Tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam luôn trong tình trạng báo động vì đa phần do sự thiếu hiểu biết của giới trẻ khi họ chỉ muốn "giải quyết vấn đề" cho xong để còn làm việc khác mà không biết rằng hành động của mình chứa đựng tội lỗi đáng sợ, điều này thậm chí còn ảnh hưởng toàn bộ cuộc sống của họ về sau.
Theo khía cạnh tâm linh, phá thai chính là giết người thì mọi tội lỗi của chúng ta dù không được pháp luật ghi nhận nhưng cảm giác tội lỗi sẽ luôn theo đuổi chúng ta đến cuối đời.
Những điều chúng ta ít biết về vong thai nhi
- Khi được đầu thai vào gia đình nào đó, Thân Trung Ấm như một tia ánh sáng nhỏ nhưng chỉ cần bố mẹ nó bắt đầu "chuyện chăn gối", sự vô minh của nó liền dấy động, lúc này liền có một luồng sức hút như nam châm hút sắt, không kể khoảng cách xa đến đâu, đều có thể hút nó sang đến để đến đầu thai.
- Người chết trong trạng thái nào thì vong sẽ tồn tại trong trạng thái đó, nên vong thai nhi thường là đứa trẻ chưa biết nói, chúng chỉ biết khóc và quấy như những đứa trẻ bình thường khác. Sau đó, vong vẫn phát triển tư duy theo năm tháng nhưng thời gian khác bình thường. Ví dụ sau 40 năm (thời gian cõi trần) thì hài nhi đỏ giống như đứa trẻ đã 4 tuổi (thời gian cõi âm).
- Nếu như là sẩy thai tự nhiên, hoặc là thai chết trong bụng, thì đó là do sinh mạng của thai nhi tự nhiên kết thúc, cho nên không kể phạm giới sát. Tuy nhiên, nếu như cố ý làm việc phá thai, đây tức là phạm giới sát.
- Tính cách thai nhi tương đồng với tính cách trẻ con bình thường, ta phải trò chuyện với chúng như con mình và giải thích cho con hiểu và nhờ thầy cao tay, đủ tâm đức để con thoát đươc kiếp này, siêu thoát để chuyển kiếp, tránh bị mắc kẹt nơi đây quá lâu.
Phá thai trong hoàn cảnh không mong muốn
Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Phá thai vì thiếu hiểu biết là một lẽ thế nhưng có những trường hợp không mong muốn như khi soi siêu âm phát hiện thai nhi có dị tật bẩm sinh và được bác sĩ khuyên bỏ thì nên như thế nào. Hầu hết chúng ta trong hoàn cảnh đó đều rất thương tiếc nhưng đành phải bỏ đi. Thế nhưng theo khía cạnh nhân quả bạn nên tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn.
Ví dụ như trước đây khoa học không đủ phát triển, chúng ta không có máy dò siêu âm và đến khi hạ sinh mới biết vấn đề của con thì sao? Cuối cùng các gia đình đó vẫn nuôi và yêu thương con mình bất chấp hoàn cảnh.
Chúng ta tưởng rằng bỏ thai nhi có dị tật là cách dẹp bỏ đi cái phiền não về sau thế nhưng cho dù đó không phải là duyên lành nhưng bố mẹ không có quyền chối bỏ nó.
Bậc làm bố, làm mẹ nên thương cảm, thương đứa trẻ không được hoàn hảo ấy hơn là loại bỏ cơ hội sống của nó vì nếu không dù bỏ đi đứa trẻ tật nguyền trong bụng, theo nhân quả vẫn là càng làm tăng duyên ác cho bản thân.
Đúng là nuôi chúng là chấp nhận sự cực khổ nhưng đó thực sự là nhân duyên quả báo, ta chối bỏ ở hiện tại thì tương lai ta vẫn phải trả lại đầy đủ bằng cách này hay cách khác mà thôi.
Có câu “Vợ chồng là do tiền duyên, thiện duyên, ác duyên; không duyên thì chẳng gặp. Con cái vốn do nợ túc căn đời trước, thiếu nợ, trả nợ; không nợ thì chẳng đến.” Con đến đầu thai, phải có ba duyên thành thai là duyên cha, duyên mẹ, và duyên của chính đứa bé.
Tuy nhiên người thế gian chẳng hiểu rõ nhân quả nên thường ra tay phá bỏ đứa trẻ theo lời khuyên của bác sĩ cho dù là với mục đích tốt đẹp rằng: "Sợ con sinh ra sẽ khổ".
Người bị cưỡng hiếp mà có thai
Rơi vào tình trạng này người phụ nữ cả thân và cả tâm đều đau đớn nhưng đứa trẻ, hài nhi đó hoàn toàn vô tội, vì thế mà đi phá thai thì đây là giết hại một sinh mạng.
Nếu tin sâu nhân quả, người này vẫn nên để đứa trẻ ra đời mà không phá thai, chấp nhận rằng cuộc sống của mình sẽ phải chịu nhiều điều thiệt thòi, khổ đau. Nhưng nhớ rằng chỉ bằng tình yêu thương con, bạn sẽ có sức mạnh để thực hiện mọi điều, vì thế, thay vì yếu đuối hay chán ghét cuộc đời thì hãy mạnh mẽ lên.
Thế khi hủy phá đứa trẻ trong thai, thì cho dù là con cái đến do duyên thiện, cũng biến thành duyên ác, trở thành thù hận, thành ra “quỷ tí hon khó hòa giải”.
(Tổng hợp)