Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Lấy lá số Tử vi như thế nào mới chuẩn xác?

Thứ Sáu, 16/06/2017 15:15 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lá số Tử vi được xây dựng dựa trên tổng hòa của rất nhiều yếu tố (âm dương ngũ hành, can chi, chiêm tinh, thuật toán, kinh nghiệm thực tế, phước đức...), không phải là chuyện đơn giản. Tuy nhiên, ngày nay, việc lấy lá số tử vi đã dễ dàng và nhanh gọn hơn nhiều, nhờ vào sự trợ giúp của công nghệ.

 

1. Lá số Tử vi là gì, nó được xây dựng trên cơ sở nào?


Tử vi (hay Tử vi đẩu số) là môn khoa học phương Đông chuyên nghiệm lý vận mệnh con người. Nó được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, can chi..., những kiến thức chiêm tinh học, toán học, Tứ Trụ, Hà Lạc...

Lá số tử vi được lập dựa trên 5 yếu tố cơ bản, bao gồm: giờ, ngày, tháng, năm sinh và giới tính. Những yếu tố này kết hợp với các tinh tú, tạo nên lá số tử vi hoàn thiện, luận đoán vận mệnh con người. Có khoảng trên dưới 100 sao trong Tử vi, được sắp xếp, bố trí trình tự theo một quy tắc nhất định tại 12 ô (hay còn gọi là 12 cung) trong một lá số Tử vi.

Các cung đó gồm: Mệnh, Phụ mẫu, Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, Tật ách, Tài bạch, Phu thê, Huynh đệ và Tử tức.

Ứng với tên gọi của mỗi cung là mô tả những vấn đề có liên quan đến từng khía cạnh của một con người, như cung Phụ mẫu nói về cha mẹ của người đó, cung Tử Tức nói về đường con cái, cung Tài Bạch nói về tiềm năng, khả năng người này hay như cung Điền Trạch mô tả về nhà cửa, nơi ở, đất đai...

Các sao nằm ở các cung này có độ sáng tối khác nhau, ứng với những đặc tính nhất định liên quan đến người có lá số Tử vi đó. Dựa vào những sao nằm trong mỗi cung của một lá số Tử vi người ta có thể đưa ra những bình giải, nhận định đặc điểm cuộc đời của họ về tính cách, tài năng, quan hệ tình cảm vợ chồng, bạn bè, anh em cùng các mặt khác về cuộc sống của con người ấy.

Tựu chung lại, lá số Tử vi mô tả tương đối khá nhiều mặt, nhiều khía cạnh cuộc đời của mỗi người từ: Tướng mạo, phong cách, khả năng đến cha mẹ, anh chị em, sự nghiệp, tài sản, tiềm năng phát triển... của con người đó ở quá khứ, hiện tại và tương lai. 

Lấy lá số tử vi chuẩn xác nhất tại công cụ: Lá số tử vi!
 

Lay la so Tu vi nhu the nao moi chuan xac?
 

2. Lấy lá số Tử vi như thế nào? 


Lấy lá số Tử vi dựa trên tổng hòa của rất nhiều yếu tố (âm dương ngũ hành, can chi, chiêm tinh, thuật toán, kinh nghiệm thực tế, phước đức...), không phải là chuyện đơn giản. Tuy nhiên, ngày nay, việc lấy lá số tử vi đã dễ dàng và nhanh gọn hơn nhiều, nhờ vào sự trợ giúp của công nghệ. 

Để lấy lá số Tử vi chính xác nhất, người thực hiện cần có những điều kiện nhất định về trí nhớ, suy luận, trực giác và kinh nghiệm. 

Trí nhớ - Tử Vi là một khoa lý số cổ học rất phức tạp nên rất cần có trí nhớ tốt để thuộc các nguyên lý của Âm dương, Ngũ hành, Can Chi và ý nghĩa tính chất của các Sao. 

Suy luận - Phải suy luận để phân tích, phối hợp, chế hóa sự sinh khắc của âm dương ngũ hành và xấu tốt của các sao đóng tại mỗi cung số. 

Trực giác - Cần phải có trực giác bén nhạy để giúp ích cho những sự suy luận. 

Kinh nghiệm - Phải thực hành cho nhiều, đối chiếu phần thực nghiệm với lý thuyết để suy luận ra những lời giải đoán cho súc tích, phong phú và chính xác. 


3. Nguyên tắc cơ bản giải đoán lá số Tử vi 


Trên thực tế có nhiều cách để luận đoán một lá số Tử vi, khó tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa thiếu sót, người luận giải cần chú ý những điểm sau: 
 

3.1 Tương quan giữa ngũ hành của Mệnh và Cục


Cục có nghĩa là cách cục, hay còn gọi là cuộc, là cái thế cuộc mà ta đang sống – hay nói đúng hơn chính là cái môi sinh mà bản mệnh ta đang ngụp lặn trong đó.

- Hành Cục sinh Mệnh 

Ví dụ: Mệnh Thổ, Hỏa Lục Cục, Hỏa sinh Thổ, người được hoàn cảnh ưu đãi, gặp nhiều may mắn, thuận lợi. 

- Mệnh Cục tương hòa 

Ví dụ: Thổ Mệnh, Thổ ngũ Cục: người để hòa mình với hoàn cảnh, với đời sống bên ngoài. 

- Mệnh sinh Cục 

Ví dụ: Thổ mệnh, Kim tứ cục: Thổ sinh Kim, người phải sinh cho môi sinh tức là vất vả, hay làm lợi cho thiên hạ, bản thân chưa chắc được lợi lộc. 

- Mệnh khắc Cục 

Ví dụ: Thổ Mệnh, Thủy nhị Cục, Thổ khắc Thủy, cuộc đời có nhiều trở ngại, hay làm hỏng đại sự, thành công bằng nghị lực. 

- Cục khắc Mệnh 

Ví dụ: Thổ Mệnh, Mộc tam Cục, Mộc Khắc Thổ: đáng thương, người hay bị môi sinh không hỗ trợ, sự thành công nếu có đòi hỏi phải trải qua nhiều gian khổ. 

Xem thêm:

Các cách cục trong lá số tử vi và luận giải về vận mệnh con người
Các cách cục trong lá số tử vi có ý nghĩa gì? Cách cục này nói cho ta biết điều gì về vận mệnh của một người? Hãy tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!


3.2 Tương quan giữa Can và Chi của năm sinh


Can là Thiên Can, Chi là Địa Chi – Can Chi kết hợp với nhau như sự giao hòa của trời đất, giống như 1 cây gồm 2 phần gốc và ngọn. 

  • Can Chi tương hòa: Ví dụ: Giáp Dần (Mộc Mộc), Dần Mộc sinh ra từ chính họ, có căn bản vững chãi có đủ khả năng để đạt được cái mình đã có. 
  • Chi sinh Can: Ví dụ: Ất Hợi: Hợi Thủy sinh Ất Mộc, do may mắn mà thành công chứ thực lực, khả năng chưa đạt được đến mức độ ấy. Cuộc đời họ là một chuỗi dài may mắn tiếp nhau để có từ thành công này đến thành công khác. 
  • Can sinh Chi: Ví dụ: Canh Tý, Canh Kim sinh Tý Thủy: người được trời ưu đãi để làm việc, vừa có khả năng vừa gặp may thuận lợi để đưa đến thành công một cách dễ dàng. 
  • Can khắc Chi: Ví dụ: Canh Dần: Canh Kim khắc Dần Mộc: người hay gặp nhiều nghịch cảnh, dễ làm đổ vỡ sự nghiệp, ở những mẫu người này cần đòi hỏi họ phải có 1 lá số với các sao đi đúng bộ thật tốt mới mong nên danh phận nhưng cũng vẫn trải qua nhiều nỗi thăng trầm. 
  • Chi khắc Can: Ví dụ: Ất Dậu: Dậu Kim khắc Ất Mộc: thành công trong khó khăn, sự nghiệp thăng trầm, bại nhiều mới thành. Nói tóm lại thiếu may mắn.

3.3 Tương quan hành của bản mệnh và hành của 12 cung số 


Bản mệnh là ta, cung an mệnh là nhà, là cái mà bao quản cho ta. Các sao ví như đồ đạc, tiện nghi mà ta phải sử dụng, nếu tương sinh hoặc đồng hành, thời tốt mà làm lợi cho ta, nếu bị khắc thời bất lợi. 

Ví dụ: Lấy lá số Quý Dậu, tháng 5, ngày 30, giờ Sửu – Âm nữ Kim mệnh, Hỏa lục cục, Mệnh lập ở Ngọ. Cung Ngọ là Hỏa khắc mệnh Kim, lại có Đào Hoa, Hồng Loan gặp Không Kiếp nên đã chết từ lúc 3 tuổi. 

Sau khi đã so sánh với cung Mệnh rồi, thì lần lượt xem đến 11 cung kế tiếp để xem sự khắc hợp thế nào. 

Ví dụ: người có Mệnh Mộc, cung Mệnh ở Dần cũng là hành Mộc, như vậy: 

Phụ Mẫu nào ở Mão Mộc là tương hòa, con người giữ được chữ hiếu và cũng được cha mẹ yếu thương. 

Phúc Đức ở Thìn Thổ là khắc (mệnh Mộc khắc Thổ) không tìm được sự giúp đỡ của họ hàng và bản thân cũng không tìm thấy sự an ủi, thoải mái đối với họ hàng. 

Ðiền Trạch, Quan Lộc ở Tị là Hỏa, Mộc sinh Hỏa cho nên sẽ vất vả với công danh, với nhà cửa. 

Nô Bộc ở Mùi, Tài Bạch ở Tuất, Huynh Đệ ở Sửu đều thuộc Thổ cả, ta cứ luận như ở cung Phúc Ðức - nghĩa là phải vất vả với bạn bè, anh em và tiền bạc vì Mộc khắc Thổ. 

Tật Ách ở đâu là Kim khắc Mệnh Mộc có nghĩa là mỗi khi bị bệnh tật hay tai nạn thì khó mà tránh được dễ dàng. 

Cung Thiên Di ở Thân là Kim khắc Mộc: nghĩa là đứng trước một đối tượng người này hay bị lép vế dù rằng có khi mình hơn họ về phương diện nào đó. 

Tử Tức và Phu Thê ở Hợi và Tý thuộc Thủy sinh cho mệnh ở Dần, nếu lập gia đình, có con cái, thì cuộc đời sẽ thấy thoải mái hơn và nếp sống trong gia đình với vợ con cũng đặt được sự yêu thương thuận thảo. 

Như trên là nguyên tắc và thí dụ, đối với các trường hợp khác cũng vậy cứ dùng ngũ hành sinh khắc của mệnh và 12 cung mà suy, hễ khắc thì không hợp, tương hòa hay sinh thì được sự phù trợ, tùy theo cung sinh hay khắc. 

Xem thêm:

12 cung trong lá số tử vi - nguyên tắc căn bản giải đoán vận mệnh đời người
Trong môn Tử vi đẩu số, lá số tử vi được coi là sơ đồ để mô tả quỹ đạo vận động, thay đổi của vận mệnh của một người. Trên lá số tử vi chia làm 12 ô, tương
Lay la so Tu vi nhu the nao moi chuan xac?
 

3.4 Tính chất, ngũ hành, độ miếu, hãm của các sao 


Để xếp hạng cách cục được hướng cho mỗi người, nhất là 14 chính tinh và các trung tinh, cần hiểu rõ tính chất của mỗi sao, các sao đi như thế nào là đúng bộ, có phá lẫn nhau không, các sao Thủ và chiếu mệnh có đồng hành với bản mệnh không, độ miếu hãm của các sao thế nào. 

Ví dụ: bộ Nhật Nguyệt cần có Ðào Hồng Xương Khúc, bộ Tử Phù Vũ Tướng cần Tả, Hữu, Tam Hóa, bộ Sát Phá Tham cần Lục Sát Tinh đắc địa, bộ Cơ Nguyệt Ðồng Lương cần Tam Hóa, Quang Quý, Thai Tọa, phá của các cách... 

Có thuộc rõ tính chất của từng sao thì mình mới luận được nhiều điều dị biệt trong lá số, mới nắm được cái lý biến hóa vô cùng của Tử Vi, thế mới lý giải được tại sao cũng số như vậy mà người này thế này người kia thế kia. 

Nói tóm lại, gặp sao tốt phải xem ngũ hành để mình có được hưởng hay không? Rồi xem có bị phá cách không? Gặp hung tinh xem có đắc địa không? Tất cả các bàng tinh (sao nhỏ) có nhập bộ không? Có phù trợ đắc lực hay hợp với bộ chính tinh của mình không?  


3.5 Vị trí các sao với 12 cung 


Sau khi đã xem đến ngũ hành, tinh tú đắc, miếu, hãm, bộ cách các chính tinh hợp nhau, phá cách và các sao phù trợ, cần phải để ý lại một lần nữa xem vị trí các sao nằm trên 12 cung có phù hợp, có đúng với tính chất của nó không? 

Tài tinh phải cư Tài Bạch, Phúc Tinh phải cư Phúc Ðức, Quyền tinh phải ở Quan Lộc, Phá chẳng nên cư ở Nô Bộc, Thê Thiếp, Tài Tinh là Lộc Tồn, Hỏa Lộc nên tránh xa cung Tật Ách, các sao cứu giải cần đóng ở Ách, Phúc tinh, nếu đóng ở Phúc Ðức thì tốt hơn các cung khác...


3.6 Vị trí mệnh với Thái Tuế, vòng Thái Tuế 


- Nếu mệnh nằm trong Tam Hợp tuổi 

Ví dụ: người tuổi Dần có mệnh lập ở Dần, Ngọ hay Tuất, tức là vị trí Thái Tuế: là loại người luôn luôn tự cho mình có tinh thần trách nhiệm cao, hay can dự vào những chuyện bất bình, gánh vác việc người, có lòng hào hiệp. 

Chính vì vậy mà Phú Ma Thị có câu "Thân cư Thái Tuế dữ nhân qua hợp", Thân đây chính là Thân Mệnh vậy. Các cổ thư khi bàn đến tính chất của Thái Tuế đều cho như một cái gì không tốt đẹp lắm: nào là đa chiêu thị phi khẩu thiệt, ít cảm tình, kiêu kỳ lý luận chính vì cái lý sự đời nhiều cảnh trái ngang, mà đã là chính nhân quân tử thì làm sao lại hòa mình với sói lang được, nên phải đứng riêng, ra tay nghĩa hiệp nên hay bị thiên hạ gây ác cảm. 

Tính chất của Thái Tuế như vậy cho nên bao xung quanh luôn luôn có Long Phượng Cái Hổ, là tứ linh phục châu. Bởi vậy người Thái Tuế không cần Tam hóa, cũng vẫn phong lưu, vẫn được người đời khi ghét nhưng vẫn phải nể. Vì ghét đây vẫn chỉ là ghét vì thói thường, vì sự can thiệp của Thái Tuế mà cản trở việc làm mờ ám của họ. Nhưng người Thái Tuế vẫn đứng trên lẽ phải, do đó mà người có Thái Tuế thường hay tự hào, đôi khi kiêu ở ngầm trong chính bản thân họ, trong tâm hay khinh thường đối tượng. 

Khi Mệnh có Thái Tuế, tức đi Phụ Mẫu ở thế Tam Hợp với Thiên Không, có nghĩa là từ khi sinh mình ra thì công việc, sự nghiệp của cha mẹ đang trên đà xuống dốc nếu không muốn nói là suy sụp. 

- Nếu mệnh nằm trong Tam Hợp lấn tuổi 

Ví dụ: tuổi Dần Ngọ Tuất mà mệnh nằm ở 1 trong 3 cung Hợi Mão Mùi, tức là ở thế lấn và luôn luôn có Thiên Không, vì Thiên Không an ở đằng trước theo chiều thuận (chiều kim đồng hồ), trước Thái tuế 1 cung, ở đây lại chia làm 3 trường hợp: 

+ Thiên Không ở tứ chính: Tý, Ngọ, Mão, Dậu tức là người khôn ngoan, lấn lướt, luôn luôn phải hơn người mới chịu, sắc sảo. Nếu tại Mệnh thì đó là tư tưởng nhưng nếu tại Thân thì sự lấn lướt. 

+ Thiên Không ở thế tứ mộ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Ðây là vị trí Thiên Không hoạt động mãnh liệt nhất, phá tán nhất, gây nhiều đổ vỡ nhất. Bởi Thiên Không là hành Hỏa sinh cho cung Thổ, tức là người hay thích đạp đổ tất cả những gì có từ trước để xây dựng lại theo ý của mình, loại người nguy hiểm, ác nếu có nhiều hung tinh gây bè kết đảng xúi giục. 

+ Thiên Không ở thế tứ sinh: Dần, Thân, Tị, Hợi, ở đây Thiên Không có Hồng Loan đi kèm, Không là sắc sắc không không, là vạn sự giai không Hồng Loan, ngoài các ý nghĩa khác còn có ý nghĩa cửa chúa, cửa thiên đường - như ngầm nói lên con người có Thiên Không ở tứ sinh đã ngộ được chữ không ở đời mình, khéo tu thì tránh được phiền não. 

Nhưng dù ở vị trí nào thì bản chất Thiên Không vẫn là vạn sự giai không, lo toan, khôn ngoan cho lắm thì kết quả sau cùng cũng vẫn là chữ không. Chỉ có những chân tu, nhưng người chọn theo cửa không thì mới được thoải mái vì không có thì không mất. 

- Mệnh ở Tam Hợp: Tang Môn, Ðiếu Khách, Tuế Phá tức là lấn với cung tuổi 2, hay lùi sau 2 cung 

Ðây là loại người hay bất mãn, than vãn để đi đến đối lập, cuộc đời hay gặp nghịch cảnh để khơi nỗi niềm bất mãn lên cao. Nhưng nếu gặp Thiên Mã đồng hành, lại giúp cho họ có nghị lực vững vàng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn tiến đến thành công. 

- Mệnh ở thế lùi với cung tuổi 

Tức là mệnh 6 cung sau cung tuổi. Ví dụ: tuổi Dần Ngọ Tuất có mệnh ở Tị Dậu Sửu, với vòng Thái Tuế là: Trực phù, Thiếu Âm, Long Ðức: là loại người hiền từ căn bản, hay nhịn không hơn thua, chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ di, nhưng hành động lại vụng về kiểu như “chuyên đào giếng cho thiên hạ uống nước”. 

Nếu mệnh ở thế lùi cung tuổi thì Phụ Mẫu lại thế Thái Tuế và có Long Phượng Cái Hổ, như thế là từ khi sinh ra mình, cha mẹ sẽ ăn nên làm ra sự nghiệp thăng tiến. 


3.7 Xem cung Nhị hợp 


Các cung Nhị hợp bao gồm: Tý hợp Sửu; Dần hợp Hợi; Mão hợp Tuất; Thìn hợp Dậu; Ngọ hợp Mùi; Tị hợp Thân. 

Nhưng cần lưu ý thế nhị hợp giữa 2 cung sinh xuất, hay sinh nhập, muốn biết cung nào sinh xuất hay sinh nhập cho cung nào cần biết thế Tam Hợp và hành của Tam Hợp.

  • Tam Hợp: Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa
  • Tam Hợp: Thân, Tý, Thìn thuộc Thủy
  • Tam Hợp: Hợi, Mão, Mùi thuộc Mộc
  • Tam Hợp: Tị, Dậu, Sửu thuộc Kim

Như thế: 4 thế Tam Hợp chỉ có bốn hành Hỏa, Thủy, Mộc, Kim còn hành Thổ đi đâu mất?

Trong dịch học có nói Thổ là trung ương, ứng với số 5, còn gọi là Ngũ Trung. Trong ngũ hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ, hành Thổ là chính cho nên Tử Vi, Thiên Phủ là 2 sao đứng đầu của 2 nhóm chính tinh đều thuộc Thổ. Ở đây ta thấy các Tam Hợp Dần Ngọ Tuất tuy thuộc hành Hỏa, nhưng trong đó đã có Tuất Thổ, Thân Tý Thìn thuộc Thủy, nhưng đã có Thìn Thổ, Hợi Mão Mùi thuộc Mộc nhưng có Mùi Thổ, Tị Dậu Sửu thuộc Kim có Sửu Thổ.

So sánh hành của Tam Hợp với thế Nhị hợp, ta có:

  • Thân Tý Thìn: hành Thủy được Tị Dậu Sửu hành Kim sinh nhập, hay Tị Dậu Sửu Nhị hợp và sinh xuất Thân, Tý, Thìn.
  • Dần Ngọ Tuất hành Hỏa được Hợi, Mão, Mùi sinh nhập, hay Hợi Mão Mùi sinh xuất Dần Ngọ Tuất.

Như vậy, trên lá số có 12 cung, có 6 cung được sinh nhập và 6 cung sinh xuất:

  • 6 cung sinh nhập là: Dần, Ngọ, Tuất, Thân, Tý, Thìn.
  • 6 cung sinh xuất là: Tị Dậu, Sửu, Hợi, Mão, Mùi.

Ðể cho dễ nhớ hơn, trong thế Nhị hợp của 12 cung, 6 cung dương là sinh nhập, còn lại 6 cung âm là sinh xuất.

Ứng dụng:

Nếu mệnh nằm ở cung âm là sinh xuất tức là người hào sảng, phóng khoáng dễ tha thứ. Rồi xem đến cung Nhi hợp là cung nào, tức là người hay lo toan yêu thương cho đối tượng thuộc cung ấy.

Ví dụ: mệnh ở Sửu, như thế Tý là cung Huynh Đệ, cung Mệnh nhị hợp và sinh xuất cho Huynh Đệ tức là người hết lòng thương yêu, hy sinh quyền lợi của mình cho anh chị em.

Nếu mệnh nằm ở cung dương là thế sinh nhập tức là ở thế thu vào, thế hưởng lợi, là người kỹ lưỡng làm việc gì cũng suy xét, tính toán cẩn thận. Lại xem đến cung nhị hợp là cung thuộc quan hệ nào, thì người ấy (bản mệnh) nhận được sự bao dung giúp đỡ che chở của đối tượng nhị hợp ấy.

Ví dụ: mệnh ở Thìn, nhị hợp và được nó ở Dậu sinh nhập cho mệnh như thế là người có cuộc sống gắn liền với bè bạn, luôn luôn được bạn giúp đỡ, tóm lại số nhờ bạn.

Các cung khác cũng luận như vậy. Cung an Thân cũng luận như thế vì Thân ở đây chính là cái ta vậy. Tiếp đến luận tới yếu tố sao của cung nhị hợp: khi coi cung nhị hợp phải để ý xem có chính tính nhị hợp hay không. Nếu có mới là bảo đảm nhị hợp còn nếu không chỉ là hư vị mà thôi.

Ví dụ: Tử vi ở cung Ngọ (dương) nhị hợp với cung Mùi (âm), nếu lấy lý âm dương mà suy thì âm phò dương tức Mùi sinh Ngọ, nhưng hễ cứ Tử Vi cư Ngọ thì cung Mùi bao giờ cũng vô chính diệu, mà đã vô chính hiệu thì lấy gì kết đôi với Tử Vi đây? Như thế thì cung Ngọ không thể hưởng được các sao ở cung Mùi.

3.8 Xem cung xung chiếu


Như thế nào thì hưởng thế xung chiếu? Cung Thiên Di luôn luôn ở thế xung chiếu với cung Mệnh, tức là thế đối nghịch với mình. Sách xưa nói Thiên Di là ra ngoài, phải hiểu rằng Thiên Di chính là đối phương của mình.

Nếu cung Thiên Di khắc cung Mệnh tất không được hưởng cung Thiên Di, mà còn xấu là khác.

Ví dụ: người có mệnh lập ở Dần, Thiên Di ở Thân mà Tam Hợp Thân Tý Thìn lại có sát tinh, thì khi ra đời hay bị thua kém. Chỉ được hưởng cung Thiên Di khi cung mệnh khắc cung Di, đây chính là lúc áp dụng coi chính diệu xung chiếu như chính diệu tọa thủ đối với cung vô chinh diệu.

Ví dụ: người mệnh lập ở Thân có Thiên Di ở Dần, Thân khắc Dần nên mới thu hút được các sao ở cung Dần sang, coi như ở thế bị khắc thì đã bị khắc rồi thì còn lấy của đối phương làm sao được?
 

Lay la so Tu vi nhu the nao moi chuan xac?
 

3.9 Cách cục tốt xấu của các cung xung quanh


Phải để ý Thân, Mệnh, Tài, Quan có bị Tuần Triệt xâm phạm không? Tật Ách có được Tuần, Triệt hay các sao cứu giải như Hóa Khoa cư ở đó không?

Sau khi đã biết được tổng quát cuộc đời và các cung liên hệ như Huynh Đệ, Phu Thê, Tử Tức..  thì coi đến hạn.


3.10 Cách xem hạn


Trong lá số Tử Vi có 2 loại hạn. Tiếng hạn đây chỉ có nghĩa như một khoảng thời gian có giới hạn mà trong đó bản thân ta sẽ gặp hay được hưởng những gì, chứ không phải hạn đây là tai nạn.

  • Ðại hạn: khoảng 10 năm.
  • Tiểu hạn: khoảng 1 năm.

* Ðại Hạn

Trước hết phải xem yếu tố đại cuộc, tổng quát xem đại hạn ấy có thuận lợi cho mình không. Bằng cách dùng Tam Hợp tuổi của mình so sánh với hành Tam Hợp của từng đại hạn để xem xung khắc thế nào. Ðược tương hòa: tức là vận đáo Thái Tuế đắc Long Phượng Cái Hổ.

- Nếu gặp nhiều cát tinh thủ chiếu, đang gặp tai nạn thì cũng được cứu giải mà qua khỏi.
- Nếu gặp nhiều hung tinh phá cách mát mặt với đời.

+ Tam Hợp đại hạn tương sinh hành tuổi

Ví dụ: người tuổi Dần, Ngọ, Tuất, đại hạn 10 năm đến cung Dần, Ngọ, Tuất. Khi đại hạn đến cung Hợi, Mão, Mùi (Mộc sinh Hỏa) được thuận nhập có nhiều thuận lợi may mắn, sức khỏe tốt.

+ Tam Hợp của tuổi khắc Tam Hợp đại hạn

Ví dụ: Dần, Ngọ, Tuất là Hỏa đáo vận Tị, Dậu, Sửu là Kim khắc xuất, tức là mình đi khắc người ta, vất vả không tốt.

+ Tam Hợp đại hạn khắc Tam Hợp tuổi

Ví dụ: tuổi Dần, Ngọ, Tuất đại vận đến cung Thân, Tý, Thìn là Thủy khắc Hỏa, là khắc nhập tức là bị người ta khắc mình, rất xấu. Dù các sao trong Ðại Hạn có tốt mấy đi nữa thì cũng bị giảm đi rất nhiều.

Sau khi đã xem đến Ngũ Hành Sinh Khắc để biết trong đại hạn 10 năm ấy, có được thuận lợi hay không, phải để ý đến các sao thủ mệnh thuộc bộ nào, có hợp bộ với các sao trong đại hạn hay là bị các sao của hạn làm phá cách đi.

Ví dụ: mệnh Nhật Nguyệt tối kỵ hạn gặp Hình Kỵ, mệnh Thất Sát kỵ hạn gặp Kình Ðà, tối độc mệnh có Lục Sát Tinh, hạn lại gặp Ðại hao, Phá Quân như trên chỉ là thí dụ điển hình, có nhiều cách, nhiều sao phá nhau nhưng truy nguyên cũng suy từ tính chất các sao mà ra.

Học kỹ tính chất các sao, nghiền ngẫm, sẽ tìm được sự sinh khắc chế hóa kỳ thú, nhiều khi thấy tốt đấy mà không phải là vậy, nhìn phớt thấy toàn sao tốt, nhưng chỉ một sao nhỏ cũng làm cho phá cách đi, ví như có người con gái mệnh có Ðào hoa ngộ Thiên Không, Hình, Riêu mà sao không lẳng lơ dâm đãng, lại thật là đúng đắn, vì có sao Nguyệt Ðức ở đấy, sao nãy hóa giải được tính hoa nguỵêt của đào hồng.

Tựu chung lại, các sao trong hạn phải hợp bộ với bản mệnh và hợp hành với mệnh của mình thì mới được hưởng, rồi xem lại đến hành của Tam Hợp đại hạn ấy mình được sinh khắc thế nào mà chế hóa đi cho, tinh tường của Tử Vi cũng là chỗ này.

Khi xem đại hạn nên chú ý đến các sao trong hạn, xem là tuy hợp bộ nhưng tính chất có khác biệt với các sao ở mệnh không, nếu có thì người ấy đến đại hạn đó sẽ đổi nghề.

Ví dụ: người mà các sao thủ mệnh là văn tinh như Xương Khúc Khôi Viêt... nhưng đến Ðại Hạn lại gặp võ cách như Binh Hình Tướng Ấn, Sát Phá Tham tức là người ấy sẽ đổi văn ra võ. Lại như người đang là võ cách đến đại hạn gặp toàn văn tinh, quý tinh nhưng sao an nhàn thì quyết là đổi võ ra văn. Hay một người có số thầy thuốc nhưng đến đại hạn lại gặp Kình Đà đắc địa; các sao mồm mép như Cựu Cơ và các Tài tinh, mà không gặp các Quý Tinh như Quan Phúc, Quang Quý, thì đại hạn ấy sẽ đổi nghề thầy thuốc ra thương mại.

* Tiểu Hạn

Tiểu hạn là những gì xảy ra trong 1 năm với mỗi người. Trước khi đi vào tính chất các sao trong cung Tiểu hạn, nên lưu ý xem có xung khắc với tuổi của mình không.

Ví dụ: tuổi Canh Dần đến năm Bính Thân, Thiên Can là Bính Hỏa khắc Canh Kim, Ðịa Chi là Thân Kim khắc Dần Mộc. Như vậy gọi là năm Thiên khắc Ðịa Xung, rất độc, thế nào cũng có một vài rắc rối xảy ra. Dù gặp nhiều sao tốt cũng bị giảm bớt đi, nếu có nhiều sao xấu thì lại càng hung bạo.

Tiếp đó xem đến hành của năm tiểu hạn là hành gì, sinh khắc với bản mệnh thế vững hay không.

Ví dụ: năm nay Tân Dậu là hành Mộc, sẽ Thiên Khắc Địa Xung với người tuổi Ất Mão. Người tuổi Mão đối với năm nay đều là năm xung, làm ăn sẽ không khá và có khi còn gặp tai nạn nữa, vì là năm Mộc cho nên tốt cho những có mệnh Mộc hay Hỏa, vất vả cho mệnh Thủy lao đao, bất lợi cho mệnh Thổ.

Kể đến đem hành của bản mệnh so sánh với hành của cung tiểu hạn để xem sự tốt xấu thế nào. Vì đây chính là cái căn bản, cái gốc, yếu tố sao chỉ là cái thân, cái ngọn để đoán tiểu hạn. Cụ thể:

Người mệnh Kim mà tiểu hạn đi đến cung Tý là cung Khảm thuộc hành Thủy thì bị thương hại vì bản mệnh Kim sinh xuất cho cung Tý là Ðại hải Thủy, như thế ắt mệnh sẽ bị suy tàn.

Người bản mệnh Mộc hạn đi đến cung Ngọ là quẻ Ly hành Dương Hỏa, Mệnh Mộc sinh cho cung Ngọ là Lô Trung Hỏa, tất được sang nhưng để rồi lại tan ra tro bụi, nên không tránh khỏi tai ương họa hại để tổn đến bản thân.

Người mệnh Thủy mà hạn đến cung Dần quẻ Cấn – Hành Thổ là ngưng chi bế tắc – mệnh Thủy bị Thổ khắc cho nên kiếm vận bị bế tắc – như ngòi lạch bị chặn ngưng.

Người mệnh Hỏa hạn đến cung Dậu quẻ Đoài thuộc Kim, tức là mệnh Hỏa khắc cung Kim tức là không có chỗ nương thân, vì mình khắc chỗ đứng của mình mà Hỏa khắc Kim thì rồi Hỏa bị sa lầy, vì nếu Kim bị khắc sẽ sinh ra Thủy mà khắc ngược lại Hỏa.

Người Mệnh Thổ hạn đi đến cung Mão, quẻ Chấn, thuộc Mộc, khắc mệnh Thổ, là chỗ đứng khắc mình nặng nhất ở cung Chấn vì Chấn là tượng cho lôi đình, sấm sét nên những sự việc không hay xảy đến cho người mệnh Thổ có lưu hàn ở cung Mão, thường xảy ra bất ngờ và mãnh liệt.

Tất cả trường hợp trên phải đề phòng bệnh tật tai ương và rất cần gặp được Tuần Triệt án ngữ hay cát tinh hợp chiếu thì mới thoát khỏi, nhưng cũng gặp một phen lao đao.

Kế đến là chú ý đến các sao trong cung tiểu hạn. Khi xem tiểu hạn thì lấy sao của tiểu hạn phối hợp với gốc đại hạn và cung mệnh, để xem các bộ sao nhập bộ nhau ra sao mà đoán, tùy theo tính chất của nó, sau khi suy ra được tốt xấu thế nào, về phương diện nào thì lại phải chế hóa với các yếu tố đã trình bày ở trên xem xấu tốt tới độ nào.

Nhưng điều quan trọng khi đoán hạn, nếu thấy cát tinh cung chiếu phải để ý xem có sao nào làm cho phá cách không, nếu thấy số xấu quá, gặp toàn hung tinh, hay nghịch lý âm dương ngũ hành thì phải đi tìm Tuần, Triệt và các sao cứu giải xem nằm ở đâu, có chiếu vào hạn để cứu khốn phò nguy hay không.

Tin cùng chuyên mục

X