Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Bắt đầu từ năm 2025 trở đi - 8 cái Tết Nguyên đán sẽ không có ngày 30 Tết

Thứ Sáu, 06/12/2024 13:34 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ất Tị là năm bắt đầu chuỗi 8 cái Tết Nguyên đán không có ngày 30 Tết liên tiếp, tháng Chạp chỉ có 29 ngày, đến tận năm 2032. Sang tới Tết Nguyên đán Quý Sửu 2033, chúng ta mới gặp lại ngày 30 Tết.

 

1. Vì sao 8 cái Tết Nguyên đán không có ngày 30 Tết?

8 cai Tet Nguyen dan khong co ngay 30 Tet
 
 
Ngày 30 Tết năm 2024 là ngày vô cùng đặc biệt vì phải đợi tới gần 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết vào năm 2033.

Điều đó có nghĩa là từ Tết Nguyên đán Ất Tị 2025 không có ngày 30 Tết. Thậm chí, suốt cả 7 năm sau đó, tháng 12 Âm lịch đều chỉ có 29 ngày. Nói cách khác, suốt  8 cái Tết Nguyên đán không có ngày 30 Tết kể từ năm Ất Tị.

Sự vắng bóng của ngày 30 Tết suốt nhiều năm khiến nhiều người cho rằng "mất vui", họ thắc mắc, liệu có quy luật nào trong hiện tượng này không?

Để giải thích cho điều này, chúng ta phải hiểu thuật toán tính lịch cụ thể như sau:
  • Lịch dương: dựa vào chu kỳ chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời để tính ra có 365 ngày, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày.
  • Lịch âm: được tính toán dựa trên Mặt Trăng. Số ngày trong tháng được tính dựa trên con số thiên văn vận hành của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời. Một tháng tính theo Mặt Trăng trung bình sẽ có 29,5 ngày. Vậy nên, một năm âm lịch sẽ có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Như vậy, cứ 3 năm âm lịch lại ngắn hơn dương lịch 33 ngày.
Theo cách tính lịch âm của Việt Nam, chúng ta xem điểm mốc quan trọng ở đây là "điểm Sóc", từ đó tính thời gian cụ thể trong tháng.

Thời điểm thứ tự Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời nằm thẳng hàng, người quan trắc đứng trên Trái đất không còn nhìn thấy Mặt trăng (ngày không trăng) được gọi là điểm Sóc và nó rơi vào ngày nào thì ngày đó sẽ là ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch.

Lịch các năm phụ thuộc vào sự tính toán chính xác ở từng thời điểm cụ thể, không có gì là cố định, phụ thuộc vào thực tế.

Điều đó có nghĩa là điểm Sóc liên quan trực tiếp tới việc tháng thiếu, tháng đủ, theo đó tháng âm lịch cuối cùng của năm cũng dao động và tháng âm lịch cuối cùng năm có thể là 29 hay 30 ngày hoàn toàn dựa vào xác định điểm Sóc. Đó là còn chưa tính tới sự nhầm lẫn của người tính lịch cũng có thể xảy ra (tất nhiên là hiếm gặp).

Nhưng nhìn chung, việc tính toán lịch dựa theo sự chuyển động của các thiên thể và Mặt trăng rất phức tạp, do đó có xuất hiện các năm không có ngày 30 Tết hay không cũng không theo quy luật nhất định nào cả.  
 
 

2. Tháng Chạp có 29 ngày không hiếm gặp
 

Theo như tìm hiểu ở trên chúng ta đã biết rằng tháng Âm lịch chính là khoảng cách giữa hai ngày Sóc. Độ dài tháng Âm lịch chỉ thay đổi trong khoảng từ 29,27 ngày đến 29,84 ngày, trung bình là 29,53 ngày và các nhà làm lịch làm tròn thành 29 ngày (tháng thiếu) và 30 ngày (tháng đủ). Điều này dẫn đến hiện tượng một số năm không có ngày 30 tháng Chạp.
 
Hiện tượng Tháng Chạp có 29 ngày ít được biết đến và rất thú vị, tuy nhiên không hẳn là quá hiếm, ví dụ như 8 năm liền kể từ 2014 đến 2021, Tết Nguyên đán luôn có ngày 30 Tết.

Sau đó là năm 2022 (Nhâm Dần) có tháng Chạp thiếu, năm 2023 (Quý Mão) và 2024 (Giáp Thìn) lại có tháng Chạp đủ. Tiếp theo là 8 năm liền kết thúc năm âm lịch bằng ngày 29 tháng Chạp.

Ngày 31/12/1967 tức là ngày mùng 1 tháng Chạp. Điểm Sóc của ngày này là 23h29 ngày 29/1/1968 theo giờ Việt Nam. Tức là tháng Chạp chỉ có 29 ngày. Trong khi đó, từ 0h29 của ngày 30/1 (tức ngày mùng 30 tháng 12 âm lịch) 1 ngày.

Theo ông Phạm Vũ Lộc - nhà nghiên cứu lịch sử thiên văn và lịch pháp tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, một điều thú vị là hiện tượng chuỗi tháng Chạp thiếu 8 năm này từ 2025 đến 2033 chỉ xuất hiện với âm lịch Việt Nam, sử dụng múi giờ +7.

Còn các nước sử dụng múi giờ +8 như Trung Quốc, Hàn Quốc... thì vào năm 2030, tháng Chạp sẽ không thiếu mà lại đủ.

Có thể thấy, ngày cuối năm không nhất thiết là ngày 30 tháng Chạp mà còn có thể là ngày 29. Dù đó là ngày 29 hoặc 30 thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến các phong tục Tết cổ truyền vẫn được Nhân dân ta lưu truyền và thực hành hàng năm.

Xem thêm tin liên quan:

Tin cùng chuyên mục

X