Vì sao Đức Phật có tóc còn các đệ tử thì không?
Nghĩ đến Phật giáo, chúng ta thường nghĩ tới hình ảnh "cắt tóc đi tu" tức là ai muốn trở thành Phật tử tu ở chùa đều phải xuống tóc như là một thông lệ rất đỗi bình thường. Thế nhưng khi quan sát những hình ảnh trước đây về Đức Phật ta lại thấy rõ ràng rằng Ngài có tóc.
Từ đây xuất hiện không ít những thắc mắc xung quanh về việc vì sao Đức Phật vẫn để tóc khi đi tu còn các đệ tử của Ngài thì không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta trở về lịch sử để tìm hiểu lại về cuộc đời Đức Phật sẽ thấy có nhiều tình tiết không trùng khớp với những hình ảnh mà ta thấy rất phổ biến ngoài kia.
Đức Phật từng là vị Thái tử Tất Đạt Đa có cuộc sống sung túc trong cung điện nhưng năm 29 tuổi, Ngài đã bỏ vợ con, từ bỏ Ngai vàng và quyết tìm kiếm con đường chân lý để giúp mình, giúp đời thoát khổ.
Ra khỏi thành Ca tỳ la vệ và khi qua khỏi sông A-nô-ma, Ngàu đã không ngần ngại dùng thanh gươm cạo sạch râu tóc của mình đưa cho và gởi người hầu là Xa-Nặc. Thái tử Tất Đạt Đa đã dặn ông đưa râu tóc của mình về hoàng cung trình với đức vua Tịnh Phạn rằng thái tử Tất Đạt Đa không chết. Người đang tìm con đường chân lý và sẽ có ngày trở về.
Đây là bằng chứng cho thấy Đức Phật Thích Ca đã xuống tóc khi đi tìm các cách tu phù hợp để giải thoát. Trong 6 năm tu khổ hạnh thì Thái tử không cạo tóc vì giai đoạn đó Ngài tu khổ hạnh và không bận tâm bất cứ điều gì bao gồm cả hình thể của mình.
Từ đó về sau chư tăng đệ tử của Ngài đều cạo râu, tóc mỗi tháng 2 lần theo luật định… Có thể thấy, Ngài cũng cắt tóc, cạo đầu như bao người khác, không có chuyện Ngài để tóc như mọi người vẫn nghĩ.
Hơn nữa, trong chuyện kể lại về Ngài Ưu Ba Li, một hôm Phật gọi Ưu Ba Li (vốn là thợ hớt tóc) cạo tóc cho Phật, trong lúc cạo tóc cho Phật, với oai đức vá sức định của Phật, đã khiến Ưu Ba Li đã nhập định…
Trong kinh Sanadantta, kinh Trường bộ, tập 1, khi Bà la môn Sanadanta mô tả đức Phật: “Samon Gotama cạo bỏ râu tóc xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình…”.
Trong một số kinh điển, các vị đạo sĩ Bà la môn nói đùa rằng đức Phật Thích Ca là “Sa môn đầu trọc” vốn để phân biệt khác với Sa môn Kỳ Na giáo tức là Sa môn tu hạnh không mặc áo quần và Sa môn duy vật tức là những người chủ trương vật chất là nguyên nhân đầu tiên. Cho nên biệt hiệu của ngài là “Sa môn đầu trọc”.
Vào thời đức Phật người ta gọi ngài là sa môn Gôtama, tức là tăng sĩ vô thần hay thầy tu vô thần có họ là Gôtama. Đệ tử gọi Ngài là Thích Ca Mâu Ni Phật nghĩa là bậc Giác ngộ, bậc hiền triết của nước Sakya.
6 năm tu khổ hạnh Đức Phật không quan tâm tới chuyện cắt tóc |
Tóc chỉ là sản phẩm của hình ảnh tưởng tượng
Theo khảo cổ Tượng Phật Thích ca được tìm thấy khoảng 5 trăm năm sau Phật Niết bàn. Trong suốt thời gian từ Phật thành đạo đến thế kỷ thứ nhất sau công nguyên không có hình tượng Phật nào được tìm thấy, mà chỉ là những cổ vật biểu trưng như bánh xe Pháp, cây bồ đề…
Và đó hoàn toàn là kết quả do sức tưởng tượng của các nghệ nhân làm tượng khi họ không có được một bức ảnh cụ thể nào ghi lại chính xác Đức Phật, tất cả đều từ mô tả của sách vở và họ tưởng tượng ra để phác họa lại.
Một trong 32 tướng đại nhân mà đức Phật có là tướng tóc xoắn mà theo nhân tướng học Ấn độ là biểu tượng của người thông minh. Và theo một số kinh sách, tướng tốt của Đức Phật bao gồm nhục kết và tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải nên khi tạc tượng.
Nhục kế, theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tập IV, tr.3384), là thịt xương (có sách nói búi thịt-nhục) trên đảnh của Phật nổi cao lên như búi tóc. Kinh Brahmayu (Trung bộ kinh), kinh Tướng (Trường bộ kinh) đều ghi nhận tướng tốt nhục kế nhô lên trên đỉnh đầu của Phật, biểu thị trí tuệ.
Cho nên khi vẽ tranh ảnh ngài, tướng nhục kế và tóc xoăn hình trôn ốc được khắc họa nổi bật khiến chúng ta được khắc họa nổi bật khiến chúng ta thấy như chỉ có các Tỳ kheo và Tỳ kheo ni mới cạo tóc, còn Phật thì không.
(Tổng hợp)