Mệnh Mộc hợp với nghề gì, đâu là công việc giúp bạn nhanh chóng thành công?

Thứ Năm, 29/06/2023 09:22 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Mệnh Mộc hợp với nghề gì? Công việc nào sẽ giúp bạn phát huy tối đa tiềm năng của mình để nhanh chóng chạm tới cơ hội thăng tiến? Hãy theo dõi trong bài viết sau!
 

1. Năm sinh của người mệnh Mộc

 
Mệnh Mộc là 1 trong 5 mệnh của học thuyết Ngũ hành. Mộc tượng trưng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cỏ, bản tính vừa mềm mại, dễ uốn nắn nhưng cũng vừa cứng rắn, kiên cường.
 
Người mệnh Mộc sinh vào các năm: Nhâm Ngọ: 1942 và 2002, Quý Mùi: 1943 và 2003, Canh Dần: 1950 và 2010, Tân Mão: 1951 và 2011, Mậu Tuất: 1958 và 2018, Kỷ Hợi: 1959 và 2019, Nhâm Tý: 1972 và 2032, Quý Sửu: 1973 và 2033, Canh Thân: 1980 và 2040, Tân Dậu: 1981 và 2041, Mậu Thìn: 1988 và 1928, Kỷ Tỵ: 1989 và 1929.
 
 

2. Vì sao nên chọn nghề hợp mệnh?

 
Xã hội ngày càng phát triển, các cơ hội nghề nghiệp và các ngành nghề, lĩnh vực mới cũng ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, muốn thăng tiến nhanh chóng trên con đường sự nghiệp, mỗi người cần lựa chọn được công việc phù hợp với tính cách và năng lực của mình.
 
Vậy mệnh Mộc hợp nghề gì? Theo quy luật tương sinh tương khắc trong Ngũ hành thì mệnh Mộc tương sinh với các mệnh Thủy và Hỏa và tương hợp với chính mệnh Mộc. 
 
Nếu lựa chọn những ngành nghề thuộc 3 mệnh nêu trên thì người mệnh Mộc sẽ luôn cảm thấy tự tin để phát huy được thế mạnh của mình, từ đó có thêm nhiều không gian để thăng tiến.
 
Hơn nữa, trong những công việc này, bản mệnh dễ xây dựng được các mối quan hệ xã giao hài hòa, tăng khả năng gặp được quý nhân. Quý nhân sẽ soi đường chỉ lối, giúp bạn thoát khỏi nghịch cảnh hoặc tìm ra hướng đi chính xác trong tương lai.

Xem thêm: Tính cách người mệnh Mộc.
 
Người mệnh này nên tránh lựa chọn các nghề thuộc mệnh Kim hoặc mệnh Thổ, bởi đây là hai mệnh tương khắc với bạn. Nếu chọn những nghề thuộc một trong hai mệnh này, bản mệnh thường xuyên gặp phải khó khăn, thách thức, bị đồng nghiệp chơi xấu, tiểu nhân hãm hại.
 
Hơn nữa, làm những việc không phù hợp với khả năng sẽ khiến bạn luôn căng thẳng, tự ti, không dám nắm bắt các cơ hội, không tập trung được vào nhiệm vụ.
 

3. Mệnh Mộc hợp với nghề gì?

 
Vậy mệnh Mộc hợp nghề gì? Trước hết, hãy xem xét các công việc phù hợp với đặc tính của bạn. Cụ thể:
 
Công việc phát huy tính nhân đức của hành Mộc, mang tính che chở, giúp đỡ, cứu độ cho người khác như: Y tế, bảo hiểm, bảo vệ, an ninh, nông nghiệp…
 
Công việc phát huy khả năng nghiên cứu, tìm hiểu, thiên về các vấn đề học thuật, chuyên môn như: Nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, giáo viên, tham mưu, trợ lý, cố vấn.
 
 

Mệnh Mộc hợp với các công việc liên quan đến Mộc

 
Các nghề liên quan đến kinh doanh nội thất, giấy tờ, sách vở: Cửa hàng đồ gỗ, cửa hàng nội thất, sản xuất đồ gỗ, in ấn, bán trà, bán hoa, bán sách truyện, quản lý thư viện, nhà văn, nhà báo…
 
Các ngành nghề liên quan đến nuôi trồng, chăm sóc cây cối: Trồng hoa, trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả, thảo mộc, kiểm lâm, nhà thực vật học, bác sỹ đông y…
 
Các ngành nghề liên quan đến thiết kế, sáng tạo: Thiết kế thời trang, thiết kế website, họa sĩ, đạo diễn…
 

Mệnh Mộc hợp với các nghề thuộc mệnh Thủy

 
Các nghề có liên quan trực tiếp tới nước như: Nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản; sản xuất thức uống; nhân viên cứu hộ hoặc vận động viên bơi lội, trượt băng nghệ thuật, sản xuất, chế tạo tàu thuyền, thủy thủ…
 
Các công việc cần giao tiếp hoặc di chuyển nhiều: Tiếp tân, ngoại giao, hướng dẫn viên du lịch, chuyển phát, buôn bán hàng hóa...
 
Các công việc liên quan tới giao dịch tài chính: Nhân viên ngân hàng, nhân viên bảo hiểm, chứng khoán…
 

Mệnh Mộc cũng hợp các nghề thuộc hành Hỏa 

 
Các nghề thuộc hành Hỏa khá phù hợp với bản mệnh như: kinh doanh nhà hàng, khách sạn, đầu bếp, luyện kim, nhiệt điện, cứu hỏa, kinh doanh buôn bán xăng dầu, gas, khí đốt, sản xuất máy móc…
 

Mệnh Mộc nên tránh các công việc liên quan đến hành Kim hoặc Thổ

 
Nếu muốn gặp nhiều thuận lợi trong sự nghiệp, tránh được nhiều rắc rối không đáng có, bản mệnh nên đặc biệt tránh những nghề thuộc ngũ hành Kim hoặc Thổ, ví dụ như các nghề liên quan đến buôn bán, kinh doanh đất đai, các nghề xây dựng; các nghề buôn bán, chế tác vàng bạc, kim cương, đá quý; sản xuất máy móc, phụ tùng, linh kiện điện tử, nhạc cụ…
 
Xem các bài viết khác: