Biết được Tác dụng của Thiền quá lớn ai cũng muốn thực hành ngay

Thứ Ba, 06/11/2018 11:44 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Khi hiểu ra những tác dụng của Thiền bạn sẽ chỉ muốn ước mình có thể được thực hành Thiền càng sớm càng tốt vì điều đó vô cùng có ích cho cuộc sống về cả phương diện thân và tâm.

Có 2 loại Thiền đó là Thiền Định và Thiền Tuệ nhưng khi nói chung chúng ta vẫn chỉ dùng từ Thiền. Chúng ta không như các sư thầy đã có thể bỏ tất cả để Thiền nhưng lời khuyên cho những ai quan tâm đó là nên cố gắng chăm chỉ hành Thiền mỗi ngày.  

Nhiều người cho rằng không nên Thiền quá sớm hay nó chỉ phù hợp với các bà, các mẹ, các bác thuộc lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên đó là một trong những suy nghĩ sai lầm cơ bản của những người mới tìm hiểu về Thiền.  
 
 

An nhiên hơn khi đối diện với phiền não
 

Từ khi bắt đầu nghiêm túc hành Thiền cũng là lúc chúng ta dần xóa bỏ những thói quen cũ. Cuộc sống này luôn có những bất hòa, khó khăn nhưng chúng ta hiểu ra rằng nên học cách đối diện với phiền não, đó cũng là lúc cần thực hành Thiền. Nhưng bạn nhớ rằng Thiền đòi hỏi quyết tâm và kỷ luật cao nên phải thực sự kiên nhẫn, không thể nào có kết quả ngay được.
 
Nhờ có Thiền, khi đối diện với trở ngại chúng ta thực hành các hạnh nhẫn nhịn và khiêm cung. Nhờ có Thiền tâm luyến ái và tham lam vô độ giảm hẳn, con người có xu hướng sống giản dị hơn, giác ngộ từng phần, từng bước giải thoát khỏi khổ đau, phiền não. Khi đó, mỗi lần hành thiền mọi sự mệt mỏi, chán nản biến mất. Dù mệt mấy chăng nữa, cứ thiền ít phút là hết mệt ngay. Thậm chí có người từng có trải nghiệm và xác nhận rằng Trước những quyết định khó khăn, cứ Thiền là sẽ có cách
 
 

Thiền chữa bệnh
 

Tác dụng của Thiền khá rõ rệt được nhiều người áp dụng hiện nay đó là phương pháp bổ sung, hỗ trợ rất tích cực cho y học đương đại về lâu dài. Đối với các bệnh cấp tính, đòi hỏi tính khẩn trương kịp thời thì vẫn phải sử dụng đến y học đương đại và sau đó kết hợp với phương pháp thiền để điều chỉnh cơ thể quân bình đến tận gốc tế bào.
 
Người Ấn Độ và Ai Cập cổ đại đã phát hiện trên cơ thể người có hàng ngàn những điểm mà khi châm kim vào có thể chữa được hầu hết các bệnh.

Nhiều bằng chứng đã cho thấy thực hành Thiền đơn giản tự chữa bệnh cho mình ngay tại nhà. Như như TS Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà từng chia sẻ, trước đây ông nhiều bệnh, thậm chí vài lần chết hụt. Năm 2000 ở Sydney (Úc), bác sĩ đã khám kết luận ông bị tiểu đường, mỡ máu, men gan và chỉ định bắt buộc phải uống thuốc. Nhưng thực tế, nhờ thiền mà bao năm nay chẳng thuốc men gì, ông vẫn khỏe.

Bệnh tật chủ yếu sinh ra do sức ép căng thẳng kéo dài cộng với những ô nhiễm môi trường trong khoảng thời gian đủ dài, tất cả các nguyên nhân đó đã làm ách tắc hệ thống kinh mạch. Khi khí huyết không được lưu thông, một số bộ phận trong cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khí chất và dần dần cơ quan đó của cơ thể tất yếu sẽ sinh ra bệnh tật.
 
Khi thực hành Thiền thường xuyên, hệ thống kinh mạch bị ách tắc của cơ thể được khai thông, dinh dưỡng lại được cung cấp đầy đủ tới các cơ quan bị tổn thương, dần dần tạo lập lại sự quân bình cho toàn bộ cơ thể - đó chính là cơ chế trị bệnh của thiền.
 
 

Thiền giúp chúng ta dồi dào ý tưởng


Thiền cho ra rất nhiều ý tưởng đó là lý do các công ty lớn như Apple, Google... khuyến khích nhân viên học Thiền. Vì thế, khi cần có ý tưởng mới cho công việc hãy thực hành Thiền và đừng quên có thêm giấy bút để ghi lại ý tưởng của mình. 

trực giác thường đi kèm với cảm giác trên cơ thể, vì vậy việc hòa hợp với cơ thể có thể rất quan trọng trong việc đánh giá tâm trí đang giải thích tình huống như thế nào. Các bài tập như thiền hít thở và yoga có thể giúp nâng cao nhận thức về cơ thể và từ đó cải thiện trực giác của ta.

Nhiều nhà công nghệ vĩ đại như Steve Jobs phát biểu, Thiền mang đến những ý tưởng nhạy bén, tuyệt diệu và mới mẻ từ trực giác thông minh tiềm tàng bên trong chứ không phải một thứ gì khác. Đó là chưa kể đến việc Thiền giúp ta có khả năng cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn, thậm chí có thể nhận định đối phương có phù hợp để hợp tác làm ăn với mình hay không.
 

Kiểm soát tốt cảm xúc 


Cuộc sống ngày nay càng lúc càng có nhiều biến động, điều đó khiến chúng ta mệt mỏi vì mải đuổi theo nó. Chúng ta thường xuecảm thấy tức giận khi bị trễ giờ, tắc đường, lỡ chuyến bay... thì những người yêu Thiền xem đây là cơ hội để thực hành Thiền. 
 
Đó là chưa kể vốn là người ăn ít, ngủ ít, và thường có xu hướng ăn chay nên  ăn cái gì cũng ngon, uống cái gì cũng ngọt, ngủ ở đâu và lúc nào cũng say.  
 
Thực hành Thiền là khi ta được sống thật với mình nhất vì chủ yếu phần lớn thời gian là để quan sát tâm của mình. TS Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà cho hay: "Lúc thiền bạn không còn quan tâm nhiều đến thế giới bên ngoài nữa mà quay vào bên trong. Do 6 căn là: "mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý" tiếp xúc với 6 trần là: "sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp" mà tạo nên 6 cảm giác.


Khi hành thiền ta quan sát 6 loại cảm giác này. Bất cứ cảm giác nào nổi trội nhất hiện lên, ta nhận ra rõ nhất; các tâm tham, sân, si nổi lên rõ mồn một. cảm xúc thật, rất thật hiện lên. Nhưng thay vì phán xét, thay vì chạy theo các cảm xúc này, ta theo dõi, chỉ quan sát và theo dõi các cảm giác mà thôi. Nó đến và nó đi. Vô thường. Theo dõi và tiếp tục theo dõi 6 loại cảm giác này để trí tuệ phát triển một cách tự nhiên".
 

Tâm thanh tịnh và an lạc

 
Mục đích cao nhất của thiền là làm cho tâm thanh tịnh và an lạc rồi dùng tâm này để quan sát bản chất thật của thân và tâm.

Khi đối diện với những phiền nhiễu của cuộc đời, ta hành thiền và với tâm an nhiên, không dính mắc, với chánh kiến về vô thường, vô ngã và trống rỗng tự an lạc sẽ xuất hiện.

Thực tế không ai có thể thay đổi được thế giới này, không thay đổi được ngoại cảnh, chúng ta chỉ thay đổi được chính mình, vậy nên phải thiền. Thiền để thay đổi tâm, tâm của chính bạn. 
 
Thiền định đủ lâu, bạn sẽ tự biết nhắc nhở bản thân sống có đạo đức, theo nhân bản - nhân quả.

Tác dụng của Thiền quá rõ ràng với nhiều bằng chứng xác thực nhưng khái niệm này dường như vẫn còn mơ hồ đối với rất nhiều người và họ cho rằng tác dụng này có tính ma mị, mê tín. 


MiMo (Tổng hợp)