Vợ của Đức Phật là ai? Người phụ nữ tài sắc vẹn toàn không phải ai cũng biết

Thứ Hai, 01/04/2019 10:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không nhiều người tìm hiểu kỹ về Đạo Phật và họ bất ngờ khi biết rằng ngài có vợ và không khỏi phân vân về: Vợ của Đức Phật là ai? Bạn sẽ tìm được câu giải đáp trong bài viết sau.

Nói về vấn đề tâm linh, chúng ta thường có xu hướng thần thần hóa những gì mình không hiểu. Trong bài viết Những hiểu lầm về đạo Phật không phải ai cũng biết đã chỉ ra rằng Đức Phật cũng là người như chúng ta. Tên thật của ngài là Tat Đat Đa là con của Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng hậu Ma Da (Maya).

Ngài đã từng có vợ nên mọi người phân vân không hiểu tại sao không muốn các Phật tử có vợ?

Đạo Phật chưa bao giờ ủng hộ hay chống lại hôn nhân. Không có điều luật nào quy định con người phải kết hôn hay không được kết hôn. 

Thay vào đó, Ngài đã chỉ ra những khó khăn sẽ nảy sinh trong cuộc sống vợ chồng, để muốn các Phật tử biết được mà chuẩn bị cho chính mình và người bạn đời. Đạo Phật quan niệm hôn nhân là chuyện riêng của mỗi người, không phải một nghĩa vụ tôn giáo.  
 
Lý do các nhà sư nên độc thân, giữ giới, không kết hôn vì khi đó họ không phải chăm lo cho gia đình sẽ giúp họ tập trung thời gian và sức lực một cách tốt nhất.

Đến đây sẽ có nhiều người tò mò vợ của Đức Phật là ai?

Vợ của Đức Phật là ai?


Khi mới đản sinh, có lời tiên tri rằng Thái tử Tat Đat Đa lớn lên sẽ xuất gia sẽ thành đạo giải thoát và làm Thầy của tất cả chúng sinh. Đức vua lo lắng đã làm mọi cách để ngăn cản việc con trai xuất gia trong đó có cả việc cưới vợ khi chàng lên 16. Vua tổ chức cuộc tuyển chọn mỹ nữ để mong ràng buộc chàng bằng hạnh phúc ngũ dục của thế gian.
 
Các nàng công chúa xinh đẹp nhất từ khắp nơi trên đất nước được tập hợp lại để Thái tử lựa chọn. Chàng không có tình cảm với ai nên khéo léo từ chối tất cả. Nhưng khi buổi lễ sắp tàn thì công chúa Da Du Đà La chạy vào và hỏi có còn món quà nào cho mình không.

Thái tử Tat Đat Đa đã chính thức chọn nàng khi anh đứng lên, lấy sợi dây chuyển ngọc trai nhẹ nhàng đeo vào cổ Da Du Đà La. Đây đúng là một mối lương duyên trời định, rất đặc biệt. 

 
Công chúa Da Du Đà La là con vua Thiện Giác nước Ba-la-nại. Công chúa và Thái tử sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm.

Cha của nàng - vua Thiện Giác phản đối cuộc hôn nhân này vì từng nghe tin Thái tử sẽ thành một nhà sư. Ông không tin vào tài năng của chàng trai trẻ nên nghĩ rằng chàng không xứng với con gái xinh đẹp, thông minh, tài năng của mình. 
 
Công chúa khăng khăng khẳng định sẽ chỉ lấy Tat Đat Đa nên nhà vua phải đưa ra thử thách để chọn con rể. Chàng đã phải tỉ thí với vô số các thí sinh trên khắp đất nước với 3 bộ môn là bắn cung, cưỡi ngựa và đấu kiếm. Tat Đat Đa lần lượt thắng cuộc và thể hiện được bản lĩnh của mình và được thành hôn cùng công chúa.

Trước đây, hai người đã tình cờ gặp nhau trong 1 cuộc thi võ nghệ mà Thái tử đoạt giải nhất. Da Du Đà La là người mang giải thưởng là con voi trắng quý báu của triều đình cho chàng. Hai người nhìn thấy nhau và có cảm tình với nhau từ dạo đó. 

Sau đó không lâu, hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề tổ chức một cuộc thi sắc đẹp và trình diễn quốc phục phụ nữ. Thái tử là người được Ban Tổ chức để cử đứng ra phát thưởng cho các cô gái đoạt giải, nhưng khi trao đến công chúa Da Du Đà La thì hết phần thưởng. Chàng đã xử lý nhanh bằng việc cởi chính xâu chuỗi đang đeo trên cổ mình để đeo vào cổ công chúa.
 
 
Sau khi kết hôn, hai người có với nhau một người con trai tên là La Hầu La. Nhưng Tat Đạt Đa sau khi được chứng kiến cuộc sống khổ sở của dân chúng bên ngoài bởi cái già, bệnh, chết, việc giết chóc lẫn nhau, Thái tử đã quyết định rời đi.

Ngài đã ra đi mắt không nhìn lại, bỏ hết sau lưng mọi lạc thú của trần gian, dừng lại bên dòng sông A-nô-ma rồi tự cắt tóc xuất gia.
 
Sau khi ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề, Thái tử  đã được giác ngộ và trở thành Đức Phật Tat Đạt Đa Cồ Đàm, còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni. Xem thêm: Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà để không nhầm lẫn

Từ khi chồng đi, nàng vẫn giữ được sự bình tĩnh trong nỗi đau trống vắng. Bà dành trọn tình thương yêu để chăm lo cho La Hầu La nhưng vẫn luôn nhớ đến Thái tử với một niềm hãnh diện. Bà thầm hiểu được chí nguyện cao cả của Thái tử, nên tự hứa với lòng là sẽ nuôi nấng con thật tốt, sống một đời mẫu mực để xứng đáng với chồng.

Một lần trở về thăm vợ, ngài nói với nàng: "Này Da Du Đà La! Không phải chỉ trong kiếp sống cuối cùng của Như Lai mà trong tiền kiếp, nàng đã bảo vệ, kỉnh mộ và trung thành với Như Lai. Như Lai biết nàng đã rất vất vả. Sự hy sinh cao quý của nàng, Như Lai thấu hiểu, vậy nàng cũng nên hoan hỷ vì tất cả chúng sinh".

Sau này, khi được gặp Phật pháp, bà đã nhanh chóng tiếp nhận, nương theo sự chỉ dạy của Đức Thế Tôn mà bỏ phàm làm thánh. Vì hạnh phúc của nhân loại, bà đã không bám víu, theo đuổi hạnh phúc của riêng mình. Xem thêm: Nhân ngày lễ Phật Đản, nhìn lại cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra tới khi tu thành chánh quả
 

Nhân duyên kiếp này chính là do kiếp trước định đoạt

 
 
Tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật thích ca ta sẽ biết rằng từ lúc sinh ra Tat Đat Đa được tiên đoán là trở thành một nhà sư vậy sao còn cưới vợ? Nhân duyên vợ chồng đâu đơn giản, có duyên có nợ mới tu thành. Từ kiếp trước vào thời đại của Phật Dipankara, còn gọi là Đức Phật Nhiên Đăng. 

Thái tử Tat Đat Đa lúc này là một tu sĩ tên Sumedha còn Da Du Đà La khi đó là một tiểu thư quyền quý tên là Sumitta.

Tình cờ một lần Sumedha muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tặng hoa Đức Phật Nhiên Đăng trong cơ hội hiếm hoi được gặp ngài thì nhận ra nhà vua đã mua hết toàn bộ số hoa của kinh thành Paduma. 

Sumitta lúc này đang cầm 8 bông sen trong tay nên Sumedha ngỏ ý muốn mua một bông. Sumitta mỉm cười nói sẽ cho anh 5 bông nếu hứa kiếp sau họ sẽ là vợ chồng của nhau.
 
Sau này, khi nghe được lời tiên tri rằng Sumedha sẽ trở thành Phật dưới cái tên là Cồ Đàm ở tương lai, nàng đã cắt tóc và nguyện trở thành Phật tử, hỗ trợ Ngài trên con đường trở thành Phật. Chính khát khao mạnh mẽ cùng những việc tốt mà nàng đã làm trong một thời gian dài đã giúp nàng được đầu thai, trở thành vợ của Thái tử trong kiếp sau. 

Trải qua vô lượng kiếp trước, dưới nhiều hình thức tái sinh, công chúa đã từng là thê tử của Đức Phật: từ đôi chim bồ câu, quạ, thiên nga, cho đến đôi vợ chồng vương giả trong cung điện hay trên cõi Thiên... Bao giờ nàng cũng ở bên cạnh Đức Phật trong suốt cuộc sống ấy với đức tính thủy chung cao đẹp.

Nàng đã thực hiện lời nguyện cao cả là hỗ trợ chồng trong mọi cảnh đời trên con đường tìm cầu chân lý qua mọi nẻo luân hồi. Tấm gương cao cả về lòng thủy chung và trí tuệ tuyệt vời của nàng Da Du Đà La đáng để cho chúng ta noi theo.

Minh Minh (Tổng hợp)