- Tư thế ngủ của Đức Phật có ý nghĩa gì mà Ngài chỉ ngủ suốt đời mãi một kiểu
- Vì sao phải Quy y Tam Bảo và cách thức tiến hành ra sao mới đúng?
1. Sức lan tỏa của hình tượng Phật giáo trong đời sống
Chính đức tin này đã khiến cho hình ảnh của Đức Phật được lan truyền rộng rãi trong đời sống, để người dân có thể mua về, bày tỏ lòng tôn kính của mình.
Người ta thường cảm thấy rằng, khi sử dụng những món đồ có liên quan đến Phật giáo này, bản thân và gia đình sẽ được Đức Phật phù hộ, gặp nguy hóa an, đồng thời tự nhắc nhở bản thân mình không làm việc hung ác, cái tâm trong sáng, luôn luôn hướng thiện.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng tượng Phật sau khi mua về phải bài trí ở nơi trang trọng trong nhà. Nếu đặt tượng Phật phạm cấm kị sẽ dễ dẫn đến những điều xui rủi cho mọi người trong gia đình.
Cùng với đó, nhiều người cho rằng thờ càng nhiều tượng Phật càng tốt, nhưng trên thực tế thì không đúng, chúng ta thờ nhiều nhất là ba vị (Tam thế Phật) là được, và nên thờ theo tông mình đang theo.
Đây là hình thức đang ngày càng phổ biến trong xã hội, không những Phật tử mà cả những người ngoại đạo cũng rất chuộng. Vậy có nên đeo tượng Phật trên người không?
Cần phải thấy rằng, đeo trang sức có hình Đức Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát,… không phải để “xua đuổi ma quỷ” hay là cầu may mắn, cầu che chở. Ta không nên coi những món đồ có hình ảnh tâm linh này là một thứ bùa chú bởi như vậy là đi ngược lại tinh thần Phật giáo.
Đây chính là hành động thể hiện sự tín ngưỡng rất đơn giản mà hiện nay, gần như ai cũng có thể làm được.
2. Khi gặp giấy gói đồ, báo chí có in hình ảnh Phật, Bồ tát, ta nên xử trí thế nào?
Nhiều người cảm thấy thắc mắc rằng xử trí thế nào với báo chí có in hình ảnh Phật ? Liệu giấy báo này có thể đem bỏ đi không? Phải xử lý như thế nào thì mới xác đáng?
Thậm chí, một vài người còn cực đoan cho rằng việc cất ảnh Phật trong ví tiền, hay làm hình nền trên điện thoại, máy tính là bất kính, và chỉ nên để Phật và hình ảnh của Phật trên bàn thờ.
Trên thực tế thì kết pháp duyên với chúng sinh là một chuyện tốt. Lúc rộng kết pháp duyên không nên có húy kỵ gì cả, đừng cho là mình làm thế này, thế khác thì sẽ khinh nhờn, khuấy nhiễu hình tượng Phật, Bồ Tát và tạo nhiều nghiệp tội.
Chỉ cần xuất phát từ lòng tôn trọng, kính ngưỡng đối với Đức Phật và Bồ Tát thì mọi việc chúng ta làm đều đáng trân trọng.
Xem thêm:
Thậm chí, khi chúng ta giới thiệu cho người khác thì không cần phải có những lo người ta có hủy báng, sỉ nhục hình tượng Phật không. Bởi lẽ nào Đức Phật lại hiềm trách ta? Chỉ những kẻ phàm phu, chẳng phải thánh nhân mới hiềm trách, còn Đức Phật chắc hẳn sẽ không như vậy.
Nếu nhà bạn có chỗ cất giữ thì bạn có thể cắt hình, danh hiệu Phật, Bồ Tát trên báo và cất vào những nơi gọn gàng, sạch sẽ để làm kỷ niệm cũng tốt. Hoặc bạn cũng có thể cắt dán những hình ảnh ấy lên sách vở, đồ dùng trong gia đình mình.
Còn nếu gia đình bạn không có chỗ cất chứa, hoặc bạn quá bận rộn không thể làm được những việc trên thì cứ xử lý như những báo chí thường cũng được, không cần phải lo lắng hay tính toán xem mình có phạm kỵ hay không.
Đặc biệt, bạn cũng biết là trên thế gian này có rất nhiều người tạo ác nghiệp, vì thế mà việc tạo danh hiệu và hình tượng Phật, Bồ Tát càng nhiều sẽ càng tốt.
Người đạt được lợi ích ít hay nhiều là tùy theo tâm của mỗi người, tùy theo nguyện của mỗi người, hiểu càng nhiều thì lợi ích ấy càng lớn.
Chúng ta phải hiểu đạo lý này, hiểu chân tướng sự thật này để khi có người đến hỏi, chúng ta có thể trả lời giúp họ từ bỏ nghi hoặc và sinh lòng tin tưởng.
Hành động đối với một tờ báo hay tranh ảnh có in hình tượng Phật giáo ra sao là tùy mỗi người, cốt là khi làm như vậy, cái tâm của chúng ta như thế nào.
3. Nên làm như thế nào khi thay tranh ảnh, tượng Phật cũ?
Đến khi những món đồ ấy đã cũ và họ muốn thay đổi một số tượng Phật, tranh ảnh về Phật Giáo thì không biết phải làm thế nào, cần phải thực hành những nghi lễ gì, đồng thời phải mang những tranh ảnh, tượng Phật cũ đi đâu để không mang tội bất kính với Tam Bảo.