Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Bão số 13 VAMCO tăng cấp rất nhanh, tiếp tục gây mưa lớn ở miền Trung

Thứ Tư, 11/11/2020 08:31 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bão VAMCO được nhận định như “chú bé Phù Đổng” khi liên tục tăng cấp rất nhanh trong những giờ qua, dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai và tiếp tục duy trì được sức mạnh.
 
 
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vào 1 giờ sáng nay (11/11), tâm bão VAMCO (Vàm Cỏ - tên do Việt Nam đề xuất) cách phía Nam đảo Luzon (Philippines) khoảng 480km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14.
 
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 1 giờ ngày 12/11, tâm bão ngay trên vùng biển phía Đông Nam đảo Luzon.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 16. Theo nhận định của nhiều cơ quan khí tượng, đây là thời điểm bão VAMCO đạt được sức mạnh lớn nhất.
 
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 13 trong mùa mưa bão năm nay.

bao vamco bao so 13
Dự báo đường đi của bão Vamco, bão số 13
 
Đến 1 giờ ngày 13/11, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 630km về phía Đông Đông Nam. Sau khi ma sát với đảo Luzon, bão giảm cấp nhưng vẫn còn khá mạnh với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 14.
 
Tuy nhiên sau đó, khi vào Biển Đông bão nạp thêm năng lượng và tiếp tục tăng cấp. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 1 giờ ngày 14/11, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Nam, mạnh lên cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.
 
Dự báo bão VAMCO sẽ tiến thẳng về phía đất liền các tỉnh miền Trung nước ta vào các ngày 14-15/11, tiếp tục gây ra mưa lớn và gió giật mạnh cho các tỉnh miền Trung.
 
Trong khi đó, bão số 12 đã tan nhưng do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao, nên từ nay đến ngày 12/11, các tỉnh/thành Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-250mm, có nơi trên 250mm. Các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình và Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 100mm.
 
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên. Nguy cơ xảy ra ngập lụt ở vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, đặc biệt các huyện:
 
Thừa Thiên Huế: Phú Lộc, Hương Trà.
 
Đà Nẵng: Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu.
 
Quảng Nam: Nông Sơn, Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Tiên Phước, Quế Sơn, tp Tam Kỳ.
 
Quảng Ngãi: Tư Nghĩa, Đức Phổ, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành.
 
Bình Định: Vân Canh, Hoài Ân, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Lão, Phù Cát, TP Quy Nhơn.
 
Phú Yên: Tp. Tuy Hòa, Tuy An, Sơn Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa, Sông Cầu; Sông Hinh.
 
Khánh Hòa: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm, TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh.  

Khẩn trương lên phương án ứng phó bão số 13

 
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy quốc gia, bão Vamco có hoàn lưu rộng, khi đi vào các đảo của Philippines ít có khả năng tiêu tán nên dự báo khi tiến vào Biển Đông trở thành cơn bão số 13 trong ngày 12.11, nó vẫn giữ được cấp 12, giật cấp 15. Sau khi vào Biển Đông, bão số 13 di chuyển nhanh, tiếp tục hướng nhanh vào đất liền các tỉnh Trung bộ.

“Dù cường độ bão có thể thay đổi nhưng nó không giảm được nhiều như các cơn bão vừa qua và chúng tôi nhận định đây vẫn là cơn bão mạnh”, ông Khiêm nói.
 
Cùng ngày, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai với các bộ, ngành để ứng phó mưa bão số 12 và bão số 13.

Phó thủ tướng nhấn mạnh, các tỉnh miền Trung liên tiếp đón 2 cơn bão kèm theo mưa lớn dài ngày sẽ là tình huống tiếp tục đe dọa an toàn đến tính mạng, tài sản của người dân.

Công tác ứng phó trước hết là mưa lũ sau bão số 12 ở các địa phương cần đặc biệt cảnh giác với sạt lở đất ở khu vực vùng núi, lũ lụt chia cắt cô lập nhiều khu dân cư.

Các bộ, ngành T.Ư phối hợp, hỗ trợ các địa phương tập trung nguồn lực, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.
 
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), Bộ GTVT kiểm soát chặt việc ra khơi, đi lại của các tàu cá, tàu vận tải vì sẽ có bão số 13 ngay trong những ngày tới.

Bài học trong các cơn bão vừa qua, các phương tiện đi vào khu vực bão ảnh hưởng trực tiếp sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, tài sản và khi có tình huống xảy ra, trong điều kiện thời tiết sóng to, gió lớn rất khó khăn tiếp cận, ứng cứu.
 
Các bộ, ngành phối hợp với các địa phương xây dựng các kịch bản sơ tán dân cụ thể theo từng khu vực và diễn biến bão; rà soát khu vực tránh trú đảm bảo các điều kiện an toàn để đón người dân đến sơ tán trong tình huống bão mạnh.
 
Nguồn Thanh Niên và Tiền Phong
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X