1. Ý nghĩa các vật phẩm cúng dường Phật
Cúng dường hoa - Tu "Nhân"
Hoa là đại biểu cho nhân, ở định luật nhân quả vì có hoa rồi mới có quả. Thế gian hay Phật pháp đều không rời luật nhân quả.
Dâng hoa cúng dường Tam bảo chính là cơ hội để mình học từ hoa những bài học vô thường, hương thơm đức hạnh, khéo nói thì phải khéo làm… Từ việc dâng hoa cúng dường thường ngày, nếu khéo tác ý thì việc cúng dường ấy cũng trở thành một pháp tu thiết thực, mang đến an lạc cho hàng Phật tử.
Hãy học những hạnh lành của các ngài để noi theo tu tập. Tu phải hành, cũng giống như nói là phải làm, chứ nói mà không làm thì lời nói vô dụng, không đem đến kết quả hay lợi ích chi cả, ví như hoa có sắc nhưng chẳng có hương thơm.
Cho nên cúng hoa là đại biểu cho việc tu nhân, chúng ta phải nhớ đến việc tu nhân thiện, tương lai sẽ được quả báo thiện.
Cúng dường quả - Kết "Quả" từ tu hoa
Quả là đại biểu cho quả báo, là điều mà chúng ta mong cầu. Muốn có quả tốt chúng ta phải biết tu trồng hoa tốt. Trong Phật pháp Đại thừa, hoa được hiểu là đại biểu cho lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.
Phật dạy: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Hiện nay, ngoài xã hội có rất nhiều loại bệnh kỳ lạ, những cuộc xảy bất hòa, chiến tranh đều do bởi cửa miệng mà ra.
Thắp hương - Truyền tín hiệu linh thiêng
Hương hay nhang cũng là một biểu hiện của Phật pháp. Đốt nhang là phương pháp nhắc nhở chúng ta học tập, nghĩ đến việc tu giới, tu định, tu tuệ.
Ý nghĩa người Việt Nam thường thắp ba nén hương như sau: Ba nén nhang thể hiện ý nghĩa là Tâm nhang (lòng thành), Giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và Định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).
Ba loại hương này thuộc năm phần pháp thân cùng hai loại nữa là giải thoát và giải thoát tri kiến hương. Cho nên dùng phương pháp cúng dường là để tự nhắc nhở mình tu học giới, định và tuệ.
Cúng đèn (nến, dầu) - Dùng thân làm tấm gương sáng
Đèn là ý tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ. Thời xưa thường dùng đèn dầu, đèn cầy, ý nghĩa của nó vô cùng thâm sâu.
Đèn giúp tịnh nghiệp vô minh, đặc biệt là xua tan bóng tối cõi trung ấm, đặc biệt cho người đang trong giai đoạn cận tử, 49 ngày sau khi chết.
Nhất là đèn dầu, ngọn đèn ấy là ngọn đèn của chính mình, chiếu sáng cho tha nhân. Đó là phương pháp dạy chúng ta cầu trí tuệ, xả mình vì người, lấy trí tuệ, năng lực của chính mình mà phục vụ cho xã hội. Trợ giúp cho tất cả chúng sinh mà không cầu đền đáp, đó là phương pháp Phật dạy chúng ta.
6. Cúng nước - Tâm thanh tịnh
Nước trong là tượng trưng cho tâm thanh tịnh, bình đẳng. Cho nên, mỗi khi nhìn ly nước, chúng ta sẽ nhớ đến tâm chân thật, thanh tịnh, bình đẳng, vì vậy mới nói nước là vật phẩm cúng dường Phật quan trọng.
Chỉ cần nước sạch sẽ tinh khiết. Có thể đun sôi để nguội hoặc nước mưa, nước giếng, nước lọc đều được, không cúng nước nóng.
Đa số những người đốt thân thể cúng dường chư Phật tin rằng đó là sự cúng dường giá trị tâm linh cao lớn nhất không phải dễ dàng làm được nhưng mang lại hạnh
2. Cúng dường Phật bằng tâm sáng
Chúng ta phải hiểu rằng cúng dường là để tâm ta thanh tịnh, là ta được nhắc nhở về những bài học của Phật, Bồ Tát vì các Ngài không cần những thứ kể trên và ý nghĩa các vật phẩm cúng dường là trong con mắt người thường nhằm nhắc nhở bản thân noi gương Phật và Bồ Tát về cách sống, lối tu tập.
Chư Phật và Bồ tát có năng lực rất lớn, trí tuệ cao sâu vậy mà cũng không thể thay đổi được luật nhân quả, Phật và Bồ tát không thể giúp chúng ta thăng quan phát tài, chỉ có thể dạy chúng ta phương pháp tu học. Chúng ta nếu hiểu được rồi nương theo đó mà tu học.
Tất cả mọi trạng thái tâm lý này rất quen thuộc với chúng ta, mặc dù đã cúng dường nhưng vẫn tiếp tục giữ làm của mình, không xả được tâm lý tiếc lẫn. Chính tâm lý tiếc lẫn này sẽ khiến công đức bị chiết giảm trầm trọng, thậm chí không còn công đức gì lại còn tạo thêm ác nghiệp..
"Nhân chi sơ tính bản thiện" nhưng chúng ta do vô minh nên có vọng tưởng, chấp trước và phân biệt. Chính nguyên nhân này mà hàng ngày chúng ta dễ nổi sân hận, hân biệt, vọng tưởng và chấp trước, thương ghét, giận hờn.
Phật, Bồ tát không thể nào thay đổi quy luật tự nhiên, chính chúng ta đã gieo nhân bố thí, khi nhân duyên đến giai đoạn chín mùi, tự nhiên chúng ta có thể phát tài mà chẳng phải do Phật, Bồ tát hay thiên thần linh hiển.
Vì thế, cúng dường là điều tốt nhưng cẩn thận kẻo bị khác lừa bởi những kẻ tham lam, nên hiểu đơn giản cúng dường Phật và Bồ tát chỉ là một pháp tượng trưng, không phải là nhu cầu.