Vì sao con người phải luân hồi
Chúng ta thường nhắc tới luân hồi hay nhân quả như là một quy luật tự nhiên mà chúng ta chấp nhận, không thể thay đổi nhưng để tìm hiểu sâu thì dường như chưa câu trả lời nào được xem là xác đáng. Đó là lý do nhiều người vẫn đang đi tìm để trả lời câu hỏi: Ta là ai trong cuộc đời này? Ta tới đây để làm gì?
Sau đây là một số gợi ý về câu trả lời: Vì sao con người phải luân hồi? để bạn có thể tham khảo và chiêm nghiệm.
Để trả nghiệp
Hiểu về luân hồi ta sẽ biết rằng mỗi lần đầu thai chính là hoàn trả nghiệp chướng, những gì chúng ta đã gây ra từ muôn kiếp trước, đó như là món nợ có vay có trả trong cuộc đời này, dù ta có trốn tránh cũng không thể thoát được.
Theo đó, nghiệp là những hành động được tạo ra từ thân, miệng, ý của chính mình, sẽ đưa đến những quả báo tương xứng trong hiện tại và mai sau. Đó có thể là điều tốt, cũng có thể là điều xấu. Làm việc tốt được gọi là “Thiện nghiệp”, việc làm xấu được gọi là “Ác nghiệp”.
Con người trải qua nhiều kiếp luân hồi, đã làm biết bao việc tốt và việc xấu. Mỗi lần luân hồi chuyển kiếp là để cân bằng giữa đức và nghiệp, ai cũng đều phải chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.
Quy luật nhân quả song hành cùng luân hồi luôn công bằng với tất cả các sinh mệnh, căn cứ vào “Thiện nghiệp” và “Ác nghiệp” của bản thân mỗi người mà an bài cho họ cái gọi là số mệnh.
Tu luyện để trở thành thần
Có quan niệm cho rằng chúng ta đang ở kiếp người này để học tập những gì mình còn đang thiếu sót, con người sinh ra chính là để tu luyện, để nâng cao tầng thứ của nguyên thần, để sau nhiều đời, nhiều kiếp tu luyện ta lại được trở về cõi trời.
Con người chính là các vị thần ở trên trời bị giáng hạ xuống trần thế, những vị thần sau một thời gian sẽ phải trở lại làm con người để học lại những gì họ đã quên. Người ta nên trở về lại nơi nguyên thủy của mình, để trong sáng như một tờ giấy và bắt đầu tự tô vẽ lên cuộc đời của mình.
Vì sao con người phải luân hồi hết lần này đến lần khác không ngừng? Câu trả lời là bản thân ta tu luyện chưa đủ, cứ như một trò game ta chưa thắng thì chưa thể qua màn.
Do ta chưa tu luyện được nên có khi phải quay về màn đầu, trở về với bản tính thuần thiện trong trẻo mà mỗi chúng ta đều đã từng có để bắt đầu lại hành trình, phải tiếp tục lăn trôi trong lục đạo luân hồi.
Mỗi lần luân hồi ký ức có hoàn toàn biến mất?
Chính Đức Phật Thích Ca khi đang trên đường tìm đạo cũng không hề biết tiền kiếp của mình, mãi đến khi chứng ngộ đạo pháp mới thấy rõ được mình từng là ai trong muôn vàn kiếp trước, thấy được cả những gì mình làm được và chưa làm được, thậm chí là cả những sai sót xưa kia.
Chỉ khi Ngài đắc được Túc Mệnh thông và Thiên Nhãn thông mới nhớ lại được hàng ngàn tiền kiếp chuyển hóa trong tâm trí như một cuộn phim quay ngược dòng thời gian.
Điều này xảy ra cũng tuân theo quy luật tự nhiên của cuộc sống với mục tiêu mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn cho loài người. Thực tế là mọi thứ sẽ dễ bị xáo trộn khi con người biết được rõ ràng mỗi kiếp của mình.
Theo góc nhìn khoa học, nhà nghiên cứu nổi danh về vấn đề này là Hidtoring Tan thì trí nhớ được giữ lại trong những phân tử protein của tế bào não. Nếu có một năng lực nào làm khởi động các phân tử ấy thì các ký ức sẽ được phục hồi rõ nét.
Từ lâu phương pháp thôi miên được áp dụng để làm khơi dậy những hình ảnh của quá khứ ấn nhập trong những vùng sâu thẳm của bộ não được xem là tiềm thức.
Thực tế chỉ ra rằng, qua giấc mơ nhiều người đã quay về thời kỳ ấu thơ của mình rất rõ ràng tự nhiên như đang xem qua một cuốn phim đủ màu sắc sinh động, điều này cho thấy ở trong bộ não đã có những vùng giữ lại ký ức của mọi việc đã xảy ra từ lúc con người sinh ra.
(Tổng hợp)