Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Dùng tiền mà có thể để đối lấy mạng sống là cái giá quá rẻ!

Thứ Năm, 02/06/2022 16:01 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hãy ghi nhớ lời Phật dạy về tiền bạc rằng nó chỉ là phương tiện, thế nên xem tiền hơn cả mạng sống của mình là sự ngu ngốc mà không phải ai cũng nhận ra.

1. Chớ xem tiền hơn cả mạng sống


- Câu chuyện vì tiền mà mất mạng


Có kẻ nghèo kia khi bị cướp trấn lột trên tay chỉ có một đồng xu nhưng anh này vẫn giữ chặt vì nghĩ rằng khó khăn lắm mình mới kiếm được tiền, mất đi rồi lấy gì mà ăn. Thậm chí dù bị đánh đập đau đớn toàn thân nhưng nhất quyết không buông tay ra.

Tên cướp nghĩ rằng có cái gì đó trong tay quý giá lắm nên anh này mới cố gắng bảo vệ, nó dùng hết sức đánh anh tới chết, thế nhưng đến khi gỡ tay ra thì thấy chỉ có mỗi một đồng xu trong bàn tay đang nắm chặt.

Kẻ nghèo đó quý trọng đồng tiền không đúng chỗ, cho nên bị đánh tơi bời, rốt cuộc tiền mất mà mạng cũng không còn. Khi gặp nguy, anh đâu đủ lý trí để nghĩ rằng thôi cứ đưa đồng xu ra trước biết đâu còn được tha mạng.

- Câu chuyện buông tiền giữ được mạng


Trong khi đó, một câu chuyện tương tự cũng kể lại rằng có một lão phú ông khi bị cướp chặn đường ông liền mang hết của nải mang theo ra và nói: Tôi có thể cho anh hết số tiền này miễn là anh tha mạng cho tôi là được.


- Đừng quá đặt nặng vấn đề tiền bạc


Con người ta vì quá đề cao tiền bạc, xem chúng là trên hết nên khi nào cũng phải cố gìn giữ dẫn đến mang họa vào thân, thậm chí có nguy cơ thiệt mạng mà vẫn cố chấp. Những người này đã xem trọng tiền hơn chính mạng sống của mình, họ đâu nghĩ tới cảnh mình chết đi rồi thì làm gì được tiêu tiền nữa!

Vậy nên, cần hiểu ra một điều rằng, tiền là vật vô tri do ta tạo ra, nếu có mất đi rồi thì ta vẫn còn làm lại được, thế nên còn mang tiền ra để đổi được mạng thì thực ra đó là món hời đấy chứ.

Tuy rằng cuộc sống này cần phải có tiền mới sống được nhưng đừng đặt nặng nó quá, hãy chỉ nên xem đó là phương tiện để phục vụ cho cuộc sống của chúng ta mà thôi.

Thế nhưng, vẫn có những người chở “hàng cấm” với giá 1 triệu đồng mỗi lần, hoặc không ít cô gái trẻ bán đi lòng tự tôn của mình để kiếm vài chục triệu mỗi tháng, hoặc có người giành tên cướp chiếc Iphone mới mua của mình đến nỗi mất mạng,...
 
Doi tien lay mang song

 


Theo lời Phật dạy về tiền bạc thì nó nên chỉ là phương tiện để phục vụ cuộc sống của chúng ta, một phần có thể dùng để tài đầu tư và phần còn lại để đề phòng rủi ro:

"...Làm giàu theo cách này
Đúng cách người tại gia
Tiền của chia bốn phần
Được bạn bè khen ngợi. 
 
Một phần chi cá nhân
Hai phần việc làm ăn
Một phần dành tiết kiệm
Phòng bất trắc rủi ro”.

Thế nhưng hầu hết chúng ta thường dùng tiền để phát triển về mặt hình thức, bề nổi bên ngoài để phô trương thanh thế chứ không phải vì phục vụ cho lợi ích thực sự.

Bên cạnh đó, có nhiều người rất ham thích tiền, mê tiền đến nỗi lãng quên trách nhiệm đối với gia đình, người thân. Đáng tiếc là để thỏa mãn lòng ham muốn của mình là điều không thể vì càng mua sắm ta lại càng có cảm giác thiếu thốn.

Quần áo chật kín các tủ ta vẫn cảm thấy không có gì để mặc. Một người chủ doanh nghiệp khi làm ăn được lợi nhuận càng nhiều thì tham vọng càng lớn rồi lại lâm vào con đường tù tội... 

Thế nên Đức Phật mới nói rằng: “Người đam mê đắm say chạy theo ngũ dục quá đáng thì chẳng khác gì người khát nước mà uống nước muối, càng uống càng thêm khát”.

Thế nên Ngài mới khuyên chúng ta có cái nhìn tỉnh thức hơn về tiền bạc để cho nó thực hiện đúng vai trò của mình. Tiền bạc vốn là huyết mạch để bảo tồn sự sống cũng như máu lưu thông chạy khắp cơ thể nên con người mới sống và tồn tại. Thế nhưng đừng đặt nó lên trên tất cả vì cuối cùng ta sẽ là người trả giá cho những suy nghĩ sai lầm ấy. 
 
Những câu nói hay về sự khiêm tốn để nhắc nhở bản thân sống đẹp với đời
Những câu nói hay về sự khiêm tốn khuyến khích bạn có lối sống văn minh hơn, cởi mở hơn và chắc chắn sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng.

2. Khoe mình lắm tiền xem chừng lại mất mạng


Có chuyện kể lại rằng có một ông bán chiếu nọ cứ trưa nắng là ghé vào hàng nước uống để lấy sức đi tiếp. Trước đây làm gì có loa đài như bây giờ, mỗi lần đi bán chiếu bằng xe đạp là ông chằng đống chiếu chất cao sau yên xe rồi còng lưng đạp, vừa đi vừa rao: "Ai chiếu đây".

Có lần vào quán có khá đông người ngồi, ông cao hứng kể rằng nhà mình giàu lắm, có của ăn của để hẳn hoi nhưng ông vẫn thích đi bán chiếu cho vui. Mọi người thì trầm trồ còn ông thì tỏ ra thích thú. Thế rồi mấy ngày sau, người ta tìm thấy xác ông cạnh con sông cùng chiếc xe đạp và đống chiếu ở cạnh đấy.

Không biết nhà ông có giàu có như lời kể thật không nhưng qua mấy lời ông nói thì kẻ gian nghe được đã nổi lòng tham và tìm cách giết người cướp của. Cũng chẳng ai rõ kẻ sát hại ông có kiếm được đồng nào không nhưng ông đã mất mạng cũng chỉ vì lời nói trong lúc cao hứng.

Đến nay, dân quanh làng vẫn kể lại câu chuyện này cho con cháu để nhắc nhở có tiền cũng đừng vội vàng khoe mẽ, coi chừng mất mạng như ông bán chiếu nọ.
 
Dung co to ra la nguoi giau co
 
Điều đáng nói là không ít người dù không có tiền lại còn cố tỏ ra rằng mình là người giàu có, vàng bạc, châu báu đeo đầy người để rồi rước họa vào thân, vô tình thu hút những người xấu tìm đến hãm hại.

Hoặc nếu bản thân là người may mắn có nhiều phước đức và giàu có ở đời này thì không chỉ biết giúp người, giúp đời nhằm gia tăng phước báo mà còn phải răn mình lúc nào cũng phải khiêm cung, kín đáo, giữ mình.

Bạn không cần giả nghèo giả khổ, chỉ sống đơn giản là cũng đã đảm bảo cho cuộc sống an toàn hơn những người trong nhà đầy vật quý hiếm, đắt đỏ rồi.

Người có nhiều tiền của chỉ mang lại sự thoải mái về các phương diện vật chất, nhưng thường xuyên trong tâm trạng lo lắng và sợ hãi. Họ lo sợ bị mất trộm, bị kẻ gian tấn công. 
 
Sự thoải mái về vật chất lại không tạo nên hạnh phúc hay sự mãn nguyện thậm chí có thể làm cho chúng ta có rất nhiều kẻ ganh ghét, tật đố muốn hãm hại, thế nên lại chẳng có lấy một ngày bình yên, hạnh phúc.

Theo tuệ giác của Đức Phật, người tại gia có quyền làm giàu để nâng cao sự sống và có cơ hội đóng góp, phục vụ cho gia đình và xã hội. Phật chỉ dạy cách thức cho mọi người và phương pháp làm ra tiền bạc, của cải mà không làm tổn hại cho ai nhưng vẫn luôn răn chúng ta phải biết đủ.

Thế mà không ít người hiện nay luôn ngưỡng mộ những người giàu có, ước mong rằng khi nào mình giàu mình sẽ được sung sướng như họ mà quên đi cuộc sống thực tại. Họ đâu biết rằng dù là người giàu thì cũng có những nỗi lo riêng.

Nếu có cơ hội trò chuyện với một người giàu có, thành công nào đó bạn cũng nhận ra rằng họ cũng có những vấn đề đau đáu trong lòng chưa giải quyết được, họ không hoàn toàn hạnh phúc như chúng ta vẫn tưởng. Vậy nên chi bằng biết hài lòng với những gì mình đang có, chọn cách sống an vui ngay từ trong hiện tại chứ không cần đợi tới lúc mình giàu.

Hãy trân trọng mạng sống của mình vì thời gian ở cõi người này không có nhiều, hơn nữa ta đâu biết khi nào mới quay lại được làm người vì biết đâu cả trăm, nghìn kiếp tới ta lưu lạc nơi đâu. Khi nhận thức rõ được điều này thì ta sẽ biết mình cần làm gì trong những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo.

Trong việc người Do Thái dạy con có một câu chuyện được nhiều người truyền miệng như sau: Người mẹ hỏi con gái rằng: "Nếu nhà mình bị cháy con sẽ mang theo thứ gì?"

Cô bé 5 tuổi trả lời: "Đơn giản quá, con muốn mang theo tiền hoặc vàng bạc! Vì chúng rất có giá trị". Bà mẹ lắc đầu, cô bé lại nghĩ rằng nên mang theo sách vở vì chúng quý giá. Bà mẹ cũng không cho rằng đó là câu trả lời đúng. Cuối cùng bà mẹ nhẹ nhàng nói: "Con cần mang theo trí tuệ, vì chẳng ai có thể lấy trí tuệ của con đi cả".

Có thể thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh hoạn nạn nào thứ ta cần giữ là mạng sống của mình. Sau cùng, với trí tuệ đang có, ta sẽ có thể gây dựng lại cuộc sống. Vì thế chớ xem tiền hơn cả mạng sống bạn nhé, chỉ cần bạn còn trên cõi đời này thì mọi thứ sẽ còn!

Tin cùng chuyên mục

X