, tụ họp vui chơi, khắp nơi vô cùng sôi động. Tập tục này lưu truyền đến thời nhà Minh và nhà Thanh, mà một vùng Tô Châu (Ngô Trung) nay vẫn còn bảo lưu phong tục này.
Trong “Sử ký” gọi Đông chí là “sơ tuế” (bắt đầu một năm). Điều này cũng phản ánh lịch pháp và phong tục dân gian lấy “Đông chí” làm ngày bắt đầu một năm thời Thượng cổ.
4. Nên làm gì trong ngày Đông Chí để gặp nhiều may mắn?
Trồng cây xanh
Làm thế nào để vượng vận khí trong tiết Đông Chí là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người. Theo phong thủy, cách đơn giản và dễ thực hiện nhất là trồng cây xanh.
Đông Chí vượng tài, việc bố trí cây xanh có thể giúp bạn cải thiện được vận trình, mang lại nhiều điều may mắn và tốt lành.
Bởi phong thủy truyền thống cho rằng, mùa đông âm sinh dương suy, ẩn tàng bất động, chỉ có sau tiết Đông Chí thì âm cực thịnh mới bắt đầu sinh dương, đây là cơ hội tốt để nuôi dưỡng và sinh sản tài lộc.
Do đó, cách đơn giản để vượng vận trong tiết khí này là bạn hãy bày một chậu cây nhỏ có lá xanh tươi, dễ trồng dễ phát triển ở hướng Đông để cầu tài lộc. Nên chọn những loại cây hợp phong thủy mang lại nhiều may mắn cho tiền tài như: cây trúc phúc quý, cây phát tiền, hồng môn...
Trồng cây xanh là cách lấy Mộc sinh Hỏa, vượng dương khí, thúc đẩy tài lộc. Tham khảo thêm bài viết: Chọn cây cảnh theo phong thủy để có lựa chọn hợp lý.
Uống trà xanh
Uống nhiều trà xanh để thải độc một cách nhẹ nhàng. Đối với những người bị kích ứng da hoặc máu huyết lưu thông kém, hãy thêm rễ cam thảo vào bình trà.
Thêm bột quế vào các món tráng miệng, hoặc đồ uống như cà phê, để đẩy lùi cái lạnh mùa đông.
Xoa bóp cơ thể
Xoa bóp bàn chân, bắp chân trong và phần ngoài của chân để giúp lưu thông khí huyết khi bị cảm.
Xoay cổ chân tối đa sau khi nằm xuống giường. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người khó ngủ, vì điều này giúp đả thông kinh mạch, giãn cơ và ngủ ngon.
Thực phẩm theo mùa
Cá tự nhiên rất tốt cho những người yếu tim và có các bệnh về máu huyết. Thực phẩm có màu đen có thể giúp phục hồi và tăng cường năng lượng, chẳng hạn như nấm đen (nấm hương), dâu tằm, ô liu và sô cô la đen.
5. Những điều kiêng kỵ trong tiết Đông Chí
Tiết Đông Chí đánh dấu giai đoạn âm khí cực thịnh và bắt đầu xuất hiện dương khí. Căn cứ vào đặc điểm này có một số cấm kị trong tiết Đông Chí đã được cha ông đúc kết lại.
Bạn nên biết để có cách tránh hung nghênh cát, gặp nhiều may mắn. Xem chi tiết trong bài viết dưới đây:
Thận trọng với 3 điều cấm kị trong tiết Đông Chí
Đông Chí là một trong 24 tiết khí được tổng kết từ quy luật tự nhiên trong hàng ngàn năm. Có một số cấm kị trong tiết Đông Chí mà cha ông truyền lại, nên tham
Đông Chí là một trong 24 tiết khí được tổng kết từ quy luật tự nhiên trong hàng ngàn năm. Có một số cấm kị trong tiết Đông Chí mà cha ông truyền lại, nên tham
6. Văn khấn tiết Đông Chí
Sau đây là bài cúng văn khấn tiết khí Đông Chí, các bạn cùng tham khảo.
“Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Phật trời
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Con Kính lạy ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
Con kính lạy Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương
Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức tôn Thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Con kính lạy các vị Thần Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch Tài Thần cùng các Tôn Thần cai quản khu vực này
Con kính lạy các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại trong đất nhà này
Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ... dương lịch, là tiết Đông Chí năm ... tức ngày ... tháng ... năm ... âm lịch.
Tín chủ Con là......
Hiện đang ngụ tại:......
Con thành tâm sửa biện hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng mã và các thứ cúng dâng bày lên trước án. Con thành tâm Kính mời (Lặp lại các vị thần)... về thụ hưởng hương hoa lễ vật, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho... được bình an, sở cầu tất ứng, sở nguyện thành tâm.
Con thành tâm kính mời các vị tiền chủ hậu chủ ngụ tại trong đất nhà này về thụ hưởng hương hoa lễ vật...
Kính mong các vị Tôn Thần cùng các vị Tiền chủ, Hậu chủ phù hộ độ trì cho gia đình mọi người bình an, công việc luôn hanh thông thuận lợi, mọi tật ách tai qua nạn khỏi.
Lễ bạc tâm thành cúi xin chứng giám, khẩn cáo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.”
7. Nguyên tắc dưỡng sinh trong tiết khí Đông Chí
Trung y cho rằng có năm bước quan trọng dưỡng sinh trong tiết khí này. Đó là: đả thông kinh mạch, thải độc, cân bằng, bổ sung và nuôi dưỡng.
7.1 Đả thông kinh mạch
Khi hệ thống tiêu hóa của chúng ta và quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng không thông suốt, các cơ quan nội tạng cần hỗ trợ sẽ không thể nhận được những gì chúng cần, ngay cả khi chúng ta đang bổ sung nhiều chất dinh dưỡng.
Theo Trung y, đả thông kinh mạch là bước đầu tiên trong dưỡng sinh và trị bệnh. Các chỗ bị bế tắc cần được đả thông trước khi có thể đưa ra bất kỳ trị liệu nào khác.
Các triệu chứng của kinh mạch bị bế tắc là ăn không ngon, tiêu hóa kém, không đi tiêu thường xuyên hoặc đi tiêu bình thường, hầu như không đổ mồ hôi, ít năng lượng, mệt mỏi từ 3 giờ chiều đến 4 giờ chiều và khó giấc ngủ.
Các loại tinh dầu hữu ích: bạch đàn, húng quế, sả, oregano và chanh
7.2 Thải độc
Nếu kinh mạch bị bế tắc trong một thời gian dài, độc tố sẽ tích tụ bên trong cơ thể.
Những chất này ban đầu không phải là xấu, chẳng hạn như nước, nhưng giống như nước trong thế giới tự nhiên, nếu nó nằm trong ao tĩnh quá lâu, vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển và hư hoại, nhiễm trùng, v.v.
Các triệu chứng tích tụ chất độc trong cơ thể bao gồm kích ứng da, chẳng hạn như phát ban, đau khớp, hệ thống miễn dịch kém, có xu hướng mắc các bệnh theo mùa như cảm lạnh hoặc cúm, v.v.
Các loại tinh dầu hữu ích: quả bách xù, cây bách, cỏ xạ hương, cây thông, hoa niaouli, hoa oải hương và hoa cúc Đức
7.3 Cân bằng
Sau khi thải độc, chúng tôi cần tìm hiểu lý do tại sao điều này lại xảy ra. Điều gì đã xảy ra trong các cơ quan hoặc hệ thống của chúng ta để gây ra vấn đề?
Theo Trung y, hầu hết các trường hợp là do cơ thể chúng ta mất cân bằng, chẳng hạn như âm dương, khí huyết, các chức năng giữa các cơ quan và hệ thống cơ thể, v.v.
Khi chúng ta khôi phục lại sự cân bằng, sức khỏe của chúng ta sẽ trở lại bình thường.
Các loại tinh dầu hữu ích: gỗ đàn hương, gỗ tuyết tùng, gỗ hồng mộc, cam thảo và kinh giới
7.4 Bổ sung dinh dưỡng
Một số yếu tố hoặc chất dinh dưỡng thiết yếu có thể bị thiếu trong cơ thể chúng ta do di truyền tự nhiên, do chế độ ăn uống và do môi trường sống của chúng ta,
Cách khắc phục điều này rất đơn giản. Hãy bổ sung chúng vào chế độ ăn uống của bạn để cơ thể bạn có thể hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
Các loại tinh dầu hữu ích: myrrh, nhũ hương, hoa hồng, gừng, bạch chỉ và rau kinh giới
7.5 Nuôi dưỡng thể chất và cả tâm hồn
Sức khỏe của chúng ta là kết quả của chế độ ăn uống và tính cách của chúng ta. Tính khí, thói quen xấu và thói quen kém đóng vai trò chính trong sức khỏe của chúng ta.
Nuôi dưỡng không chỉ đề cập đến việc nuôi dưỡng thể chất của chúng ta, mà còn rất nhiều đến việc nuôi dưỡng tâm hồn và cải thiện nội tâm của chúng ta. Đây chính là nền tảng duy trì sức khỏe và cải thiện từ gốc rễ của các vấn đề về sức khỏe.
Những điều bạn có thể làm để nuôi dưỡng bản thân bao gồm nghe nhạc với năng lượng tích cực, làm vườn, đọc sách chất lượng hoặc tập thiền như Pháp Luân Đại Pháp hay Thái cực quyền. Tất cả đều có nghĩa là đưa bản thân bạn đến trạng thái yên bình và tốt đẹp hơn.
Các loại tinh dầu hữu ích: gỗ đàn hương, bạc hà, hoa cam và cam bergamot
Ngay cả khi bạn chưa thử các loại dược liệu truyền thống của Trung Quốc hoặc châm cứu, bạn vẫn có áp dụng những mẹo dưỡng sinh bên trên vào việc tự chăm sóc bản thân.
Người xưa Trung Quốc tin rằng nếu chúng ta chăm sóc bản thân và ăn uống đầy đủ trong thời gian này, sức khỏe của chúng ta sẽ dồi dào trong năm sau.
8. Dự đoán vận mệnh người sinh vào tiết khí Đông Chí
- Vận mệnh chung
Không quá chói chang, không quá trầm lắng nhưng được nhiều người yêu mến và sự nghiệp thành công.
- Ngoại hình, tính cách
Người có ý chí mạnh mẽ, thích sự nguyên tắc, luật lệ và luôn cẩn thận với các mối quan hệ xung quanh mình.
Bình tĩnh, tỉ mỉ, cẩn trọng, luôn chú tâm vào các vấn đề đem lại lợi ích cho mình. Vì thế họ luôn bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh vấn đề một cách thấu đáo và cẩn trọng. Đây là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm vì quá tỉ mỉ chú tâm vào vấn đề mà họ không chú ý đến vấn đề xã giao với mọi người xung quanh.
- Sự nghiệp và tình duyên
Những người này thường có tham vọng cao và khép kín, là người có ước mơ, muốn là thủ lĩnh trong cuộc sống. Họ luôn suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động do đó họ có thể dễ dàng đạt được những thành công trong tương lai.
Tuy vẻ bề ngoài có vẻ lạnh lùng, khó tiếp xúc làm quen nhưng vốn là người nhạy cảm, nghiêm túc trong mối quan hệ tình cảm. Họ quan sát đối phương một cách kĩ càng, cẩn trọng và một khi đã tiến đến thì đó là lúc họ muốn gắn bó tình cảm dài lâu.
Hơn thế nữa họ còn là người bao dung, nhẫn nại. Điều này giúp cho mối quan hệ cá nhân của họ thêm khăng khít và bền chặt.
- Tài lộc
Những người sinh vào Tiết Đông Chí hiếm khi gặp khó khăn về tài chính vì cứ có vấn đề xuất hiện là ngay lập tức có người giúp đỡ. Cuộc sống của họ khá êm đềm, nhìn chung không có giai đoạn nào quá rực rỡ về tài chính, hậu vận tốt đẹp.