Hướng dẫn chi tiết các bước lập lá số tử vi để luận đoán chính xác

Thứ Hai, 24/10/2022 09:02 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hiểu các bước lập lá số tử vi sẽ giúp quá trình đọc hiểu và luận lá số của bạn trở nên dễ dàng hơn. Hãy theo dõi hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

>> Lấy lá số tử vi chuẩn xác kèm phần luận giải chi tiết! <<

Muốn học Tử vi đẩu số và muốn luận đoán chính xác lá số tử vi thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải hiểu bố cục của lá số và hiểu rõ cách lập lá số. 
 
Dễ thấy nhất, dù lá số lập trên giấy hay qua phần mềm có những biến tấu khác nhau, song chủ yếu gồm 2 phần:
  • Ô giữa: Gọi là Địa Bàn, dùng để ghi họ, tên, ngày, tháng, giờ, năm sinh, tuổi Âm hay Dương, Bản Mệnh, Cục và tên các Tiểu hạn.
  • Vùng biên: Gọi là Thiên Bàn, chia làm 12 ô, mỗi ô gọi là Cung, dùng để ghi tên các cung, chính tinh, phụ tinh, các thập niên… Vị trí các Cung được ghi trong hình vẽ, cần phải nhớ rõ để lập lá số.
 
 
Các bước lập lá số tử vi gồm có 7 bước như sau:
  • Xác định ngày, giờ, tháng, năm sinh chính xác.
  • Xác định tuổi Âm, Dương, Bản Mệnh.
  • Xác định vị trí các cung trên lá số.
  • Xác định Cục.
  • An sao Tử Vi và những chính tinh khác.
  • An các phụ tinh.
  • Tính Đại hạn, Tiểu hạn, Nguyệt hạn, Thời hạn.
 
Vậy lấy lá số tử vi như thế nào mới chuẩn xác? Sau đây, ta đi vào cụ thể từng bước để lập 1 lá số tử vi.
 

Bước 1: Xác định ngày, giờ, tháng, năm sinh chính xác

 
Tử vi luôn tính tuổi, ngày, tháng, năm, giờ sinh theo lịch âm, vì thế nếu đã có ngày sinh dương lịch thì bạn cần phải đổi sang ngày âm lịch.

Lưu ý: Trong lá số thì quan trọng nhất là tháng và giờ âm lịch:
  • Nếu tháng nhuận (tức 1 năm có 2 tháng âm lịch giống nhau) thì vẫn coi là 1 tháng, không phân biệt tháng trước hay tháng sau.
  • Giờ âm lịch có 12 giờ mỗi ngày, nếu sinh vào giờ Tý thì phải tính sang ngày hôm sau. Bảng giờ âm lịch cụ thể như sau: 
THỜI GIANGIỜ ÂM LỊCH
23h01 - 1h00Giờ Tý
1h01 - 3h00Giờ Sửu
3h01 - 5h00Giờ Dần
5h01 - 7h00Giờ Mão
7h01 - 9h00Giờ Thìn
9h01 - 11h00Giờ Tỵ
11h01 - 13h00Giờ Ngọ
13h01 - 15h00Giờ Mùi
15h01 - 17h00Giờ Thân
17h01 - 19h00Giờ Dậu
19h01 - 21h00Giờ Tuất
21h01 - 23h00Giờ Hợi
  

Bước 2: Xác định tuổi Âm hay Dương và Bản Mệnh 

 

1. Xác định tuổi Âm hay Dương theo năm sinh của đương số

 
Tính theo hàng Can của năm sinh:
 
DƯƠNGGiápBínhMậuCanhNhâm
ÂMẤtĐinhKỷTânQuý
 
Tính theo hàng Chi của năm sinh:
 
DƯƠNGDầnThìnNgọThânTuất
ÂMSửuMãoTỵMùiDậuHợi
 
Có thể nói tính theo cách nào ta cũng ra được kết quả giống nhau.
  • Nếu là nam, tuổi Dương thì gọi là Dương Nam, tuổi Âm thì gọi là Âm Nam. 
  • Nếu là nữ, tuổi Dương thì gọi là Dương Nữ, tuổi Âm thì gọi là Âm Nữ. 
Ví dụ: Bản mệnh là nam, sinh năm Ất Hợi, tra bảng ta thấy Can Ất thuộc Âm hoặc Chi Hợi cũng thuộc Âm, vậy ta biên Âm Nam vào ô giữa lá số, thông thường phía dưới họ tên, ngày giờ sinh.
 

2. Xác định Bản Mệnh của đương số
 

Muốn biết bản thân có mệnh ngũ hành là gì, bạn hãy tra cứu trong bàì viết sau: Xem mệnh theo năm sinh sẽ có đủ cung mệnh cho tất cả các tuổi từ 1930 đến 2067.
 

Bước 3: Xác định vị trí các cung trên lá số

 

1. Xác định cung Mệnh/Thân

 
Theo dõi các bước lập lá số tử vi thì bước xác định vị trí các cung vô cùng quan trọng, trong đó, cung đầu tiên cần xác định là cung Mệnh và cung Thân.
 
Để xác định được cung Mệnh thì ta căn cứ vào tháng sinh và giờ sinh của đương số.
 
Bạn tra cứu bảng dưới đây để biết vị trí cung Mệnh/Thân của mình.

 
Ví dụ: Bản mệnh sinh tháng 6, giờ Sửu thì cung Mệnh nằm ở Ngọ, cung Thân nằm ở Thân.
 

2. Xác định vị trí các cung khác

 
Sau khi biết được vị trí cung an Mệnh và cung Thân thì ta có thể xác định được vị trí của các cung còn lại. Bắt đầu từ cung Mệnh, ta ghi theo chiều thuận: Mệnh, Phụ mẫu, Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, Tật ách, Tài bạch, Tử tức, Phu (Thê), Huynh đệ.
 

Bước 4: Xác định cục theo tuổi
 

Có 5 Cục gồm: Thủy Nhị Cục, Mộc Tam Cục, Kim Tứ Cục, Thổ Ngũ Cục, Hỏa Lục Cục. Cục của tuổi tùy thuộc vào Can và cung an Mệnh. Bạn hãy tra cứu theo bảng dưới đây:

 
Ví dụ: Bạn Can Ất, Mệnh tại Thìn thì sẽ là Mộc Tam Cục.
Biết được tên Cục, ghi vào ô giữa lá số, dưới tuổi Âm Dương và Bản Mệnh.
 

Bước 5: An sao Tử Vi và 13 chính tinh khác


Để xác định được vị trí của các chính tinh, việc đầu tiên ta cần làm là xác định vị trí của sao Tử Vi. Sao Tử Vi được xác định dựa vào Cục và ngày sinh của bản mệnh.
 

1. An sao Tử Vi 

 
Để xác định vị trí sao Tử Vi, hãy tra cứu bảng dưới đây:

 
Ví dụ: Bạn sinh ngày 30, Thủy Nhị Cục thì sao Tử Vi an ở cung Thìn.
 

2. An các chính tinh còn lại


Vị trí các chính tinh còn lại được xác định dựa vào vị trí của sao Tử Vi. Bạn có thể dễ dàng xác định được vị trí từng sao dựa vào bảng sau.
 
Trong đó: M: Miếu, V: Vượng, ĐĐ: Đắc Địa, BH: Bình Hòa, H: Hãm 
 

Bước 6: An các Phụ tinh

 

1. An phụ tinh theo giờ sinh 

 
Có 6 phụ tinh được an theo giờ sinh, cụ thể như bảng dưới đây:

 

2. An phụ tinh theo tháng sinh 

 
Cũng có 6 phụ tinh được an theo tháng sinh, cách thức như sau: 
 
 

3. An phụ tinh theo Can của năm sinh

 
Có 17 phụ tinh cụ thể được nêu trong bảng sau: 

 

4. An phụ tinh theo Chi của năm sinh

 
Gồm 17 sao như bảng dưới đây: 
 

5. An Tuần theo Can và Chi năm sinh

 
Tra cứu vị trí sao Tuần được an theo Can và Chi của năm sinh theo bảng dưới đây: 

 

6. An sao Hỏa Tinh theo giờ sinh và năm sinh


Hỏa Tinh được xác định vị trí căn cứ vào bảng dưới đây. Trong đó:
  • Nếu là Dương Nam (hay Âm Nữ) thì tra cứu ở dòng trên.
  • Nếu là Âm Nam (hay Dương Nữ) thì tra cứu ở dòng dưới.  
 
Ví dụ: Bản mệnh sinh năm Thân, giờ Sửu
  • Nếu là Dương Nam (hay Âm Nữ) thì Hỏa Tinh nằm ở cung Mão.
  • Nếu là Dương Nam (hay Âm Nữ) thì Hỏa Tinh nằm ở cung Sửu.
 

7. An sao Linh Tinh theo giờ sinh và năm sinh

 
An Linh Tinh căn cứ vào bảng dưới đây. Trong đó:
  • Nếu là Dương Nam (hay Âm Nữ) thì tra cứu ở dòng trên.
  • Nếu là Âm Nam (hay Dương Nữ) thì tra cứu ở dòng dưới.  
 
Ví dụ: Bản mệnh sinh năm Thân, giờ Sửu
  • Nếu là Dương Nam (hay Âm Nữ) thì Linh Tinh nằm ở cung Dậu.
  • Nếu là Dương Nam (hay Âm Nữ) thì Linh Tinh nằm ở cung Hợi.
 

8. Cách an sao của vòng Thái Tuế

 
Vòng Thái Tuế gồm 12 sao theo thứ tự như sau: 1 – Thái Tuế, 2 – Thiếu Dương, 3 – Tang Môn, 4 – Thiếu Âm, 5 – Quan Phủ, 6 – Tử Phù, 7 – Tuế Phá, 8 – Long Đức, 9 – Bạch Hổ, 10 – Phúc Đức, 11 – Điếu Khách, 12 – Trực Phù.
 
Để an sao vào vòng Thái Tuế, ta làm như sau: Bản mệnh sinh năm nào thì an sao Thái Tuế vào cung đó, rồi tiếp tục điền theo chiều Thuận lần lượt 11 sao còn lại.
 
Ví dụ: Bản mệnh sinh năm Hợi thì an sao Thái Tuế vào cung Hợi, sau đó tiếp tục đi theo chiều thuận kim đồng hồ, sao Thiếu Dương vào cung Tý, sao Tang Môn vào cung Sửu…
 

9. Cách an sao của vòng Bác Sỹ

 
Vòng Bác Sỹ gồm 12 sao theo thứ tự như sau: 1 – Bác Sỹ, 2 – Lực Sỹ, 3 – Thanh Long, 4 – Tiểu Hao, 5 – Tướng Quân, 6 – Tấu Thư, 7 – Phi Liêm, 8 – Hỷ Thần, 9 – Bệnh Phù, 10 – Đại Hao, 11 – Phúc Bình, 12 – Quan Phủ.
 
Cách an sao của vòng Bác Sỹ: Đầu tiên, ta an sao Bác Sỹ. Sao này cùng cung với sao Lộc Tồn đã được xác định vị chí theo hàng Can của năm sinh trước đó.
Các sao khác được an theo quy tắc:
  • Dương Nam, Âm Nữ ghi theo chiều Thuận.
  • Âm Nam, Dương Nữ ghi theo chiều Nghịch. 

10. Cách an sao của vòng Tràng Sinh

 
Vòng Tràng Sinh gồm 12 sao theo thứ tự sau đây: 1 – Tràng Sinh, 2 – Mộc Dục, 3 – Quan Đới, 4 – Lâm Quan, 5 – Đế Vượng, 6 – Suy, 7 – Bệnh, 8 – Tử, 9 – Mộ, 10 – Tuyệt, 11 – Thai, 12 – Dưỡng.
 
Cách an vòng Tràng Sinh: Đầu tiên, ta an sao Tràng Sinh theo nguyên tắc:
  • Thủy Cục thì Tràng sinh đóng ở cung Thân
  • Mộc Cục thì Tràng sinh đóng ở cung Hợi
  • Kim Cục thì Tràng sinh đóng ở cung Tị
  • Thổ Cục thì Tràng sinh đóng ở cung Thân
  • Hỏa Cục  thì Tràng sinh đóng ở cung Dần 
Sau khi xác định được vị trí của Trường Sinh, các sao sau đó an được an theo thứ tự:
  • Dương Nam, Âm Nữ ghi theo chiều Thuận.
  • Âm Nam, Dương Nữ ghi theo chiều Nghịch. 

11. Cách an các phụ tinh còn lại

  • Ân Quang: Kể 5 từ cung có sao Văn Xương gọi là mồng một, tính Thuận đến ngày sinh, rồi lùi lại một cung để an sao Ân Quang.
  • Thiên Quý: Kể từ cung có sao Văn Khúc gọi là mồng một tính Nghịch đến ngày sinh, rồi lùi lại một cung để an sao Thiên Quý.
  • Tam Thai: Kể từ cung có sao Tả Phù, gọi là mồng một, tính Thuận đến ngày sinh, an sao Tam Thai.
  • Bát Tọa: Kể từ cung có sao Hữu Bật, gọi là mồng một, tính Nghịch đến tháng sinh, an sao Bát Tọa.
  • Đẩu Quân: Kể từ cung có sao Thái Tuế gọi là tháng giêng, tính theo chiều Nghịch đến tháng sinh, rồi kể từ cung đó gọi là giờ Tý, theo chiều Thuận đến giờ sinh, rồi kể từ cung đó gọi là giờ Tý, theo chiều Thuận đến giờ sinh, an sao Đẩu Quân.
  • Thiên Tài: Kể từ cung Mệnh gọi là năm Tý, tính Thuận đến năm sinh, an sao Thiên Tài.
  • Thiên Thọ: Kể từ cung Thân (Bản Thân) gọi là năm Tý, tính Thuận đến năm sinh, an Thiên Thọ.
  • Thiên Thương: Bao giờ cũng an ở cung Nô.
  • Thiên Sứ: Bao giờ cũng an ở cung Tật.
  • Thiên La: Bao giờ cũng ở cung Thìn.
  • Địa Võng: Bao giờ cũng an ở cung Tuất. 

12. Cách an sao lưu niên (có 9 lưu niên tinh)

 
Sao lưu niên là sao đổi vị trí (đổi Cung) từng năm một, sao lưu niên đặc biệt dùng để xem hạn mỗi năm. Ý nghĩa 9 sao lưu động giống như ý nghĩa 9 sao cùng tên ở vị trí cố định.
 

a. Lưu Thái Tuế

 
Tiểu hạn năm nào thì an Lưu Thái Tuế ở cung có tên năm đó. Ví dụ xem năm Dần 2022 thì an Lưu Thái Tuế ở cung Dần.
 

b. Lưu Tang Môn và Lưu Bạch Hổ

 
Lưu Tang Môn được an ở cách Lưu Thái Tuế một cung theo chiều Thuận. Ví dụ Lưu Thái Tuế ở Mùi thì Lưu Tang Môn ở Dậu. Lưu Bạch Hổ được an ở cung xung chiếu với Lưu Tang Môn.
 

c. Lưu Thiên Khốc và Lưu Thiên Hư

 
Kể từ cung Ngọ kể là năm Tý, đếm nghịch đến cung có tên của năm xem hạn, đây là vị trí của Lưu Thiên Khốc.
 
Ví dụ: Cần an Lưu Thiên Khốc cho năm Mùi thì ta tính cung Ngọ là năm Tý, theo chiều nghịch thì cung Tị là năm Sửu… đến cung Hợi là năm Mùi. Vậy ta sẽ an Lưu Thiên Khốc ở cung Hợi.
 
Kể từ cung Ngọ là năm Tý, đếm thuận đến cung ở năm xem hạn, đây là vị trí của Lưu Thiên Hư.
 
Ví dụ: Cần an Lưu Thiên Hư cho năm Mùi thì ta tính cung Ngọ là năm Tý, theo chiều thuận thì cung Thân là năm Sửu, đến cung Sửu là năm Mùi. Vậy ta sẽ an Lưu Thiên Hư ở cung Sửu.
 

d. Lưu Lộc Tồn

 
Lưu Lộc Tồn an theo bảng sau: 
 
Can năm xem hạn  Giáp  ẤtBính, MậuĐinh, Kỷ  Canh  Tân  Nhâm  Quý
Vị trí Lưu Lộc Tồn  Dần  Mão  Tỵ  Ngọ  Thân  Dậu  Hợi  Tý

Ví dụ: Năm Kỷ hay Đinh thì Lưu Lộc Tồn ở cung Ngọ. Năm Nhâm thì Lưu Lộc Tồn ở cung Hợi.
 

e. Lưu Kình Dương và Lưu Ðà La

 
Lưu Kình Dương ở trước cung Lưu Lộc Tồn. Lưu Đà La ở sau cung Lưu Lộc Tồn. 
Ví dụ: nếu Lưu Lộc Tồn ở cung Tý thì Lưu Kình Dương ở cung Sửu và Lưu Đà La ở cung Hợi.
 

f. Lưu Thiên Mã

 
Lưu Thiên Mã được an theo bảng sau: 
 
Chi năm xem hạnVị trí Lưu Thiên Mã
Thân, Tý, ThìnDần
Dần, Ngọ, TuấtThân
Hợi, Mão, MùiTỵ
Tỵ, Dậu, SửuHợi

 

Bước 7: Tính Đại hạn, Tiểu hạn, Nguyệt hạn, Thời hạn
 

Bước cuối cùng trong 7 bước lập lá sổ tử vi là ghi vòng Đại hạn, Tiểu hạn trên lá số. Cách xác định Đại hạn, Tiểu hạn… như sau:
 

1. Cách tính Đại hạn
 

Đại hạn là thời gian 10 năm (thập niên), được tính dựa theo Cục và tuổi Âm, Dương. Mỗi thập niên được ghi vào một cung, bắt đầu từ cung mệnh trở đi. Dương Nam, Âm Nữ thì ghi theo chiều thuận, Âm Nam, Dương Nữ thì ghi theo chiều nghịch như sau: 
  • Thủy Nhị Cục bắt đầu bằng 2, rồi 12, 22, 32…102
  • Mộc Tam Cục bắt đầu bằng số 3, rồi 13, 23, 33… 103
  • Kim Tứ Cục bắt đầu bằng số 4, rồi 14, 24, 34… 104
  • Thổ Ngũ Cục bắt đầu bằng số 5, rồi 15, 25, 35…105
  • Hỏa Lục Cục bắt đầu bằng số 6, rồi 16, 26, 36…106 

2. Cách tính Tiểu hạn
 

Tiểu hạn là thời gian 1 năm, được ghi theo vòng chu vi Địa Bàn, mỗi cung ghi một tên Tiểu hạn. Nếu là nam thì ghi theo chiều thuận, nữ thì ghi theo chiều nghịch. 
 
  
Chi của tuổiCung ghi Tiểu hạn
Thân, Tý, ThìnTuất
Hợi, Mão, MùiSửu
Dần, Ngọ, TuấtThìn
Tý, Dậu, SửuMùi  
 
Ví dụ: Tuổi Thân
 
Nếu là Nam thì thì ghi chữ Thân vào cung Tuất, rồi theo chiều thuận ghi Dậu vào cung Hợi, ghi Tý vào cung Dần… tiếp tục cho đến ghi Mùi vào cung Dậu.
 
Nếu là Nữ thì ghi chữ Thân vào cung Tuất, rồi theo chiều nghịch ghi Dậu vào cung Dậu, ghi Tý vào cung Ngọ… tiếp tục cho đến ghi Mùi vào cung Hợi.
 

3. Cách tính Nguyệt hạn
 

Nguyệt hạn là thời gian 1 tháng. Khởi từ cung Tiểu hạn gọi là tháng giêng, tính nghịch đến tháng sinh, rồi từ đó kể là giờ Tý, tính thuận đến giờ sinh, tới cung nào thì cung đó là tháng Giêng của Tiểu hạn.
 
Ví dụ: Tính Nguyệt hạn cho lá số sinh tháng 5, giờ Dần như sau:
 
Giả sử cung Tiểu hạn của năm cần xem là cung Tý, ta đếm tháng giêng tại Tý, theo chiều nghịch ta được, cung Hợi là tháng 2, … cung Thân là tháng 5. Ta dừng lại ở cung Thân, rồi bắt đầu đếm giờ Tý tại cung Thân theo chiều nghịch đến Sửu tại cung Dậu, Dần tại cung Tuất.

==> Vậy ta được cung Tuất là tháng Giêng, theo chiều thuận ta ghi tiếp cung Hợi là tháng 2, cung Mão là tháng 6, cung Mùi là tháng 10, cung Dậu là tháng 12.
 

4. Cách tính Thời hạn

 
Thời hạn là 1 ngày, Ngày mùng 1 của tháng nào thì tính là cung tháng đó, theo chiều thuận để đếm đến ngày cần xem.
 
Ví dụ: Muốn xem ngày 3/5. Ta xem tháng 5 thuộc cùng nào thì đếm từ cung đó là 1, theo chiều thuận đếm đến 3, dừng cung nào thì ngày 3/5 xem tại cung đó.

Trên đây là các kiến thức cơ bản nhất khi lập lá số tử vi. Hi vọng sẽ giúp ích cho quá trình tìm hiểu của bạn đọc!

Xem  các bài viết khác: