Ngày Lục Đinh Lục Giáp và thuật pháp hô mưa gọi gió của đạo giáo

Thứ Hai, 13/03/2017 17:19 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Thiên Can bắt nguồn từ Giáp, địa chi bắt nguồn từ Tý, vậy ngày Lục Đinh Lục Giáp có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu tri thức này để ứng dụng vào xem ngày tốt xấu hoặc xem ngày sinh tháng đẻ, lá số tử vi nhé.


 

1. Ngày Lục Giáp

 
Ngày Lục Giáp trong lịch âm dương là ngày có can chi năm, tháng, ngày, thế kỉ ứng với Giáp. Thiên can bắt đầu từ Giáp, địa chi bắt đầu từ Tý, thiên can và địa chị tuần hoàn xứng đôi tạo thành các cặp hoa giáp. Trong 60 tổ hợp có 6 ngày đứng thiên can Giáp tức ngày Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần được gọi là ngày Lục Giáp.
 
Do thiên can địa chi phối hợp 60 tổ hợp nên một năm ngày Lục Giáp tuần hoàn 6 lần. Ý nghĩa của Lục Giáp là ghi chép thời gian (theo vòng quay của Mặt Trăng). Ngoài ra, ngày Lục Giáp được coi là thần pháp hộ tướng, hay còn gọi là Dương Thần.
 
Tương truyền, Lục Giáp là trời cao sáng tạo nên vạn vật, cũng là ngày phụ nữ dễ thụ thai nhất. Trong những ngày Lục Giáp, tháng Lục Giáp nếu có ý muốn thụ thai sẽ tương đối thuận lợi hơn so với những ngày khác, đặc biệt còn dễ thụ con trai.
 

2. Ngày Lục Đinh

Trong 60 tổ hợp hoa giáp, 6 ngày đứng thiên can Đinh gồm Đinh Mão, Đinh Tị, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh hợi, Đinh Sửu được gọi là ngày Lục Đinh. Cũng giống như ngày Lục Giáp, ngày Lục Đinh một năm lặp lại 6 lần. Theo thuyết âm dương thì ngày này thuộc tính âm, địa chi khác nhau sẽ biểu đạt những ý nghĩa không giống nhau.
 
Lục Đinh Lục Giáp là thần pháp hộ tướng trong đạo giáo, Lục Đinh là Âm Thần. Nếu đặt Lục Đinh Lục Giáp ở cùng một chỗ thì âm dương hài hòa. Đạo giáo có ghi chép như sau: Lục Đinh là Âm Thần Ngọc Nữ: Đinh Mão thần Tư Mã Khanh, Đinh Tị thần Thôi Cự Khanh, Đinh Mùi thần Thạch Thúc Thông, Đinh Dậu thần Tang Văn Công, Đinh Hợi thần Trương Văn Thông, Đinh Sửu thần Triệu Tử Ngọc.
 
Lục Giáp là Dương Thần Ngọc Nam: Giáp Thìn là thần Vương Văn Khanh, Giáp Tuất là thần Triển Tử Giang, Giáp Thân là thần Hộ Văn Trường, Giáp Ngọ là thần Vệ Ngọc Khanh, Giáp Tý là thần Mạnh Phi Khanh, Giáp Dần là thần Minh Văn Chương.

 

3. Thuật pháp của đạo giáo


Lục Đinh Lục Giáp cùng với Tứ Trị Công Tào, Nhị Thập Bát Tú, Tam Thập Lục Liên Tương, Thất Thập Nhị Địa Sát là những thần hộ pháp tướng ngang ngửa nhau trong đạo giáo. Đối với đạo giáo, những thần tướng này được gọi mời để hô mưa gọi gió, chế phục quỷ thần.
 
Thuật Lục Đinh Lục Giáp xuất phát từ Mao Sơn phái (một chi nhánh của đạo giáo Trung Hoa), được coi là một loại trận pháp yêu pháp. Thực hư về tác dụng của trận pháp này hiện không rõ, tính lưu truyền cũng vô cùng thấp.
 
Ngoài ra còn có Lục Đinh Lục Giáp pháp ấn. Phương pháp thực hiện như sau: vào giờ Mão ngày Mão vào phòng kín đốt hương, tay cầm ấn Lục Giáp (ấn tín, con dấu của mình) dọc Lục Giáp Thần Chú 5 lần rồi đặt ấn lên hương án. Buổi trưa đốt hương, đến giời Hợi hô tên 6 vị Ngọc Nữ Hộ Pháp Thần Tướng (Lục Đinh) rồi lấy ấn khắc trên 5 tờ giấy vàng, vo viên, đốt thành tro. Rửa tay chân mặt mũi bằng nước sách, tay phải cầm ấn, hướng về phía hương án, tâm niệm Ngọc nữ rồi nói lên mong muốn, tâm nguyện, mọi sự sẽ thành.
 
Khẩu quyết của trận pháp Lục Đinh Lục Giáp:
 
Đinh Sửu diên ta thọ, Đinh Hợi câu ta hồn. Đinh Dậu chế ta phách, Đinh Mùi nhưng ta tai. Đinh Tị độ ta nguy, Đinh Mão độ ta ách. Giáp Tý hộ ta thân, Giáp Tuất bảo đảm ta hình. Giáp Thân cố ta ra lệnh, Giáp Ngọ thủ ta hồn. Giáp Thìn trấn ta linh, Giáp Dần dục ta thật.
 
Loại trận pháp có tính tâm linh cổ xưa như vậy ngày nay hầu như không còn được truyền bá rộng rãi, tính xác thực cũng mơ hồ. Chúng ta chỉ nên tham khảo ứng dụng Lục Giáp Lục Đinh là những ngày tốt, có tính cát tường, có thể chọn để làm ngày tốt, thuận lợi cho một số công việc chứ không nên tìm hiểu sâu về phương pháp cử hành yêu pháp, yêu thuật.
Trần Hồng