(Lichngaytot.com) Mệnh Đại Hải Thủy là gì? Họ có tính cách đặc trưng ra sao? Người mệnh này hợp với màu gì? Nên kết hôn với những người có ngũ hành nạp âm như thế nào? Hãy theo dõi tất cả trong bài viết dưới đây!
1. Mệnh Đại Hải Thủy là gì?
Đại Hải Thủy là 1 trong 6 nạp âm của mệnh Thủy gồm: Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Hải Thủy, Thiên Hà Thủy, Trường Lưu Thủy, Đại Khê Thủy.
Theo chiết tự, Đại Hải Thủy nước của biển lớn, là một nguồn nước mênh mông, vô tận và đầy mạnh mẽ. Nó có tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế, văn hóa của con người.
Mệnh Đại Hải Thủy là gì? |
Người mệnh này có tính cách khá dữ dội, nếu là người tốt thì sẽ là người bao dung, rộng lớn, nếu là kẻ xấu thì dễ là tiểu nhân, lấy oán trả ơn.
2. Người mệnh Đại Hải Thủy sinh năm nào?
Theo tử vi, những người sinh năm Nhâm Tuất (1862, 1922, 1982, 2042) và những người sinh năm Quý Hợi (1863, 1923, 1983, 2043) có ngũ hành nạp âm là Đại Hải Thủy.
Những người sinh năm Nhâm Tuất có can Nhâm thuộc hành Thủy, chi Tuất thuộc hành Thổ, mà Thủy Thổ tương khắc nên cuộc sống của họ phải trải qua nhiều thăng trầm, vất vả mới có gặt hái được thành công.
Còn những người sinh năm Quý Hợi có chi Hơi và can Quý đều thuộc hành Thủy nên có cuộc sống rất thuận lợi, vì có ý chí cao xa nên họ hoặc là trở thành người tài góp ích cho xã hội, hoặc là trở thành kẻ tiểu nhân làm nhiều việc ác.
3. Người mệnh Đại Hải Thủy có tính cách đặc trưng gì?
Đại dương vốn mênh mông, vô tận, vì thế những người thuộc mệnh này cũng thường nuôi chí lớn. Ngay từ khi còn nhỏ, bản mệnh đã nuôi dưỡng những ước mơ cao xa hơn người.
Họ thích được làm những công việc có tầm vóc lớn lao, không thích làm những công việc cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết. Nếu làm trong lĩnh vực kinh doanh, họ sẽ là người rất phóng khoáng, chịu chi, không sợ thất bại.
Họ thích được làm những công việc có tầm vóc lớn lao, không thích làm những công việc cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết. Nếu làm trong lĩnh vực kinh doanh, họ sẽ là người rất phóng khoáng, chịu chi, không sợ thất bại.
Bản mệnh là người phóng khoáng, yêu tự do, không thích bó buộc |
Mệnh này cũng là người yêu thích tự do, họ không thích một công việc bó buộc, một cuộc sống bó buộc. Họ luôn hướng tới sự sáng tạo và biến động không ngừng. Ngoài công việc hàng ngày, họ thích tham gia những hoạt động tập thể, đi chơi xa…
Bản mệnh là người có đầu óc minh mẫn, giỏi sáng tạo, dám thay đổi, đa mưu túc trí nên thường được giữ các chức vị cao, được cấp trên coi trọng.
Tuy nhiên, vì có số đào hoa nên những người thuộc mệnh Đại Hải Thủy phải chú ý giữ mình, không nên để chuyện tình cảm chi phối công danh, sự nghiệp. Ngoài ra, mệnh này cần phải rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại, bình tĩnh, không nên nóng vội nhất thời mà dễ làm hỏng việc.
4. Người thuộc Đại Hải Thủy có số mệnh ra sao?
Sự nghiệp:
Theo tử vi, vì ham thích tự do, đi đây đi đó nên người mệnh Đại Hải Thủy phù hợp với các công việc cần di chuyển nhiều như ngành vận tải, du lịch, hàng hải hoặc nhà báo, phóng viên…
Nếu có tài ngoại giao, hùng biện, mệnh này có thể chọn các nghề như diễn thuyết, ngoại giao, giáo viên.
So sánh hai bản mệnh Nhâm Tuất và Quý Hợi thì người mệnh Nhâm Tuất thường có cuộc sống vất vả, gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn nếu muốn vươn tới thành công, còn người mệnh Quý Hợi thì khá thuận lợi, họ thường tích lũy được tài sản một cách khá nhanh chóng.
Tuy nhiên, cả hai mệnh này đều phải xác định rõ vị trí của bản thân, tránh đưa ra những đòi hỏi quá đáng hoặc mục tiêu quá viển vông, nếu không dễ thất vọng, chán nản.
Tình cảm:
Giống như đặc tính của biển sôi nổi và nồng nhiệt, người mệnh này cũng có tính cách rất nồng nhiệt khi yêu. Họ giỏi săn sóc cho đối phương, nhiệt tình với đối phương, vì thế thường để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và dư âm không ngớt trong lòng người.
Người mệnh Đại Hải Thủy rất sôi nổi, nồng nhiệt khi yêu |
Tuy nhiên vì có số đào hoa nên tình cảm của họ đến cũng nhanh mà đi cũng nhanh. Có thể đa phần họ đều không quá chung thủy. Xem thêm: Tính cách người mệnh Thủy: tình cảm và dễ thay đổi.
Người mệnh Đại Hải Thủy che giấu cảm xúc của bản thân khá tốt, có thể vẻ ngoài họ tỏ ra lạnh lùng nhưng trong lòng suy nghĩ, trăn trở nhiều điều khác nhau. Phải là người thấu hiểu và quen biết từ lâu mới đoán được một phần suy nghĩ của mệnh này. Họ là những người khó đoán.
5. Mệnh Đại Hải Thủy hợp màu nào, đi xe gì?
Sau khi biết mệnh Đại Hải Thủy là gì cũng như những đặc trưng cơ bản nhất của họ, bạn nên biết thêm về những màu sắc hợp và khắc của họ.
Theo phong thủy, mệnh này nên lựa chọn các màu tương hợp của mình, gồm có đen, xanh dương (thuộc hành Thủy) và các màu tương sinh, và các màu tương sinh như trắng, bạc, xám (thuộc hành Kim) thì sẽ đem lại nhiều may mắn, tự tin cho bản mệnh.
Người mệnh này hợp với các màu xanh dương, đen. |
Nếu lựa chọn các màu thuộc 3 hành còn lại: Đỏ, cam (hành Hỏa), xanh lá cây (hành Mộc), vàng, nâu (hành Thổ) thì sẽ không đem lại nhiều may mắn.
Lựa chọn các phương tiện đi lại cũng có thể dựa vào các màu tương sinh, tương hợp đã kể trên. Mệnh Thủy hợp màu gì? Đọc ngay để có những lựa chọn sáng suốt nhất.
6. Mệnh Đại Hải Thủy hợp mệnh nào, khắc mệnh nào?
Mệnh hợp:
Mệnh hợp giúp cho người mệnh này xây dựng được một gia đình hạnh phúc, vợ chồng xây dựng được một gia đình hòa hợp, giúp đỡ nhau trong làm ăn, công việc.
Mệnh Thủy
+ Đại Hải Thủy và Giản Hạ Thủy: Quan hệ tương hòa nhưng mối liên hệ ít, bởi biển nước mặn, mênh mông, còn các khe suối thì nhỏ bé, nước ngọt.
+ Đại Hải Thủy và Tuyền Trung Thủy: Nước suối là nguồn sinh cho biển, giúp biển thêm mênh mông.
+ Đại Hải Thủy và Trường Lưu Thủy: Sông lớn đổ ra biển, cung cấp nước cho đại dương, mệnh Trường Lưu Thủy có tác dụng phò trợ Đại Hải Thủy phát triển.
+ Đại Hải Thủy và Thiên Hà Thủy: Nước mưa cung cấp nước cho biển, và biển bốc hơi góp phần tạo ra nước mưa.
+ Đại Hải Thủy và Đại Khê Thủy: Sông suối cung cấp nước cho đại dương.
+ Đại Hải Thủy và Đại Hải Thủy: Biển cả càng thêm rộng lớn, mênh mông, tương lai xán lạn.
Ngoài ra:
+ Đại Hải Thủy và Hải Trung Kim: Biển dung nạp rất nhiều các loại vật chất khác, trong đó có kim loại. Biển đóng vai trò là người che chở.
+ Đại Hải Thủy và Tích Lịch Hỏa: Mưa lớn kèm sấm chớp sẽ cung cấp nước cho biển cả.
Mệnh khắc:
Lấy vợ/chồng có mệnh khắc nhau sẽ khiến gia đình lục đục, không yên ổn, mâu thuẫn hay xảy ra khiến tâm lý mệt mỏi, khó lòng tập trung cho công việc, khiến sự nghiệp gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, các mệnh sau khắc với Đai Hải Thủy:
Mệnh Kim
+ Đại Hải Thủy và Kiếm Phong Kim: Dụng cụ kim loại gặp nước biển sẽ gỉ sét, ăn mòn.
+ Đại Hải Thủy và Bạch Lạp Kim: Kim loại đang trong quá trình luyện kim nóng chảy, nếu gặp nước biển thì sẽ dở dang, hư hỏng.
+ Đại Hải Thủy và Sa Trung Kim: Kim loại trong cát gặp nước biển sẽ chìm vào đáy biển.
+ Đại Hải Thủy và Kim Bạch Kim: Kim loại rơi vào đáy biển, không tìm được tung tích
+ Đại Hải Thủy và Thoa Xuyến Kim: Đồ trang sức rơi xuống biển cả cũng sẽ mất hút, để lại sự tiếc nuối.
Mệnh Mộc
Mệnh chủ khắc các mệnh Kim, Mộc, Hỏa, Thủy |
Mệnh Mộc
+ Đại Hải Thủy và Đại Lâm Mộc: Không có nhiều liên hệ nhưng cây trong rừng không hợp với nước mặn.
+ Đại Hải Thủy và Dương Liễu Mộc: Dương liễu ưa nước ngọt, nếu gặp nước mặn chát thì vàng úa, khô héo.
+ Đại Hải Thủy và Tùng Bách Mộc: Cây tùng, cây bách cũng kị nước biển mặn, thân cây trôi trên biển thì lênh đênh, vô định.
+ Đại Hải Thủy và Bình Địa Mộc: Cây đồng bằng sức sống yếu, không chịu được nước biển.
+ Đại Hải Thủy và Tang Đố Mộc: Cây dâu không thể sinh trưởng ở môi trường nước mặn.
+ Đại Hải Thủy và Thạch Lựu Mộc: Cây lựu cũng sẽ vàng vọt, héo úa khi gặp phải nước biển.
Mệnh Hỏa
+ Đại Hải Thủy và Lư Trung Hỏa: Nước biển dập tắt lửa trong lò.
+ Đại Hải Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Dù không có cơ hội tiếp xúc nhưng Thủy vẫn khắc Hỏa.
+ Đại Hải Thủy và Sơn Hạ Hỏa: Nước luôn dập tắt lửa, khiến lửa tổn thất nặng nề.
+ Đại Hải Thủy và Phúc Đăng Hỏa: Ngọn đèn không thể tồn tại nếu nước biển dâng lên.
+ Đại Hải Thủy và Thiên Thượng Hỏa: Ánh mặt trời khiến nước biển bay hơn
Mệnh Thổ
+ Đại Hải Thủy và Lộ Bàng Thổ: Thủy Thổ tương khắc, đất sẽ bị cuốn trôi.
+ Đại Hải Thủy và Thành Đầu Thổ: Đất nơi thành trì cần kiên cố, nếu gặp nước biển mạnh mẽ sẽ gây ra sụp, lở.
+ Đại Hải Thủy và Ốc Thượng Thổ: Nước biển dâng nhấn chìm vạn vật, trong đó có mái ngói nhà.
+ Đại Hải Thủy và Bích Thượng Thổ: Biển tấn công sẽ gây hư hại cho đất trên tường.
+ Đại Hải Thủy và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Về lâu về dài, nước biển sẽ rửa trôi dần dần đất của đồng bằng, khiến đất xói mòn.
+ Đại Hải Thủy và Sa Trung Thổ: Đất chìm sâu vào trong biển.