Chúng ta có thói quen khi ai đó không hiểu về vấn đề mình đang nói, hay mình đang khuyên răn đối phương sẽ cho rằng họ vô minh. Và từ này được sử dụng ngày càng phổ biến nhất là khi nói về khía cạnh tâm linh nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ Vô Minh Là Gì? Câu chuyện sau đây sẽ giúp bạn hiểu một phần nào đó về khái niệm này.
1. Vô minh là gì?
Từ "vô minh" trong tiếng Phạn gọi là Avidya và tiếng Pa-li là Avijja, nghĩa là sự "thiếu hiểu biết", thế nhưng cũng có thể hiểu đấy là một sự "nhầm lẫn". Nói một cách đơn giản thì ta có thể hiểu vô minh như là một cách "nhìn sai" hay "hiểu sai".
Đối với Phật Giáo thì một học giả uyên bác, một triết gia thông thái, một khoa học gia lỗi lạc hay một chính trị gia khôn ngoan... vẫn có thể là những người "vô minh" và "u mê", vì tuy rằng họ hiểu rành rọt về chuyện này thế nhưng cũng có thể nhìn sai và hiểu sai về một chuyện khác. Chữ nhẫn cần học một điều thôi, có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành
2. Câu chuyện buồn về sự vô minh của người cha
Một hôm, vì việc buôn bán anh phải rời khỏi nhà, có một bọn cướp kéo đến đốt phá và cướp sạch cả làng, bắt cả đứa con của anh mang đi, lúc ấy đứa bé mới lên năm tuổi. Khi trở về, trước cảnh tang thương và điêu tàn, anh thương gia đau khổ vô ngần.
Lúc bới những đống vật liệu cháy dở còn ngổn ngang ở nền nhà, anh tìm thấy xác một đứa bé cháy đen. Anh than khóc trong đau đớn khi ôm lấy xác của đứa bé.
Sau đó anh đem xác đứa bé đi hỏa táng rồi lấy một ít tro gói vào một mảnh lụa quý. Anh đeo gói tro ấy vào người, dù đang làm việc, đang ăn hay đang ngủ anh cũng không rời gói lụa. Thỉnh thoảng anh vẫn ngồi yên một mình để nhớ và thương con, và mỗi lần như thế anh lại khóc thật lâu.
Sự hiểu biết sai lạc hay vô minh chính là nguồn gốc của khổ đau. Nhất là khi chúng ta cứ khư khư giữ một điều cố chấp cho rằng với kinh nghiệm của mình đó là điều đúng đắn. Không hẳn sự thiếu hiểu biết gây ra khổ đau, nhưng chính trí thông minh sai lạc đã giữ vai trò trực tiếp. Kinh sách gọi trí thông minh sai lạc là tà kiến.
3. Cách tránh phạm sai lầm vì vô minh
Vì thế, điều cốt yếu là ta vẫn phải tự tìm hiểu xem mình thực sự phù hợp điều gì, phong cách tu tập như thế nào thì mới mong sớm thoát khỏi vòng luẩn quẩn do sự vô minh của mình gây ra.
Mỗi người có một cái vô minh riêng của mình và chúng ta vẫn luôn muốn ôm khư khư lấy nó. Vì thế việc tu tập tất nhiên cũng phải phù hợp với cái vô minh của từng người là như vậy.
Để có Trí Tuệ ta cần có thời gian tìm hiểu bản chất đích thật của hiện thực. Thật ra tất cả những thứ ta thấy về một ai đó rằng họ hiền, xinh, tốt bụng, ngoan, xấu tính, ác độc... đấy chỉ là những biểu lộ "bên ngoài" của hiện thực, và là những ảo giác do vô minh diễn đạt. Thế nhưng nếu ta vẫn cứ nhất quyết cho rằng cái tổng thể ảo giác đang chuyển động ấy là một thực thể vững bền mang một ý nghĩa nào đó, thì tức khắc sự thèm khát hay ghét bỏ sẽ phát sinh.
Gạt bỏ mọi ảo giác là để nhìn thấy bản chất trống không của hiện thực, và cái bản chất ấy không phải là hư vô. Gạt bỏ mọi ảo giác cũng không phải là xóa bỏ hiện thực mà đấy chỉ là một cách "dừng lại" với hiện thực, một sự đình chỉ để "hòa mình" với hiện thực.
Cái tánh không của hiện thực tượng trưng bởi sự đình chỉ thật ra đầy ắp và "thật sâu thẳm, không thăm dò được, mênh mông như đại dương". Vì thế, quá trình tu tập để có được Trí Tuệ là quá trình lâu dài, suốt cả cuộc đời của chúng ta.
Nếu nhìn vào trường hợp của Đức Phật thì các bạn tất sẽ nhận thấy ngay là dù đạt đượcmột sự hiểu biết siêu việt đến đâu đi nữa thì Ngài cũng không bao giờ dừng lại ở đó. Ngài luôn tự nhủ: "Nhất định còn có thể đẩy sự hiểu biết về điều đó xa hơn như thế nữa".
Vì thế, chúng ta hãy thôi tự mãn và khoe khoang về các thành tích mà mình đã thực hiện được. Chúng ta tưởng rằng mình cố gắng làm việc này hay việc nọ trong một khoảng thời gian nào đó và sau đấy thì cho rằng mình đã biết hết, không cần phải làm gì thêm nữa. Sự kiêu hãnh và tự hào đó sẽ làm giảm đi sự tỉnh giác của mình.
Kathy (Tổng hợp)