Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Sao hạn là gì? Chúng có ảnh hưởng tới con người như thế nào?

Thứ Sáu, 11/10/2019 09:59 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chúng ta thường nghe tới cụm từ đi giải hạn nhưng để hiểu ngọn ngành sao hạn là gì thì không phải ai cũng biết, đó là lý do mọi người có xu hướng trở thành những người mê tín vì sự thiếu hiểu biết của mình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Sao hạn là gì?


Sao hạn là các vì sao được coi theo tử vi của 12 con giáp, các hệ thống sao này chiếu mạng theo tuổi trong văn hóa phương Đông. 

Vũ trụ này ngoài con người còn có vạn vật xung quanh và chúng tương tác với nhau thường xuyên trong quá trình dịch chuyển đó. Điều này có chúng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sự thăng trầm của con người trong đó. Và dựa theo quy luật đó sự biến đổi các biến cố đời người được sắp xếp theo nguyên lý Biến Dịch của sao hạn. 

Có 9 sao tất cả, mỗi sao đại diện cho 1 tuổi và lặp lại theo chu kỳ thời gian ảnh hưởng tốt hoặc gây ra tác động xấu (gọi là vận hạn) nhất định xảy ra với mỗi người. Việc luận đoán vận hạn của 1 năm mà dựa trên ý nghĩa của 1 sao thì không thể chính xác.

Cửu tinh (hay Cửu diệu) trong cách tính hạn hàng năm gồm: Thái Dương, Thái Âm, Thái Bạch, Vân Hớn (Vân hán), Mộc Đức, Thổ Tú, Thủy Diệu, La Hầu, Kế Đô
 
sao han la gi
 
 
Theo các tài liệu cổ, thì Đạo giáo có rất nhiều ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo, trong đó có các bộ môn Chiêm tinh của người Ấn Độ. Trong các tài liệu cổ, chúng ta sẽ tìm thấy các định nghĩa về sao La Hầu và Kế Đô từ Chiêm tinh vệ đà của người Ấn Độ, trong đó cửu tinh, hay cửu diệu mà chúng ta đều biết chính là:
  1. Thái Dương = Mặt Trời
  2. Thái Âm = Mặt Trăng
  3. Thủy Tinh/Thủy Diệu = sao Thủy
  4. Kim Tinh/Thái Bạch = sao Kim
  5. Hỏa Tinh/Vân Hớn = sao Hỏa
  6. Mộc Tinh/Mộc Đức = sao Mộc
  7. Thổ Tinh/Thổ Tú = sao Thổ
  8. La Hầu = ảo tinh là điểm giao cắt phía Bắc
  9. Kế Đô= ảo tinh là điểm giao cắt phía Nam 

Tương ứng với 9 sao trong bộ Navagraha của Chiêm tinh vệ đà:
  1. Surya Deva = Mặt Trời
  2. Chandra = Mặt Trăng
  3. Budha = Sao Thủy
  4. Shukra = Sao Kim
  5. Mangala = Sao Hỏa
  6. Guru = Sao Mộc
  7. Shanisao Thổ
  8. Rahu = La Hầu
  9. Ketu = Kế đô
RAHU - La hầu và KETU - Kế đô là hai từ nguyên gốc được phiên âm từ tiếng Phạn, còn trong Chiêm tinh học Tây phương, thì La Hầu là Nouth node, Kế đô là South Node.
 
Đây là hai ảo tinh, tức là không phải là ngôi sao hay hành tinh nào, mà là điểm giao cắt theo tọa độ phẳng giữa quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng và Mặt Trời, trong đó La Hầu là điểm giao cắt phía Bắc và phía Nam là Kế Đô.
 
Cửu tinh theo Navagraha là một khái niệm của thiên văn học và chiêm tinh học Ấn Độ. Graha (từ tiếng Phạn gráha - nắm giữ, cai quản) là những vị thần vũ trụ cai quản và ảnh hưởng tới đời sống của vạn vật, là những đứa con của mẹ Đất Bhumidevi.
 
Với người Ấn Độ, thì vũ trụ được cai quản bởi các vị thần và vạn sự tốt xấu đều do các vị thần này tạo ra. Do đó, cầu xin điều tốt từ các vị Thần là xuất phát từ tín ngưỡng của người Ấn Độ, vì đối với Chiêm tinh học của phương Tây, toàn bộ 7 sao của Chiêm tinh Ấn Độ chính là các hành tinh trong hệ mặt trời và hai ảo tinh là La Hầu và Kế Đô.
 
Việc lập ra chiêm tính số hàng năm nhằm xem xét vị trí tương tác giữa các hành tinh để nhận định việc tốt xấu bao gồm tổng hợp các góc chiếu của tất cả các sao và vị trí của nó trong 12 cung hoàng đạo.
 
Mỗi sao chiếu mệnh sẽ mang đến một vận hạn nhất định áp đặt lên cuộc đời con người và bắt buộc phải trải qua. Điều này cũng chính là chi tiết của sự ảnh hưởng theo sự tuần hoàn của vũ trụ mà con người sẽ phải chịu ảnh hưởng. 

Vì thế để diễn tả những yếu tố biến dịch tốt xấu đó người xưa đã đưa ra các Sao và Hạn cho từng năm.
 
Như đã nói ở trên thì mỗi sao sẽ mang đến một hạn riêng biệt. Vì thế tùy theo từng năm mà mỗi người sẽ gặp những sao và có vận hạn tốt xấu riêng biệt. Đặc biệt tùy theo từng sao và hạn mà nam hay nữ sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Có thể cùng là một sao và hạn nhưng nếu là nam thì xấu hơn so với nữ… 

- Phân loại sao hạn theo tính chất tốt, xấu:


Cửu diệu được chia thành 3 nhóm gồm nhóm sao tốt, sao xấu và nhóm sao lưỡng tính. Mỗi năm con người sẽ có một sao chiếu mệnh tốt xấu khác nhau tùy vào từng tuổi. Bản chất của các sao chính là vận hạn mà trong cuộc đời con người phải trải qua. Cụ thể: 

So do cam nen cung dang sao giai han
 

+ Nhóm sao xấu (Hung tinh)
 
Những ai đang tìm hiểu sao hạn là gì sẽ tìm được câu trả lời ở đây vì nhóm sao hạn chính là nhóm sao xấu (hung tinh) chính là La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch. Người bị các hung tinh này chiếu mạng sẽ gặp phải vận hạn xấu, không may mắn. Chính vì thế để giảm vận hạn xấu cần làm lễ cúng sao giải hạn.
 
- Sao La Hầu: Đây là một trong những sao hung, sao xấu cho cả nam và nữ. Thường đem lại điềm giữ không may liên quan đến luật pháp, công quyền, tai nạn, bệnh tật, tai tiếng thị phi, hao mòn của cải. Mang đến nhiều chuyện buồn phiền, bi ai. Cần chú ý vào tháng giêng và tháng 2 âm lịch vì đây là tháng xấu sao xấu nhất.
 
- Sao Thái Bạch là hung tinh và đây cũng được xem là sao xấu nhất trong 9 sao. Bất lợi cho nam giới. Vì thế người bị sao Thái bạch chiếu mạng thường bị hao tốn tài của, sức khỏe xấu. Xấu nhất là tháng 2, 5, 8 âm lịch.
 
- Sao Kế Đô là hung tin của nữ giới. Thường đem đến những xui xẻo, ốm đau bệnh tật, hao tài tốn của, chuyện buồn, tang thương. Đặc biệt sao trở nên xấu nhất vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch.

+ Nhóm sao tốt (Cát tinh)
 
Có 3 sao trong Cửu Diệu được xem là sao tốt (cát tinh) gồm Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức. Khi được những sao này chiếu mạng bạn sẽ gặp được nhiều may mắn và thuận lợi.
 
- Sao Thái Dương: Đây là một trong những sao tốt, mang lại sự tốt lành, suôn sẻ, may mắn về công danh và sức khỏe cho Nam giới. Nhưng với nữ giới lại hay đau ốm nhất là tháng 6 và tháng 10.
 
- Sao Thái Âm là sao tốt cho cả nam và nữ giới về mọi mặt. Từ công danh đến tiền bạc, tháng 9 có hỉ sự. Tuy nhiên vào tháng 10 vẫn cần chú ý đến sức khỏe, sinh đẻ đối với nữ giới.
 
- Sao Mộc Đức: Cũng là một sao tốt với ý nghĩa mang đến sự an lành và may mắn, hỉ sự. Đặc biết tốt vào tháng 10 và tháng Chạp âm lịch. Tuy nhiên với nữ giới nên đề phòng bệnh máu huyết, nam giới coi chừng bệnh về mắt.

+ Nhóm sao trung tính
 
Sao trung tính là những sao chiếu mạng có mang trong mình cả 2 đặc tính, vừa tốt vừa xấu. Gồm các sao Vân hớn (Vân hán), Thổ Tú, Thủy Diệu.
 
Sao Vân Hớn xấu nhất vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Khi gặp sao này nam hay nữ đều làm ăn trung bình,có đau ốm, chú ý lời lẽ tránh những điều thị phi, bất lợi. Đặc biệt nam gặp tai tiếng, bất lợi, dính pháp luật còn nữ không tốt về thai sản.
 
Sao Thổ Tú: Là sao đem lại sự tai tiếng, kiện cáo, pháp luật, gia đạo không yên, sức khẻo hao mòn. Sao trở nên xấu nhất là tháng 4 và tháng 8 âm lịch.
 
Sao Thủy Diệu: Vừa là sao tốt vừa là sao xấu tùy thuộc vào từng tháng. Sao này chủ về tài lộc và hỉ sự. Ngoài ra cần kiêng sông nước, giữ gìn lời nói (nhất là nữ giới) để tránh tai tiếng thị phi, đàm tiếu xấu, bất lợi cho mình. Đặc biệt sao sẽ xấu hơn vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch.

2. Cách tính sao hạn hàng năm

 

1. Cách tính sao chiếu mệnh theo tuổi

 
Sao chiếu mệnh là những tinh đẩu có thật trong vũ trụ, việc tính sao chiếu mệnh dựa theo tuổi giúp bạn biết trước sao hạn chiếu mệnh ở từng độ tuổi cụ thể trong tương lai. 

Để xem sao hạn theo tuổi âm lịch chúng ta dựa vào bảng tính Sao Hạn sau đây:
 
Bang tinh sao chieu menh theo tuoi hang nam
Bảng tính sao chiếu mệnh theo tuổi hằng năm
 

2. Tính chất các Hạn

 
 
Bang tinh han theo tuoi
Bảng tính hạn theo tuổi

- Đại Hạn: là thời gian 10 năm (thập niên), được tính dựa theo Cục và tuổi Âm, Dương. Mỗi thập niên được ghi vào một cung, bắt đầu từ cung Mệnh trở đi trong đó: Dương Nam, Âm Nữ thì ghi theo chiều Thuận, Âm Nam, Dương Nữ thì ghi theo chiều Nghịch.
 
- Tiểu Hạn: là thời gian 1 năm, được ghi theo vòng chu vi Địa bàn, mỗi cung ghi một tên. Nếu là Trai thì ghi theo chiều Thuận. Gái thì ghi theo chiều Nghịch. 
 
- Nguyệt Hạn: là thời gian 1 tháng;
 
- Nhật Hạn: là thời gian trong ngày;
 
- Thời Hạn: là các giờ trong 1 ngày.
 
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Huỳnh Tiền (Đại hạn), Tam Kheo (Tiểu hạn),  Ngũ Mộ (Tiểu hạn), Thiên Tinh (Xấu), Tán Tận (Đại hạn), Thiên La (Xấu), Địa Võng (Xấu), Diêm Vương (Xấu) là gì trong bài viết sau:

Cách tính sao hạn hàng năm nhất định bạn phải biết để tránh tai ương
Đừng quên tìm hiểu cách tính sao hạn hàng năm để bạn có thể chuẩn bị tâm lý thật tốt cho những tình huống có thể xảy ra, nếu thuận lợi thì hãy tận dụng cơ hội,

3. Cúng dâng sao giải hạn


1. Nguồn gốc cúng sao giải hạn?

 
Có thông tin cho rằng, Khổng Minh Gia Cát Lượng thường lập đàn cúng sao để tự giải hạn, từ đó mọi người theo cách của Khổng Minh, cũng tìm cách tính sao hạn hàng năm và thực hiện nghi lễ cúng lễ cầu an (hội sao hàng năm vào mùng 8 tháng giêng âm lịch).
 
Tìm về nguồn gốc cúng sao giải hạn chúng ta biết rằng đây là tập tục đã tồn tại lâu đời trong dân gian, tập tục này có nguồn gốc từ Lão Giáo ở bên Trung Hoa.

Sao hạn được căn cứ trên học thuyết Ngũ hành xung khắc. Từ Lão giáo qua dân gian rồi đi vào Phật giáo, nhưng ngày nay, tục này đã thay đổi khá nhiều theo thời gian.
 

2. Phép cúng sao theo tín ngưỡng

 
Sách Tín ngưỡng, phong tục và những kiêng kỵ dân gian Việt Nam đưa ra phép cúng sao, theo đó lễ nghênh, tiễn được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm. 
 
Nhưng dù sao nào chiếu mệnh thì vào ngày rằm tháng Giêng, người ta thường làm lễ dâng, sắm đủ phẩm lễ, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn. Bài vị được thiết lập trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao.
 
Tuy nhiên, nên nhớ rằng, khi làm bất cứ việc gì, mỗi người phải hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc làm ấy. Dâng sao giải hạn không nên theo hiệu ứng đám đông. Hay tin tưởng mù quáng vào việc cúng sao hạn sẽ hóa giải được điều xấu là những ý nghĩ sai lầm.

Việc cúng dâng sao giải hạn là tín ngưỡng dân gian chứ không có nguồn gốc trong văn hóa Phật giáo. Nếu bạn không cúng thì cũng không phải là vấn đề gì đáng lo vì theo quan niệm nhà Phật, không có ngày tốt hay ngày xấu mà tất cả đều theo luật nhân quả. 
 

4. Nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa?

 
Chùa chiền là nơi nghiêm tịnh, nơi tu tập Phật pháp chứ không phải nơi thờ phụng thần tiên, cầu mong may rủi để làm những chuyện như cúng sao giải hạn. 
 
Dân có mong cầu thì chùa có “cung”, nhưng thực chất thì các chùa thường hướng mọi người làm lễ cầu an.
 
Trong đạo Phật vốn không có sao tốt sao xấu, càng không có ngày tốt ngày xấu, không phải cứ dâng cúng đồ lễ hậu thì muốn gì được nấy. Phúc không thể cầu mà họa cũng chẳng thể xin giảm được nếu bản thân không có ý thức.
 
Việc làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thực chất không quá quan trọng. Việc thờ cúng cốt ở thành tâm, nhiều người tự cúng sao giải hạn ở nhà cũng không có vấn đề gì. Chẳng cần phải mâm cao cỗ đầy, chẳng cần phải mời thầy về cúng, gia chủ thành tâm biện lễ, tùy theo điều kiện của gia đình mà cúng cầu… ấy rồi mọi sự cũng qua. 
 
Không ai dám chắc việc dâng sao giải hạn có hiệu quả, cũng không ai dám khẳng định nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa sẽ tốt hơn, nhưng chắc chắn có điều này không ai có thể phủ nhận được, đó chính là làm nhiều việc thiện thì tâm sẽ thanh thản, sẽ cảm nhận thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống, còn làm việc ác thì khó có thể được an lành, lúc nào cũng lo sợ nơm nớp…

Xem thêm chi tiết ở bài viết sau: Nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa?
 
cung dang sao giai han o chua
 

5. Chi tiết 9 ngôi sao trong hệ thống Cửu diệu

 

5.1. Sao Thái Bạch


Sao Thái Bạch hay còn gọi là Kim Tinh, là một hung tinh, được cho là “xấu nhất trong các sao xấu”. Theo đó, người ta tin rằng, người bị sao Thái Bạch chiếu mạng trong năm sẽ có thể đối mặt với một số họa sau:
  • Ốm đau, dễ mắc các bệnh liên quan đến nội tạng. Nhiều người bị bệnh tật mãn tính, khó chữa khỏi.
  • Thường gặp phải nhiều vướng mắc, rắc rối liên quan tới luật pháp
  • Công việc làm ăn lận đận, kinh doanh dễ bị hao tốn tiền bạc tài sản lớn, gặp tiểu nhân, bị kẻ xấu lợi dụng hãm hại. thậm chí còn ảnh hưởng đến cả tính mạng.
  • Tình hình tài chính thường đi xuống
  • Người gặp sao Thái Bạch vận trình rất tốt nhưng hay ưu phiền, cuộc sống u tối, thường xuyên gặp trở ngại, không phát huy được hết năng lực của bản thân.
  • Họ thường có xu hướng sống khép kín, không thích trò chuyện, tâm sự với mọi người, tạo cảm giác xa cách, khó gần. Mọi người nhìn vào có cảm giác họ u tối, nhưng nếu họ càng như thế càng dễ gặp họa.
Tham khảo thông tin đầy đủ về sao Thái Bạch, cách cúng dâng sao giải hạn sao này ở bài viết dưới:
Sao Thái Bạch là gì có đáng lo như bạn nghĩ?
Đến năm tuổi gặp hạn sao Thái Bạch ai cũng lo lắng nhưng bạn có thực sự hiểu sao Thái Bạch là gì? Chỉ khi hiểu rõ bạn mới dẹp bỏ được những nỗi sợ không tên

5.2. Sao Thổ Tú

 
Sao Thổ Tú là một Hung tinh trong Cửu Diệu tinh mặc dù mức độ ảnh hưởng của sao Thổ Tú là không lớn nhưng nó cũng có thể gây ra những hạn sâu mà mệnh chủ nên lưu tâm:
  • Gặp tiểu nhân hãm hại: Sao Thổ Tú chiếu mệnh thì làm ăn khó thuận lợi, xung quanh luôn có những tiểu nhân gièm pha, phá hoại, mọi sự khó thành. Chính vì vậy cần chú ý, phân định rõ kẻ tiểu nhân đừng để bị lợi dụng mà hại thiệt thân. 
  • Vấn đề sức khỏe: Với người có sao Thổ Tú chiếu mệnh năm nay sức khỏe không được tốt, hay bị đau ốm, nhưng bệnh không quá nặng.
  • Xuất hành: Người có sao Thổ Tú chiếu mệnh thì xuất hành, đi xa không thuận lợi, nên hạn chế đi xa tránh gặp nạn.
  • Chuyện tình cảm: Do sao Thổ Tú chiếu mạng chuyện tình cảm không được suôn sẻ, gặp nhiều trắc trở, xảy ra nhiều cãi vã, tranh chấp không đáng có.
Xem chi tiết hơn về sao Thổ Tú ở bài viết sau:
Sao Thổ Tú là gì? Vì sao tốt mà vẫn phải giải hạn?
Không nhiều người biết sao Thổ Tú là gì vì về cơ bản đây là loại sao tốt nên chúng ta nảy sinh tâm lý chủ quan, không nghĩ tới những một số rủi ro có thể xảy

5.3. Sao Vân Hán (Vân Hớn)


Sao Vân Hớn là một hung tinh chủ về bệnh tật, nữ nhân khó sinh họa huyết quang, nam nhân thì quan trường bất lợi. Gia đình bất an, điền sản bất vượng, tự phải cẩn trọng. Những mối họa sao Vân Hớn có thể mang tới cho mệnh chủ như:
  • Làm ăn mọi việc đều trung bình
  • Nói lời khó nghe dễ bị thiệt thân 
  • Đề phòng thương tật, đâu ốm, mồm miệng. 
  • Nam gặp tai tinh, bị kiện, thưa bất lợi, nữ không tốt về thai sản nhất là vào tháng 4, tháng 8 âm lịch.
  • Gia đình bất an, điền sản bất vượng, tự phải cẩn trọng.
  • Trở nên thủ cực, bảo vệ nền nếp cũ, khá bảo thủ và không ưa đổi mới. Vì những lý do này mà người bị sao Vân Hớn chiếu dễ vướng vào các rắc rối về giấy tờ, kiện tụng, nóng nảy không giữ mồm miện nên mâu thuẫn, cãi vã.
Về cơ bản thì sao Vân Hớn cũng tương đối lành nên phần nhiều cũng không ảnh hưởng lớn trong công việc cũng như sức khỏe. Có điều vào một vài thời điểm quan trọng trong năm cũng nên chú ý giữ gìn bổn mạng, nhường nhịn lời ăn tiếng nói để tránh những thị phi rắc rối không cần thiết có thể xảy ra nhất là tháng 4 và tháng 8 âm lịch.
 
Xem chi tiết hơn ở bài biết: 

Sao Vân Hớn là gì? Có cách nào để hóa giải phù hợp nhất?
Nhiều người do không biết sao Vân Hớn là gì nên thường nói lời khó nghe trong năm sao này chiếu mệnh và lãnh hậu quả cho dù bản thân là người tốt, hay giúp đỡ

5.4. Sao Thủy Diệu


Sao Thủy Diệu hay còn gọi là Thủy tinh, là một phước lộc tinh thuộc Cửu Diệu, nếu ai được chiếu mệnh thì đó là điều may mắn, chủ về tài lộc hỉ, sao này rất hợp cho người mệnh Mộc và Kim, nó mang đến sự bất ngờ và may mắn trong công việc.
 
Ảnh hưởng của sao Thủy Diệu đến cuộc sống của bạn:
  • Lợi cho công danh, dễ dàng thăng tiến.
  • Tiền bạc thuận lợi, nhiều người đi làm ăn xa sẽ thu được thành công rực rỡ.
  • Người mệnh Kim gặp sao Thủy Diệu chiếu mệnh thì vô cùng hợp, mệnh Mộc cũng rất tốt nhất là nữ giới nếu đi làm ăn xa thì mang được tài lộc về nhà.
  • Người mệnh Hỏa khi gặp chòm sao Thủy Diệu chiếu mệnh có đôi chút trở ngại nhưng đó không phải là điều đáng lo vì vốn dĩ Thủy Diệu là một phước lộc tinh rồi. 
  • Không nên đi sông biển, đi xa tránh qua sông qua đò, tránh gây tranh cãi, lời tiếng thị phi đàm tiếu.
  • Sao Thủy Diệu tốt nhưng cũng kỵ tháng 4 và tháng 8. 
Tham khảo nhiều thông tin hơn về đặc điểm sao Thủy Diệu, sao Thủy Diệu chiếu mạng vào những tuổi nào, cách giải hạn sao ở bài viết sau:
Sao Thủy Diệu là gì? Sao tốt sao còn cúng giải hạn?
Không phải ai cũng hiểu rõ sao Thủy Diệu là gì vì mọi người thường có tâm lý chủ quan khi nghĩ rằng đây là sao tốt, tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số tác

5.5. Sao Mộc Đức

 
Sao Mộc Đức là một phước tinh thuộc hành Mộc trong hệ thống cửu diệu niên hạn, dù nam hay nữ mà được sao này chiếu mạng đều gặp may mắn. 
 
Một số tác động thường gặp đối với người có sao Mộc Đức chiếu mệnh: 
  • Quý nhân trợ mệnh, hỗ trợ lúc nguy nan, có thể gặp người tốt chỉ bảo thêm trên con đường sự nghiệp, kinh doanh.
  • Tuy nhiên, với người mới bắt đầu khởi nghiệp cần thận trọng, đề phòng thất bại. 
  • Hôn nhân hòa hợp, tốt về mặt cưới hỏi.
  • Nếu phụ nữ mang thai gặp năm có sao Mộc Đức chiếu thì tính cách đứa trẻ sau này kiên cường, điềm tĩnh, quyết đoán.
  • Đối với việc học tập của một số người thì năm này đánh dấu một mốc quan trong trong sự nghiệp học tập của mình, thường gặp thầy giỏi, bạn tốt, giúp đỡ trong học tập và giành được thành tích cao.
  • Đề phòng thương tật ở mắt. Gia trạch gặp bất hòa nhưng mọi người trong nhà đều bình an, không có gì đáng ngại.
  • Người mệnh Kim hoặc mệnh Mộc gặp Mộc Đức Tinh thì sẽ gặp trở ngại ở tiền vận nhưng cuối năm lại thuận lợi, an toàn. Khi ở hung vận, đề phòng thương tật ở mắt. Gia trạch gặp bất hòa nhưng mọi người trong nhà đều bình an, không có gì đáng ngại. 
  • Thuận lợi là thế nhưng khi có sao Mộc Đức chiếu mệnh, không nên quá tự phụ, kiêu ngạo, hãy khiêm tốn lắng nghe ý kiến mọi người xung quanh, đặc biệt là lãnh đạo hoặc tiền bối đi trước, gặp phải chuyện khó thì bình tĩnh tìm cách giải quyết. 
Tham khảo nhiều thông tin hơn về đặc điểm sao Mộc Đức, sao Mộc Đức chiếu mạng vào những tuổi nào, cách giải hạn sao Mộc Đức ở bài viết sau: 
Sao Mộc Đức là gì? Sao tốt sao phải cúng giải hạn?
Không phải ai cũng biết sao Mộc Đức là gì vì mọi người mặc định là sao tốt nên không cần tìm hiểu cụ thể nó sẽ hỗ trợ bạn điều gì trong cuộc sống. Hãy hiểu

5.6. Sao La Hầu


Cửu Diệu hay còn gọi là sao hạn, bao gồm cả sao tốt và sao xấu, nếu trong cùng một năm gặp cả sao xấu và hạn xấu thì người thuộc tuổi đó nên cúng dâng sao giải hạn để hóa giải, giảm nhẹ tai ương. Xem thêm Sao hạn là gì để hiểu hơn về Cửu Diệu.
 
La hầu là một hung tinh thuộc hành Hỏa trong hệ thống Cửu diệu của niên hạn. Khi gặp sao này người ta thường gặp điều không may.
 
Những mối họa có thể ảnh hưởng tới người có sao La Hầu chiếu mạng:
  • Sao chủ về buồn rầu, dễ bị tao tán tiền bạc, đa sầu, đa cảm, bệnh tật, khẩu thiệt thị phi. Nghĩa là sao này chủ mồm miệng, dễ gặp các chuyện thị phi liên quan đến công quyền, tranh chấp hoặc có nhiều chuyện phiền muộn trong lòng không đáng có.
  • Ngoài ra người gặp sao này cũng cần chú ý các bệnh về máu huyết, tai mắt. 
  • Người nào mệnh Kim và Mộc thì chịu ảnh hưởng nặng hơn mệnh khác vì sao này thuộc Hành Kim.
  • Có câu "Nam La Hầu, nữ Kế Đô", nhằm chỉ đối với đàn ông gặp sao này thường thiệt hại nặng nề hơn nữ giới, có thể hao tiền tốn của, đau ốm, sinh ra tệ ăn chơi, lãng phí, bồ bịch, cờ bạc, bê tha bia rượu, gia đạo mâu thuẫn bất hòa liên miên.
  • Đàn ông gặp sao này chiếu mệnh mà người vợ có thai thì trong năm đó lại được hên may, làm ăn được phát đạt mà người vợ sinh sản cũng được bình an.
  • Đối với nữ mệnh thường mang tiếng, cãi vã, sinh ra buồn bực muộn phiền.
  • Dễ gặp rắc rối liên quan đến pháp luật công quyền và chỉ trích.
Tham khảo nhiều thông tin hơn về đặc điểm, sao chiếu mạng vào những tuổi nào, cách giải hạn sao La Hầu ở bài viết sau:
Sao La Hầu là gì? Đâu là cách hóa giải hợp lý nhất?
Không phải ai cũng biết sao La Hầu là gì dù biết rằng đây là sao xấu, hãy tìm hiểu cụ thể để lưu ý điều gì, cần tránh điều gì giúp bạn hạn chế rủi ro trong

5.7. Sao Kế Đô


Kế Đô là giao điểm giáng trong quỹ đạo Mặt Trăng. Trong thần thoại Hindu, Kế Đô nói chung được coi như là một hành tinh "bóng râm". Người ta tin rằng nó có ảnh hưởng to lớn đối với sự sống của con người cũng như toàn thể sinh giới. 

Sao Kế đô là được xếp vào nhóm sao Xấu hay còn gọi là Hung tinh.  
 
Những mối họa mệnh chủ có thể gặp khi có sao Kế Đô chiếu mệnh
  • Kế Đô tọa mệnh thì ví như vạn sự khởi đầu nan, đầu năm bình thường, giữa năm xuất chúng, đầu năm đại hung thì cuối năm đại cát. Thế nên gia chủ cứ hi vọng, mong mỏi một năm tốt đẹp thì hơn.
  • Vì thế người bị sao Kế Đô chiếu mạng sẽ có trải qua một năm với nhiều biến cố xấu. Không chỉ xấu cho nữ giới mà còn xấu cho nam giới. Bởi Hung Tinh Kế Đô chủ về sự không may mắn, ốm đau bệnh tật, buồn sầu, chán nản thờ ơ.
  • Đặc biệt với nhưng người mang âm khí sẽ bị nặng hơn, tinh thần thường bất ổn, hay buồn phiền chán nản. Gia đạo bất an, phát sinh tang sự, phải xa xứ lông bông. Nam giới gặp sao này phải đi xa mới có tiền bạc còn quanh quẩn trong nhà dễ gặp tai ương, bị nữ giới hại.
  • Nữ giới cực kỵ sao Kế Đô, khi bị sao này chiếu mạng thì hay gặp chuyện không vui, thường xảy ra nhiều tai tiếng thị phi, miệng đời chê trách.
  • Nhưng nếu nữ giới đang có thai gặp sao Kế Đô thì ngược lại, dữ sẽ hóa lành. Bởi theo quan niệm người xưa là phụ nữ có bầu bị sao Kế Đô chiếu mệnh sẽ không ảnh hưởng xấu mà trái lại còn tốt cho cả chồng và thai nhi trong bụng.
  • Còn nam giới nếu có số đào hoa mê gái khi gặp hung tinh Kế đô thì cũng dễ bị tai tiếng vì đàn bà. Cho nên hệ lụy kéo theo công việc, tài chính, sự nghiệp khó khăn hơn rất nhiều.
Sao kế Đô là gì? Đâu là cách giải hạn hiệu quả?
Có những rủi ro tiềm tàng khi Hung tinh chiếu mệnh vì thế biết sao kế Đô là gì bạn sẽ có thể chuẩn bị một số bước cần thiết để hạn chế những tác động xấu của

5.8. Sao Thái Âm

 
Sao Thái Âm là một cát tinh mạnh thuộc hành Thủy, là sao chiếu mệnh tốt, chủ về danh lợi lưỡng toàn. 
 
Tác động của sao Thái Âm:
  • Sao Thái Âm chiếu mạng nam nữ thường có cơ hội bội thu về tài lộc.
  • Sao chiếu mệnh nam giới sẽ được người khác giúp đỡ về tiền bạc, sự nghiệp, nếu đang trong độ tuổi kết hôn có thể lập gia đình.
  • Sao chiếu mệnh nữ giới sẽ phát triển sự nghiệp mạnh mẽ, danh lợi lưỡng toàn, sinh con.
  • Có lợi cho ai làm việc liên quan đến bất động sản, tu sửa, sửa chữa, xây dựng nhà cửa đều cát lợi.
  • Người được sao Thái Âm chiếu mạng cuộc đời tốt đẹp, có phúc phần.
  • Nếu sao Thái Âm hãm địa, đồng cung với Văn Khúc thì phần lớn làm nghề tự do. Sao này mất ánh sáng ở Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, trong lúc đó, Dậu, Tuất, Hợi, Tý là miếu địa, vượng địa.
  • Cung Sửu, Mùi có Sao Thái Dương đồng cung là chủ bình hòa, thêm cát tinh cũng tốt, gặp sát xung phá thì bất lợi.
Tham khảo nhiều thông tin hơn về đặc điểm sao Thái Âm, sao chiếu mạng vào những tuổi nào, cách giải hạn sao ở bài viết sau:
Sao Thái Âm là gì? Sao tốt sao phải cúng giải hạn?
Được ca ngợi là sao tốt nên không ít người an tâm nhưng không hiểu rõ sao Thái Âm là gì, trong khi đó sao này cũng có một mặt hạn chế nào đó cần phải cúng giải

5.9. Sao Thái Dương 

Sao Thái Dương chính là Mặt Trời, thuộc hành Hỏa, là đệ nhất cát tinh trong hệ thống cửu diệu niên hạn. 
 
Những tác động khi sao Thái Dương chiếu mệnh:
  • Làm ăn được phát đạt, gặp may mắn trong việc buôn bán. Nhiều doanh nhân có thể tạo dựng nên thương hiệu nổi tiếng, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.
  • Trong năm mà gặp sao Thái Dương chiếu mệnh thường có cơ hội thăng quan tiến chức, danh vọng, uy tín, tên tuổi hiển hách lẫy lừng.
  • Giai đoạn thuận lợi nhất là vào tháng 6 và tháng 10 Âm lịch là hai tháng Đại cát. 
  • Đối với thế hệ trẻ gặp năm hạn này học hành thông minh, sáng suốt, thường có thành tích học tập tốt, thi cử đỗ đạt cao.
  • Vì bản chất là ánh sáng nên cách làm cần quang minh, đường đường chính chính mới gặp cát lợi. Nếu như làm ăn mờ ám thì tình hình ngược lại, giống như sao Thái Bạch, là hung thần hao tốn của cải.
Tham khảo nhiều thông tin hơn về đặc điểm sao Thái Dương, sao chiếu mạng vào những tuổi nào, cách giải hạn sao ở bài viết sau:
Sao Thái Dương là gì? Đệ nhất cát tinh có cần giải hạn?
Nhiều người chỉ cần biết chung chung Thái Dương tinh là tốt nên không tìm hiểu kỹ sao Thái Dương là gì và có những mặt hạn chế gì khi sao này chiếu mệnh.

6.  Thơ về sao Cửu Diệu


1. Sao Thái Bạch

 
Có một bài thơ diễn nghĩa về sao Thái Bạch như sau:
 
Thái Bạch hạn ấy nặng thay
Nam nữ máu huyết kị rày gươm đao
Kim tinh bạch hổ vì sao
Cứ mặc áo trắng chiếu vào phương tây
Cưới gả tạo lập gia đường
Tháng năm kỵ lắm tổn thương chẳng hiền
Bi ai tang khó hao tiền Không tai cũng bệnh trong năm khỏi nào
Có người cũng nhẹ không sao
Có người bị vướng tù lao giam cầm.  
 

2. Sao Thổ Tú

 
Trong dân gian vẫn lưu truyền một bài thơ về tính chất của sao Thổ Tú như sau:
 
Thổ Tú sao ấy phải lo
Tuy rằng ít nặng giữ cho vẹn toàn
Tháng một tháng tám chẳng an
Kị trong hai tháng thiếp chàng bi ai
Làm ăn thì cũng có tài
Khiến cho đau ốm phải rày tốn hao
Mang lời chịu tiếng biết bao
Bán buôn phải giữ kẻo hao mất đồ
Tham tài dục lợi của vô
Đem ra thì bị côn đồ đoạt đi
Tin người ngon ngọt phải nguy
Thi ân bố đức việc gì cũng qua.
 

3. Sao Vân Hớn

 
Sao Vân Hớn được tóm tắt lại trong các câu thơ sau: 
 
"Vân Hớn tọa mệnh nhẹ nhàng sơ qua
Cả năm nhân khẩu lao đao sơ sài
Đầu năm bài bạc phá tài
Thua nhiều ăn ít hao tiền bất an
Văn thơ đấu khẩu đa đoan
Mang lời chịu tiếng bị quan quở hành
Hỏa Đức chiếu mệnh chẳng lành
Kiềm tính nóng nảy tụng tranh chẳng hiền
Tháng Tư tháng Tám phải kiêng
Kỵ trong hai tháng gia đình không yên
Gặp ai gây gổ làm ngơ
Nhịn nhục qua khỏi thì mình không sao".

Xem những bài thơ về các sao còn lại ở bài viết sau: 
Thơ về sao Cửu Diệu: Dễ thuộc, dễ nhỡ, dễ đón lành dữ trong tương lai
Để dễ nhớ và hiểu được đặc điểm từng sao hạn, những người có kinh nghiệm đã phổ chúng thành thơ về sao Cửu Diệu, rất thuận tiện cho ai đó muốn biết về vận

MiMo (Tổng hợp)
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X