Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Kiêng kỵ khi kết hôn vào mùa xuân: Vui duyên mới cũng chớ quên 5 điều này

Thứ Sáu, 08/04/2016 13:38 (GMT+07)

Sau Tết âm lịch, xuân đến là khoảng thời gian rất tốt để nam nữ tiến hành kết hôn. Tuy nhiên, không được xem nhẹ kiêng kỵ khi kết hôn vào mùa xuân để có được hôn nhân hạnh phúc.

 
 
Tết Âm lịch được xem là ngày lễ chính của nước ta và nó thường diễn ra khá muộn rơi vào khoảng cuối tháng một đầu tháng hai dương lịch. Hoặc có những năm muộn nhất sẽ là giữa tháng hai, lúc đấy thời tiết vô cùng dễ chịu.

Có chút nắng nhẹ ấm áp của mùa xuân, không khí trong lành thoáng đãng cộng một chút se lạnh. Với một thời tiết quá lý tưởng như vậy sẽ thuận lợi hơn cho cô dâu trọn lựa trang phục, các lễ ăn hỏi, hoạt động đưa, đón dâu cũng được diễn ra thuận lợi trong tiết trời xuân ấm áp.
 
Mùa Xuân được xem là thời điểm vàng để kết hôn khi trục tự quay của Trái Đất nghiêng tăng dần về phía Mặt Trời, bán cầu có mùa xuân bắt đầu được sưởi ấm một cách đáng kể, làm cho thực vật đâm chồi nở hoa.

Thời gian mùa xuân được coi là thời gian của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới (cho cả động và thực vật) và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu, tượng trưng cho một năm sung túc sớm có con đàn cũng như công việc làm ăn được thuận lợi, kết hôn sau Tết còn được ví von như cưới cả mùa Xuân. Tuy nhiên vẫn có kiêng kỵ khi kết hôn vào mùa xuân mà bạn cần lưu ý.

Kieng ky khi ket hon vao mua xuan

Kiêng kỵ khi kết hôn vào mùa xuân

 

1. Tổ chức hôn lễ vào tiết Vũ Thủy

 
Trong 24 tiết khí truyền thống hàng năm, có những tiết khí không thích hợp để tổ chức hôn lễ nên dù là mùa xuân mà rơi vào những tiết khí này, cũng nên cân nhắc tổ chức chuyện trọng đại. 
 
Sau Lập Xuân là tiết Vũ Thủy, được coi là một trong bốn tiết khí đại kị kết hôn của năm, nên cần phải tránh. Lúc này thời tiết hay mưa lây rây, mưa nhỏ mà lâu tạnh, thời điềm giao mùa Đông và Xuân không phù hợp để tổ chức cưới xin.

Vũ Thủy bắt đầu từ khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 3 dương lịch. Vì thế, vừa kết thúc thời điểm tiết Vũ Thủy lại rất phù hợp cho việc kết hôn.

Sau tiết Vũ thủy là thời điểm thích hợp giúp cho vạn vật hồi sinh, phát triển để đơm hoa kết trái. Chính vì vậy mà việc động phòng hoa trúc vào thời gian này là vô cùng lý tưởng. 
 
Việc cân bằng âm dương, hài hòa thiên nhân cảm ứng, đôi bên hòa hợp là điều kiện lý tưởng để thụ thai. Vì vậy những cặp vợ chồng muốn có tin vui thì hãy nên chủ động sinh con trong tiết khí này.

Đây là thời gian mà muôn hoa khoe sắc, cây cối đâm trôi và vạn vật sinh sôi nảy nở, mang đến những điều tốt đẹp nhất cho các cặp đôi khi chuẩn bị bước vào cuộc sống mới.
 

2. Kết hôn vào tháng tuổi

 
Điều cấm kị khi kết hôn vào mùa xuân là tổ chức hôn lễ vào tháng tuổi của cô dâu chú rể. Ví dụ, cô dâu tuổi Dần hoặc sinh giờ Dần mà có ý định kết hôn vào tháng Giêng âm là rất không tốt, phải tránh đi. Các tháng mùa xuân lần lượt là tháng Dần, tháng Mão, tháng Thìn.

Xem tử vi chọn bạn đời không chỉ giúp bạn tìm được hồng nhan tri kỉ ưng ý mà còn đảm bảo tương lai tốt đẹp cho cuộc sống gia đình.
 
Trường hợp nữa là tháng định kết hôn cùng tứ hành xung với năm sinh hoặc giờ sinh của cô dâu chú rể cũng nên kiêng. Hội hướng có hại cho hôn nhân, ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình sau này. Tốt nhất là nên chọn tháng sinh tam hợp.

Phải tuyệt đối tránh những ngày đại kỵ trong năm như Tam Nương, Ngưu Lang Chức Nữ, đầu tháng và rằm, Tứ ly, Tứ tuyệt,… Đặc biệt là những ngày kỵ tuổi. Tốt nhất là hãy chọn tháng đại lợi, để hai vợ chồng có thể gặp nhiều may mắn trong cuộc sống sau này.

Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh được đúng sai của việc kiêng kỵ trong cưới hỏi trên đây. Đây chỉ là phong tục truyền thống, suy nghĩ đặt nặng vấn đề âm – dương của người Việt, nếu bạn tin thì có thể làm theo để mang lại cảm giác an tâm.
 

3. Tránh tuổi Kim Lâu của cô dâu


Ở Việt Nam thông thường vẫn tin vào phong thủy, tin vào tuổi tác khi cưới. Việc chọn “ ngày lành tháng tốt” để các cặp đội tổ chức lễ cưới đang được các bậc phụ huynh quan tâm.

Từ xưa đã có câu “ Lấy vợ xem tuổi đàn bà – Làm nhà xem tuổi đàn ông” chính vì thế hôn nhẫn được diễn ra thuận lợi cũng phụ thuộc vào việc tuổi tác của cô dâu.

Ca dao Việt Nam thường có câu: “1, 3, 6, 8 Kim Lâu/Làm nhà, cưới vợ, tậu trâu thì đừng”. Câu ca dao này đã cho thấy tuổi Kim Lâu thường sẽ không may mắn, mang đến xui xẻo, xây nhà hay cưới hỏi đều khó thành công. 

Cách tính tuổi Kim Lâu dựa vào tuổi cô dâu thì cô dâu khi cưới nên kiêng tuổi: 21, 23, 26, 28... Theo phong thủy thì đây là tuổi Kim Lâu, người xưa cho rằng đó là số tuổi xấu nếu cố cưới thì sau hôn nhân sẽ “đứt gánh giữa đường” hoặc cũng qua “hai lần đò” hoặc dễ vướng vào rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi sau này.

Nếu muốn kết hôn, có thể giải hạn Kim Lâu bằng 2 cách sau đây: 
  • Hai lần xin dâu: Nhà trai sẽ xin rước dâu hai lần, việc này nhằm tránh hai vợ chồng “đứt gánh giữa đường” trong hôn nhân.
  • Ngày cưới được chọn sau ngày Đông chí (các ngày cuối trong tháng 12 âm lịch) hoặc sau ngày sinh nhật của cô dâu: sở dĩ nên chọn như vậy vì theo quan niệm dân gian bước qua những ngày đó thì cô dâu đã hết tuổi Kim Lâu, có thể cưới gả được.
  • Chuyển ngày cưới qua ngày sinh nhật lịch âm trong năm đó.
Tuy nhiên, cũng có quan niệm khác về tuổi Kim Lâu. Người ta cho rằng Kim là vàng, còn Lâu là nhà. Con gái của vua chúa hay quý tộc xưa kia thường kết hôn vào tuổi Kim Lâu bởi nó mang ý nghĩa cho sự sung túc và được ở nhà vàng, giàu sang đời đời.
 
Nhưng con gái ở các nhà thường dân thì sẽ không được lấy chồng vào năm Kim Lâu. Bởi giới quý tộc ngày xưa lo lắng những người này sẽ được đổi vận và cướp đi tài sản của mình. Cũng vì lý do đó mà xuất hiện quan niệm con gái khi lấy chồng nên tránh tuổi Kim Lâu.
 
Vui duyen moi cung cho quen kieng ky sau
 

4. Tham gia hôn lễ của người khác
 

Nhiều người cùng lựa chọn mùa xuân làm thời điểm kết hôn nên có thể xảy ra trường hợp khi đang chuẩn bị hôn lễ thì có người mời đám cưới.

Thông thường, hôn lễ và tang lễ không thể cùng đi, nên cũng như vậy hỉ sự không thể cùng hướng, nên tránh tham gia hôn lễ của người khác khi mình sắp cưới.

5. Kiêng kỵ cưới khi nhà đang có tang
 

Khi nhà có tang tức là có chuyện buồn.Thông thường con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà 1 năm. Vì vậy trong thời gian này không thể tổ chức ăn uống vui chơi linh đình, đám cưới thì càng kiêng kỵ. Do đó mà nếu trong nhà có người trưởng thành đã đến tuổi phải lập gia đình.

Nếu đợi 3 năm sẽ trễ muộn thì phải cưới chạy tang nếu có cha mẹ đau ốm nặng. Lúc này lễ cưới cũng làm đơn giản, đủ các nghi thức cần thiết dưới sự chứng kiến của những người thân thiết là được. Nếu không thì phải chờ hết thời gian để tang mới được tổ chức cưới.

Tin cùng chuyên mục

X