Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn là gì? Vì sao không được để bàn thờ trên cao?

Thứ Tư, 24/01/2018 16:38 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bạn có biết vị trí đặt bàn thờ Thần Tài chính xác? Bởi Thần Tài là một vị thần rất quan trọng với những gia đình làm ăn, kinh doanh nên việc thờ cúng sao cho đúng cũng cực kỳ quan trọng.
 
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài với mong muốn mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.  
 
Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần Tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà.
 

1. Đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí nào là đúng?


Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, ông Địa chính xác nhất là ở một góc nhà, ở dưới đất, trước cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc, chứ không phải ở nơi sạch đẹp, trang trọng như ban thờ Tổ tiên hay bàn thờ Thổ Công.
 
Bàn thờ Thần Tài, ông Địa là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng, hoặc là chiếc thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh. Phía trong khám dán bài vị của Thần tài được viết trên giấy đỏ, mực viết bằng kim nhũ.
 
Bản chất Trường Khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính Âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội (ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài đến muốn thắp nén nhang phải xin phép gia chủ) nên nên đây không phù hợp để đặt bàn thờ thần Tài, ông Địa.
 
Ngoài ra, nếu bàn thờ gia tiên được đặt ở trên cao, kín đáo và ít người qua lại thì bàn thờ Thần Tài nếu đặt khuất như thế sẽ không đón được tiền tài. Gia chủ không nên xin bộ bàn thờ của người khác để thờ cúng cầu tài cho mình. Mỗi nhà chỉ nên đặt một bộ bàn thờ Thần Tài, Ông Địa duy nhất.
 
Vi sao ban tho than tai, ong dia khong duoc de tren cao
 
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài còn liên quan đến sự tích của Thần Tài. Có rất nhiều sự tích liên quan nhưng có một sự tích liên quan đến vị trí đặt bàn thờ. 
 
Ngày xưa, có một lái buôn tên là Âu Minh, khi đi thuyền qua hồ Thanh Thảo, được Thủy Thần tặng cho một cô hầu gái tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà. Sự buôn bán từ ngày đó trở đi càng ngày càng phát đạt, chỉ trong vòng vài năm mà Âu Minh trở thành một nhà giàu có lớn.
 
Một hôm, vào Tết Nguyên đán, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyện làm nó sợ hãi, chui vào đống rác trốn mất.
 
Kể từ đó, việc buôn bán của Âu Minh bắt đầu thua lỗ sa sút, chẳng bao lâu thì sạt nghiệp, trở nên nghèo khổ. Người ta cho rằng, Như Nguyện là Thần tài.
 
Lúc Âu Minh nuôi Như Nguyện trong nhà thì Thần tài ủng hộ nên làm ăn phát đạt. Tới khi Như Nguyện bị đánh rồi bỏ đi thì Thần tài không còn chiếu cố Âu Minh nữa nên làm ăn sa sút, thất bại.
 
Do sự tích nầy, người ta có tục kiêng cử quét rác và hốt rác trong ba ngày Tết, sợ Thần tài không có chỗ ẩn trốn mà đi nơi khác thì việc làm ăn trong năm sẽ bị xui xẻo thất bại.
 
Đó là lý do người ta lập bàn thờ Thần tài sát nền đất hay nền gạch, không đặt cao như các bàn thờ khác, và đặt ở góc nhà hay nơi hàng hiên. 
 
Chúng ta không thể xác định được người Việt Nam thờ Thần tài vào lúc nào, bởi việc thờ Thần tài là do người Việt Nam bắt chước các Hoa kiều. Việc thờ Thần tài trong mỗi gia đình khiến cho người ta sáp nhập Thần tài vào các Thần bản gia như: Thổ địa, Ông Địa, Ông Táo. 
 
Do đó, người Tàu làm ra một tấm bài vị gộp chung các danh hiệu của các vị Thần bản gia để thờ, mà người ta thường gọi là "bài vị Thần tài", và chúng ta thấy bài vị này được thờ ở hầu hết trong các tiệm quán, nhà buôn, ở các văn phòng công ty và xí nghiệp.
 
Bài vị Thần tài được vẽ trên một tấm kiếng, nền sơn đỏ, tất cả đều là chữ Hán màu nhũ vàng, vẽ một cái cổng mà hai trụ có rồng quấn, trên cổng có tấm bảng đề "TỤ BẢO ĐƯỜNG" nghĩa là ngôi nhà có tụ lại những thứ quí báu, phía dưới có vẽ một cái TỤ BẢO BỒN là cái chậu huyền diệu chứa của báu. 

Xem thêm: 
Thần Tài có bao nhiêu vị? Văn thần tài và võ thần tài là ai, phân biệt thế nào?
Bạn có biết Thần Tài là ai? Văn Thần Tài và Võ Thần Tài là ai, cách phân biệt 2 vị Thần Tài này như thế nào không? Theo dõi nội dung sau sẽ rõ.
 
ban tho than tai, ong dia
 

2. Bàn thờ Thần Tài, ông Địa cần có những gì?

 
Khi đã lập bàn thờ Thần Tài, Ông Địa, nhà bạn phải có những vật dụng sau.
 

Tượng Thần tài, Ông Địa bằng sứ

 
Trên bàn thờ Thần tài, Ông Địa nhất định phải có tượng Thần tài, Ông Địa bằng sứ để thờ, không cần bài vị. Bạn có thể bài trí, từ ngoài nhìn vào bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa . 

Sau khi thỉnh Thần Tài, Ông Địa đặt lên bàn thờ nên dán nhãn chữ nho sau lưng bàn thờ. 
 

Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy

 
Thông thường, ở giữa Thần tài, Ông Địa người ta thường để một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
 

Bát nhang được keo cố định

 
Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định.
 
Khi mua bát hương về, gia chủ phải dùng rượu gừng tẩy uế trước khi thờ cúng. Mỗi bát hướng đều nên có cốt là gói Thất Bảo để tài lộc không bị hao hụt, nếu gia chủ cắm hương chồng chéo nhau hay chọc vào gói Thất bảo sẽ khiến bàn thờ không có linh khí. Không chỉ không hút tài lộc, sai lầm này còn khiến gia chủ làm ăn thất bát, nghèo khó cả đời.

Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên không tốt cho việc làm ăn của gia chủ. 
 
nhung do vat can co tren ban tho than tai
 

Lọ hoa tuơi như cúc, hồng, đồng tiền

 
Theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái nhìn từ ngoài vào. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền để trên bàn thờ. Tuyệt đối tránh để hoa giả, hoa khô héo.
 

Đĩa trái cây ngũ quả

 
Trái cây thờ nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Bạn có thể thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào các ngày mùng 1, rằm hàng tháng.
 

Khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất

 
Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất. Bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương , và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển.
 

Ông Cóc

 
Khi đặt ông Cóc lên bàn thờ, buổi sáng khi thắp hương gia chủ phải quay ông Cóc ra ngoài để đón lộc. Đến tối, sau khi kết thúc công việc phải quay ông Cóc vào nhà để giữ lộc, tránh thất thoát tiền của.
 

Tô sứ đẹp, đổ đầy nước và hoa tươi trải trên mặt nước

 
Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
 

Phật Di Lặc

 
Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

Minh Minh

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X