Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

'Đồng hồ tận thế' chỉ còn 100 giây

Thứ Sáu, 29/01/2021 10:28 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tối ngày 27/1/2021, các nhà khoa học đến từ tổ chức phi lợi nhuận Bulletin of the Atomic Scientists (BAS) quyết định đặt mốc thời gian còn 100 giây đến nửa đêm cho năm 2021.
 
 
Tối ngày 27/1/2021, đồng hồ Ngày tận thế được đặt ở mốc “còn 100 giây đến nửa đêm”. Theo ý nghĩa tượng trưng của chiếc đồng hồ tận thế này, trước khi nhân loại hoàn toàn diệt vong, loài người chúng ta sẽ chỉ còn 100 giây để sống.
 
dong ho tan the chi con 100 giay
Tương tự năm 2020, BAS cho rằng loài người chỉ còn 100 giây đến nửa đêm trong năm 2021. 


Hàng loạt mối đe dọa xuất hiện thời gian qua
 

Đồng hồ Ngày tận thế - Doomsday Clock – được tạo ra từ năm 1947 bởi các nhà khoa học nguyên tử đến từ tổ chức Bulletin of the Atomic Scientists (BAS). Mỗi năm, sau khi được điều chỉnh thời gian, đội ngũ khoa học của BAS sẽ lý giải vì sao chúng ta còn 100 giây để sống.
 
“Nhân loại tiếp tục hứng chịu sự lây lan rộng khắp của Covid-19. Tính riêng trong năm 2020, căn bệnh này đã khiến ít nhất 1,7 triệu người tử vong, lây lan diện rộng trên khoảng 70 triệu người.
 
Sự xuất hiện của Covid-19 là một ví dụ điển hình để các quốc gia cũng như hệ thống quốc tế tự nhìn nhận lại. Họ không hề sẵn sàng xử lý bất kỳ tình huống khẩn cấp nào mang tính toàn cầu. Trong thời kỳ khủng hoảng, các chính phủ thường xuyên thoái thác trách nhiệm, phớt lờ lời khuyên khoa học, không hợp tác hoặc giao tiếp hiệu quả. Chính sức khỏe người dân là là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ vấn đề này”, BAS nhận xét.
 
Năm 2020 và 2021, chiếc đồng hồ được đặt tại mốc thời gian sát nửa đêm nhất trong suốt lịch sử hình thành. Điều này phản ánh sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 cũng như các vấn đề xã hội xuất hiện trong thời gian vừa qua, thậm chí nguy hiểm hơn Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba.
 
BAS cho rằng với sự đan xen giữa các vấn đề hạt nhân và môi trường bao gồm việc ông Trump lên làm tổng thống, cả Nga và Mỹ đều rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung vào năm 2019 nhưng đều thử nghiệm vũ khí hạt nhân mới khiến năm 2020 “xứng đáng” còn 100 giây đến nửa đêm.
 
Bên cạnh đó, năm 2020 chứng kiến hàng loạt sự kiện đáng nhớ như trận cháy rừng ở California, tướng Iran Qasem Soleimani bị Mỹ ám sát, các cuộc thử nghiệm tên lửa ở Triều Tiên.

covid-19 la chu de tieu cuc
Covid-19 vẫn là chủ đề chính khiến các nhà khoa học có cái nhìn tiêu cực về năm 2021.
 

Ý nghĩa biểu tượng, có tác dụng cảnh báo
 

Đã có rất nhiều thay đổi tích cực trong thời gian qua, chính quyền của ông Biden đang thúc đẩy quá trình nối lại Thỏa thuận Hạt nhân với Iran, tái gia nhập Thỏa thuận Khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới. Ngoài ra, ông Biden được cho là sẽ gia hạn thêm hiệp ước giới hạn vũ khí hạt nhân với Nga.
 
Tuy nhiên, sự mất kiểm soát trong đại dịch của chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã khiến BAS có cái nhìn tiêu cực trong năm 2021.
 
“Chúng tôi tin rằng nếu con người tạo ra mối đe dọa này, chúng ta có thể kiểm soát chúng”, Rachel Bronson, Chủ tịch kiêm CEO của BAS cho biết.
 
Theo Jon Wolfthal, thành viên của Ban An ninh và Khoa học của BAS, đồng thời là cựu Trợ lý đặc biệt của Tổng thống, việc giữ đồng hồ ở mốc còn 100 giây là một vấn đề được tranh luận sôi nổi trong năm nay.
 
“Thế giới đang có nhiều khí nhà kính trong khí quyển hơn. Nhân loại đang cách xa các mục tiêu cơ bản để ngăn chặn biến đổi khí hậu, chứ chưa nói gì đến việc đảo ngược nó. Thế giới cũng đang có nhiều vũ khí hạt nhân hơn bao giờ hết. Ngay đến chính phủ Mỹ cũng cố gắng dỡ bỏ các rào cản chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân để mở rộng kho vũ khí của mình”, Wolfhal nhận xét.
 
“Thông tin sai lệch trên Internet không được kiểm chứng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn trong một cuộc khủng hoảng hạt nhân, có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân và kết thúc nền văn minh thế giới.
 
Thông tin sai sự thật đang tồn tại trong hệ thống thông tin và làm suy yếu quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Thế giới cần suy nghĩ kỹ và hành động cẩn thận, hiệu quả để chống lại những tác động mà thông tin sai lệch trên Internet gây ra”, tuyên bố của BAS nêu rõ.
 
Theo Wolfshal, sống trong một thế giới ô nhiễm thông tin thực sự là vấn đề.
 
“Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người mạo hiểm mạng sống của mình bằng cách không đeo khẩu trang chỉ vì nghe đồn chúng sẽ làm mất oxy của họ. Cách phòng bệnh này đã tồn tại hơn 10 năm. Tuy nhiên, vẫn có người sẵn sàng liều mạng chỉ vì tin vào những bong bóng thông tin. Đây là một thách thức không phải ai cũng có câu trả lời”, ông nhận xét.
 
Đại dịch Covid-19 cũng như việc rút ngắn thời gian đến nửa đêm của các nhà khoa học là một lời cảnh báo. Thế giới chỉ còn 100 giây đến nửa đêm, cuộc sống hiện tại chưa bao giờ mong manh đến thế nếu như loài người không đứng lên hành động.
 
Nguồn Zingnews
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X