Ngày Đông Chí là gì? Có gì đặc biệt? Khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc?

Thứ Sáu, 21/12/2018 10:15 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đông Chí là một trong những tiết khí quan trọng của một năm. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ngày Đông Chí là gì? Khi nào thì kết thúc?


1. Đông Chí là ngày gì?


 
Theo quan niệm của người phương Đông, Đông Chí là ngày ở giữa mùa đông. Chữ Chí (至) trong Đông Chí (冬至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực. 

Còn theo Thiên Văn học phương Tây, ngày Đông Chí (Winter solstice) là ngày bắt đầu của mùa Đông ở Bắc bán cầu với thời gian ban đêm dài nhất trong năm và bắt đầu mùa Hè ở Nam bán cầu với thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
 
Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng Nam trên bầu trời vào giữa trưa rồi từ từ quay trở lại phía Bắc.
 
Ngày này có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, là một trong những yếu tố giúp người Trung Quốc xác định được ngày Tết Nguyên Đán của mình.
 
Theo sử sách Trung Quốc ghi lại, trong thời phong kiến, vào ngày này các vua chúa sẽ mở tiệc trong vòng 5 ngày còn các gia đình dân thường sẽ quây quần bên nhau ăn uống và múa hát để mừng ngày lễ này.

2.  Tiết Đông Chí là gì? Phâm biệt ngày Đông Chí và tiết Đông Chí


Rất nhiều người cho rằng ngày và tiết Đông Chí là một và quen gọi lẫn hai khái niệm này. Song thực chất, đây là 2 khái niệm khác nhau.
  
Tiết Đông Chí chỉ 1 trong 24 tiết khí của một năm (diễn ra từ ngày 21 – 22/12 Dương lịch khi kết thúc tiết Đại Tuyết đến ngày 5 – 6/1 năm sau theo Dương lịch khi tiết Tiểu Hàn bắt đầu).

- Ngày Đông Chí chỉ thời gian cụ thể bắt đầu của tiết Đông Chí (thường là ngày 22/12 Dương lịch hàng năm).
 
Vào ngày đầu tiên của Đông Chí (tức là Đông Chí nhật), kinh độ Mặt Trời nằm ở 270 độ ở Bắc bán cầu và tiết Đông Chí được xác định vào đúng 12h giờ của trưa hôm đó. 
 
Trong 24 tiết khí, ngày Chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ Chí vào tháng 6, và một còn lại vào mùa Đông được gọi là Đông Chí nhật vào tháng 12. Ở ngày này, Mặt Trời nằm cao nhất về hướng Nam, ngày Hạ chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng Bắc.
 
 

3. Ý nghĩa của ngày và tiết Đông Chí là gì? 
 

Ý nghĩa nói chung:
 

- Ngày Đông Chí là thời điểm giữa tháng 11 âm lịch ứng với quẻ Phục trong Kinh Dịch miêu tả tình dạng dương khí xuất hiện và lớn mạnh. Phục nghĩa là quay trở về với ý nghĩa sự hồi sinh, phát triển, vận động, tăng trưởng mạnh mẽ bắt đầu trở lại. 
 
- Ngày và tiết Đông Chí rơi vào giữa tháng 11 âm lịch, là tháng Tý nơi hành Thủy cực vượng. Nước là nơi sinh sôi của muôn loài, cũng là nơi tạo ra vật chất, tài sản, của cải, bạc tiền. Những người sinh trong tiết Đông Chí này thường có trí tuệ thông thái, mẫn tiệp, kiến văn bác nhã, uyên thâm kim cổ. 
 
Một số khác tu dưỡng kém thì gian xảo nhiều mưu kế, ủy mị yếu đuối, nhu nhược, ham mê tửu sắc.
 
- Người có mệnh lý cát lợi khi gặp hành Thủy thì sang tiết Đông Chí sẽ có cơ hội để phát triển sự nghiệp và tiền bạc. Còn với người mệnh lý kỵ Thủy thì sang tiết này cần cẩn trọng hơn. Sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp có thể bị cản trở ít nhiều, thậm chí làm ăn kinh doanh còn kém phần may mắn.
 
- Trong tiết Đông Chí, thời tiết giá lạnh khắc nghiệt sẽ gây bất lợi cho những người mắc các bệnh về hô hấp, xương khớp. Tuy nhiên, vẫn có một vài ngày nhiệt độ, độ ẩm tăng lên giúp cho tình hình sức khỏe của người già và trẻ nhỏ được cải thiện đáng kể.
 
Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nên không được chủ quan mà cần đề phòng, giữ gìn cẩn thận hơn trước, tránh để bệnh tật tái phát nghiêm trọng sẽ trở nên khó chữa gây đau đớn.
 
- Bước vào tiết Đông Chí, giá rét của mùa Đông sẽ bước vào giai đoạn đỉnh cao, chính giữa mùa Đông. Qua Đông Chí, Mặt Trời di chuyển dần từ phía Bắc sang, ban ngày ở Bắc bán cầu dài ra, đêm ngắn lại, chuẩn bị chuyển từ Đông sang Xuân.
 
Cho nên, có thể nói Đông Chí là tiết khí chuẩn bị giao hòa giữa hai mùa. Bởi vậy mới có câu “Đông Chí dương sinh xuân lại tới”.
 
- Đối với nông nghiệp, tiết Đông Chí là thời gian để người dân tiếp tục phòng chống giá rét, tích trữ phân bón, thâm canh các loại cây vụ đông và bảo vệ cây trồng cũng như vật nuôi an toàn cho tới màu xuân ấm áp năm sau. 
 
Tiết khí này tiếp thu lượng ánh sáng ít nhất nhưng vì dương khí đã có sẵn nên nhiệt độ không phải thấp nhất, không phải thời điểm lạnh giá nhất trong năm. 
 
Ban ngày dần dài hơn, đêm ngắn lại, thời tiết chuyển ấm hơn. Thế nhưng không thể chủ quan vì phần nhiệt lượng vốn ít ỏi nên sau Đông Chí thường sẽ có những đợt nhiệt độ giảm bất ngờ trong thời gian ngắn.

Có thể bạn quan tâm: Thận trọng với 3 điều cấm kị trong tiết Đông Chí
 

Đối với người Hoa:
 

- Vì Đông Chí được xác định theo văn hóa Trung Quốc cổ đại nên nó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân ở đất nước này và các dân tộc có ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên ở tại Việt Nam, Đông Chí chỉ là một ngày như bao tiết khí khác, không mấy đặc biệt.
 
- Lễ hội Đông Chí có nguồn gốc theo quan niệm âm và dương của người Trung Quốc đại diện cho sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống. 
 
Người ta tin rằng những tính chất âm của bóng tối và cái lạnh sẽ mạnh nhất vào ngày ngắn nhất trong năm, nhưng tại bước ngoặt họ nhường đường cho ánh sáng và sự ấm áp của dương. Vì lý do này, Lễ hội Đông Chí là biểu tượng của sự lạc quan. 
 
Hiện nay, người Hoa ở khắp nơi trên thế giới xem Tết Đông Chí là một ngày tết truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Họ đã tổ chức nghi lễ rất quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.
 
Món ăn phổ biến nhất trong tiết này chính là phong tục ăn thang viên, hay chính là món “chè trôi nước” – món ăn đặc trưng của người Hoa.
 
- Tại Hong Kong, hầu hết mọi người kết thúc ngày làm việc sớm vào ngày lễ hội và về nhà chuẩn bị các bữa ăn xa hoa với gia đình. 

Bạn có thể tham khảo thêm về các món ăn dưỡng sinh trong 24 tiết khí để tăng cường sức khỏe trong suốt cả năm dài.
 

Đối với các nước trên thế giới:
 

- Lễ Giáng Sinh cũng là một lễ lớn mà rất nhiều nước trên thế giới tổ chức, trong đó có Việt Nam. Đây ngoài ý nghĩa là ngày Đông Chí thì theo đạo Thiên chúa cho rằng đây là ngày mà chúa Jesus ra đời. Vì thế mà các tín đồ Thiên chúa giáo rất xem trọng lễ hội này.
 
- Với người Á Đông, tiết Đông Chí không chỉ là một tiết khí trong năm mà đây còn là dịp lễ truyền thống vô cùng quan trọng, còn được gọi với cái tên lễ Á Tuế.
 
Người xưa cho rằng đây là tiết khí cực âm sinh dưỡng để chuẩn bị cho một năm mới thịnh vượng, tươi tốt, ngày sáng sủa dài rộng hơn nên đã tổ chức lễ đón mừng Đông Chí.
 
Nghi lễ quan trọng nhất trong dịp này là cúng tế tổ tiên. Hiện nay ở nước ta, tục lệ này không còn được duy trì nhưng nhiều người vẫn có thói quen xác định thời gian trong năm bằng tiết khí.
 
- Ngoài ra đây cũng là thời điểm tổ chức lễ hội. Rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa và lễ hội HumanLight. 
 
Đặc biệt là Lễ hội Yule của đạo Wicca. Đây là một một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (Neopagan) trên thế giới hiện nay. 

Khám phá: Phát tài liền tay với 4 cách vượng vận trong tiết Đông Chí
 

Ngày Đông Chí 2019 diễn ra vào ngày nào?
 

 
Theo quy ước chung đã nói bên trên, tiết Đông Chí sẽ bắt đầu từ khoảng ngày 21 - 22/12 khi kết thúc tiết Đại Tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6/1 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Tiểu Hàn bắt đầu.

Đừng bỏ lỡ: Luận số đoán mệnh cho người sinh vào tiết Đại Tuyết
 
Như vậy, ngày này sẽ thường rơi vào ngày 21/12 hoặc 22/12. Khi đó, tại Nam bán cầu thì ban ngày sẽ dài nhất. 
 
Ngày này cũng là yếu tố để xác định Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận trong âm lịch theo lịch Trung Quốc. Cho nên, ngày Đông Chí của bất kỳ năm âm lịch nào cũng phải rơi vào tháng 11 của lịch âm.
 
Với riêng năm nay, ngày Đông Chí 2019 được xác định là ngày Chủ Nhật 22/12/2019 Dương lịch tức ngày 27/11/2019 âm lịch vào lúc 12 giờ 19 phút 18 giây.
 
Còn tiết Đông Chí 2019 sẽ diễn ra từ Chủ Nhật ngày 22/12/2019 đến ngày 6/1/2020 Dương lịch.

>>> Tra cứu ngày tốt xấu trong tiết Đông Chí 2019 theo bảng dưới đây:

STTNgày tốt xấu trong tiết Đông Chí 2019
1Xem ngày tốt xấu ngày 22/12/2019 – Lịch âm 27/11/2019
2Xem ngày tốt xấu ngày 23/12/2019 – Lịch âm 28/11/2019
3Xem ngày tốt xấu ngày 24/12/2019 – Lịch âm 29/11/2019
4Xem ngày tốt xấu ngày 25/12/2019 – Lịch âm 30/11/2019
5Xem ngày tốt xấu ngày 26/12/2019 – Lịch âm 1/12/2019
6Xem ngày tốt xấu ngày 27/12/2019 – Lịch âm 2/12/2019
7Xem ngày tốt xấu ngày 28/12/2019 – Lịch âm 3/12/2019
8Xem ngày tốt xấu ngày 29/12/2019 – Lịch âm 4/12/2019
9Xem ngày tốt xấu ngày 30/12/2019 – Lịch âm 5/12/2019
10Xem ngày tốt xấu ngày 31/12/2019 – Lịch âm 6/12/2019
11Xem ngày tốt xấu ngày 1/1/2020 – Lịch âm 7/12/2019
12Xem ngày tốt xấu ngày 02/1/2020 – Lịch âm 8/12/2019
13Xem ngày tốt xấu ngày 3/1/2020 – Lịch âm 9/12/2019
14Xem ngày tốt xấu ngày 4/1/2020 – Lịch âm 10/12/2019
15Xem ngày tốt xấu ngày 5/1/2020 – Lịch âm 11/12/2019
16Xem ngày tốt xấu ngày 6/1/2020 – Lịch âm 12/12/2019
 

Vì sao ngày Đông Chí 2018 lại đặc biệt?

 

 

5.1. Đông Chí 2018 là ngày nào?


Ngày Đông Chí năm 2018 rơi vào ngày 21/12/2018 và kết thúc tiết Đông Chí ngày 5/1/2019. Đây là ngày mà thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu Bắc, là ngày mà thời gian ban đêm ngắn nhất ở bán cầu Nam.

Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng nam trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía Bắc, gọi là thời điểm Tiết Đông Chí - âm cực thịnh chuyển dương, trời đất giao hòa.
 
Theo Thiên văn học phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu của mùa Đông ở bán cầu Bắc, và sự bắt đầu của mùa Hè của bán cầu Nam. Còn theo quan điểm của phương Đông thì Đông Chí nhật chính là ngày giữa mùa Đông. 

Nhiều người khi tìm hiểu về Đông Chí thường băn khoăn liệu qua Đông Chí là tháng mấy? Bạn phải hiểu rằng Đông Chí của bất kỳ năm âm lịch nào cũng phải rơi vào tháng 11 (tháng Tý) của âm lịch vì thế qua Đông Chí là qua thời điểm này.
 

5.2. Tại sao Đông Chí 2018 được Google doodle kỷ niệm?


Google nhắc về Đông Chí 2018 với một hình vẽ rất đáng yêu

Sở dĩ Đông Chí 2018 được Google doodle kỷ niệm vì đó là ngày đầu tiên của mùa Đông và đêm dài nhất trong năm đối với Bắc bán cầu.

Câu hỏi đặt ra là, vì sao Đông Chí nhật có đêm dài nhất trong năm? Hãy cùng lý giải về hiện tượng độc đáo này.
 
Trên thực tế, Trái Đất của chúng ta không nằm thẳng, mà Trái Đất nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng Hoàng đạo. Vì thế, vào Đông Chí, bán cầu Nam của Trái Đất chúng ta sẽ nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất.
 
Nhìn chung, ngày này ở Việt Nam không có gì đặc biệt cho lắm. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới chọn ngày này là một ngày lễ hội.
 
Giữa mùa đông là khoảng thời gian quanh ngày Đông Chí đối với nhiều nước, tuy có ngoại lệ như Mỹ thì Đông Chí lại là ngày bắt đầu mùa đông.